intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

 Kỹ thuật nuôi cá Lóc thương phẩm

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

165
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thức ăn và cách cho cá ăn : Thức ăn cho cá lóc bao gồm thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Trong quá trình nuôi có thể tập cho cá thức ăn chế biến từ các nguồn nguyên liệu như cá tạp , tấm, cám... nhưng phải đảm bảo hàm lượng đạm 20%. Thức ăn được cắt nhỏ cho vừa cỡ miệng cá hoặc xay nhuyễn rồi cho vào sàng ăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text:  Kỹ thuật nuôi cá Lóc thương phẩm

  1. 1  2  3  4  Kỹ thuật nuôi cá Lóc 5  thương phẩm 6 
  2. 1  1.1 Phân bố 2  Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, sông… Cá thích nghi 3  được cả trong môi trường nước đục, tù, nước lợ. 4  1.2 Dinh dưỡng 5  Cá Lóc là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Cá thường hoạt động bắt mồi ở 6  tầng nước mặt, cá có đặc tính rình mồi và đuổi bắt. Mùa đông khi thời tiết 7  lạnh cá hoạt động ở tầng nước sâu hơn. 8  1.3 Sinh trưởng 9  Về tốc độ tăng trưởng: Nếu nuôi cá lóc từ cở 5 – 7cm sau 12 tháng nuôi cá đạt 10  trọng lượng từ 500 – 700 g/con. Cá lớn nhanh từ 4 – 5 tháng tuổi (khi cá đạt 11  được 100 g/con) lúc này cá ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn 12  nhanh vào mùa Xuân – Hè, đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước 13  vào mùa sinh sản (đầu mùa mưa). 14  1.4 Sinh sản 15  - Cá lóc 1 năm tuổi bắt đầu tham gia sinh sản, mùa vụ sinh sản từ tháng 4 – 8, 16  tập trung vào tháng 4 – 5. Cá thường đẻ vào sáng sớm (sau những trận mưa 17  rào một hai ngày). 18  - Cá lóc đẻ trứng ở gần bờ, ở chỗ có nhiều rong cỏ cá cái dùng cỏ làm ổ, sau 19  đó cá cái và cá đực kéo đến đẻ trứng và thụ tinh ở đây. Ðẻ xong cả con đực và 20  cái không rời khỏi ổ mà nằm phục dưới đáy bảo vệ trứng cho đến khi nở
  3. 1  thành con mới rời ổ và dẫn đàn con đi kiếm ăn, lúc này cá bố mẹ ăn thịt cá 2  con của những đàn cá khác, cho nên đến mùa sinh sản sáng sớm thăm ao hễ 3  phát hiện thấy có cá con là vớt mang sang ao khác. 4  II. Kỹ thuật nuôi cá lóc 5  2.1 Ương cá giống trong ao đất 6  - Diện tích ao ương: Từ 100 – 300m2, ao sâu 1 – 1,2m. 7  - Mật độ ương từ 300 – 500con/m2. 8  - Chuẩn bị ao ương theo các bước sau: 9  + Dọn sạch cỏ và vệ sinh bờ ao 10  + Tát cạn và sên vét sạch bùn đáy ao 11  + Phơi đáy ao 2 – 3 ngày (chú ý: nếu ao xây dựng trên vùng đất phèn không 12  được phơi lâu). 13  + Dùng vôi với liều lượng 7 – 15kg/100m2 để cải tạo phèn. 14  + Cấp nước vào ao khoảng 0,8 – 1m, nước cấp phải lọc qua lưới dày để tránh 15  cá tạp vào ao. Tiến hành gây màu nước. 16  + Sau 3 – 5 ngày nước có màu xanh đọt chuối thì tiến hành thả cá. Có thể bổ 17  sung thêm 100 – 200g trứng nước/10.000 cá bột/ngày. Sau một tuần cho cá ăn 18  thêm trùng chỉ với lượng 1 – 1,5kg/10.000 cá. Từ ngày thứ 10 trở đi ta có thể 19  tập cho cá ăn thức ăn tươi sống xay nhuyễn (cá tạp, ốc bưu vàng, tép…).
  4. 1  2  - Trong thời gian ương cần phải cho cá ăn đều và đủ, tránh cho ăn dư thừa 3  làm ô nhiễm môi trường ao ương dễ gây bệnh cho cá. Định kỳ lọc bỏ cá nhỏ, 4  chọn cá lớn ương tiếp. Sau 2 tháng ương cá đạt 9 – 12cm (khoảng 20g) có thể 5  bán giống hoặc chuyển qua nuôi cá thương phẩm. 6  2.2 Nuôi cá thương phẩm trong vèo 7  2.2.1 Mùa vụ nuôi 8  - Trước đây do nguồn cá giống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên mùa vụ nuôi 9  phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết hàng năm. Thông thường vụ nuôi tập 10  trung từ tháng 5 – 9, trong đó tập trung nhiều nhất vào tháng 7 – 8. 11  - Hiện nay cá được cho sinh sản nhân tạo nên người nuôi có thể chọn nuôi cá 12  quanh năm. Tuy nhiên mùa vụ nuôi tập trung chủ yếu vào mùa mưa và mùa 13  nước nổi nhằm tận dụng nguồn thức ăn cá tạp, ốc bưu vàng. 14  2.2.2 Thiết kế và cách đặt vèo 15  - Lưới làm vèo được chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước mắt lưới 2,5cm, lưới có 16  màu xanh rêu (lưới Thái).
  5. 1  - Vèo được làm theo hình vuông hoặc hình chữ nhật. Kích thước vèo tùy 2  thuộc vào điều kiện hộ nuôi. Kích thước vèo: 5x3x2 hoặc 4x2x2 hoặc 3x2x2. 3  - Vèo được đặt cách đáy ao tối thiểu 50cm, không nên để sát đáy ao vì chất 4  thải và thức ăn thừa sẽ tích tụ sẽ gây ô nhiễm vèo nuôi. Vèo nuôi phải được 5  đặt xa bờ để tránh mèo, chuột làm rách vèo. Vèo phải làm nắp đậy để tránh 6  cho cá thoát ra ngoài. 7  2.2.3 Chọn giống và mật độ thả nuôi 8  - Cá lóc là loài cá dữ, sự cạnh tranh thức ăn rất cao dẫn đến phân đàn mạnh và 9  sát hại lẫn nhau. Nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước, khỏe 10  mạnh, không bị xây xát, dị tật và thả với mật độ hợp lý là hết sức quan trọng 11  và quyết định năng suất sau này. 12  - Mật độ thả nuôi: 50 – 100 con/m2, cỡ giống 9 – 12cm (khoảng 10 – 13  20g/con). 14  2.2.4 Thức ăn và cách cho ăn 15  - Thức ăn cho cá lóc bao gồm thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Trong 16  quá trình nuôi có thể tập cho cá ăn thức ăn chế biến từ các nguồn nguyên liệu 17  như: cá tạp, tấm, cám… nhưng phải đảm bảo hàm lượng đạm > 20%. 18  - Thức ăn được cắt nhỏ cho vừa cỡ miệng cá hoặc được xay nhuyễn rồi cho 19  vào sàng ăn. 20  - Có thể chế biến thức ăn và khẩu phần ăn theo bảng sau:
  6. 1  2  3  2.2.5 Chăm sóc và quản lý 4  - Hoạt động chăm sóc sức khỏe cá và quản lý môi trường nuôi cá cần phải 5  thực hiện thường xuyên trong suốt vụ nuôi. 6  - Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thích hợp từ 28 – 32 độ C. 7  - pH: pH nuôi cá lóc có thể dao động từ 6,5 – 8. Không nên để pH nước vượt 8  quá 9 sẽ rất độc cho cá. 9  - Oxy hòa tan: Nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi cá lóc > 3ppm. Không nên 10  để hàm lượng oxy dưới 2ppm, cá sẽ giảm ăn, chậm lớn. 11  - Hàng ngày quan sát hoạt động, khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng 12  thức ăn cho phù hợp. 13  - Thường xuyên kiểm tra cá phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp xử lý 14  hiệu quả.
  7. 1  - Có thể sử dụng BKC hoặc thuốc tím định kỳ 15 ngày một lần với liều 0,5 2  ppm (500g/ 1000 m3) trong suốt thời gian nuôi để phòng và trị một số bệnh kí 3  sinh trên cá. 4  - Định kỳ thay nước cho ao nuôi (nếu vèo đặt trong ao). 5  - Thường xuyên kiểm tra vèo nuôi cá (hệ thống dây giăng, lưới…). Thường 6  xuyên vệ sinh lưới vèo tránh rong rêu bám nhiều làm kí sinh trùng phát triển 7  mạnh gây ảnh hưởng đến cá nuôi. 8  2.2.6 Thu hoạch 9  - Cá nuôi sau 4 – 5 tháng có thể đạt kích cỡ 500 – 1.000g/con, trung bình 10  700g/con. 11  - Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày không nên cho cá ăn nhằm hạn chế cá chết 12  trong quá trình vận chuyển. 13  - Khi thu hoạch nên dùng vợt để xúc cá, các dụng cụ dùng để chứa đựng cá 14  phải nhẵn hạn chế cá bị sây sát. 15  - Sau khi thu hoạch dùng ghe đục hoặc thùng chứa để vận chuyển cá đến nơi 16  tiêu thụ. 17 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0