intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Nghệ thuật”... bỏ việc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

161
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn vừa tìm được công việc mới tốt hơn, và đang có ý định nhảy việc. Bạn có biết rằng nghỉ việc cũng cần có “nghệ thuật” không? Làm sao để vừa nghỉ việc một cách nhẹ nhàng, vừa không gây ấn tượng xấu với người ở lại là cả một vấn đề. Bạn có biết rằng nghỉ việc cũng cần có “nghệ thuật” không? (Ảnh minh hoạ) 1. Giữ kín những điều mình không hài lòng về công ty Có hàng tá lý do khiến bạn muốn nghỉ việc, và trong số đó có lẽ có cả lý do bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Nghệ thuật”... bỏ việc

  1. “Nghệ thuật”... bỏ việc Bạn vừa tìm được công việc mới tốt hơn, và đang có ý định nhảy việc. Bạn có biết rằng nghỉ việc cũng cần có “nghệ thuật” không? Làm sao để vừa nghỉ việc một cách nhẹ nhàng, vừa không gây ấn tượng xấu với người ở lại là cả một vấn đề. Bạn có biết rằng nghỉ việc cũng cần có “nghệ thuật” không? (Ảnh minh hoạ) 1. Giữ kín những điều mình không hài lòng về công ty Có hàng tá lý do khiến bạn muốn nghỉ việc, và trong số đó có lẽ có cả lý do bạn rất không hài lòng về một số vấn đề của công ty. Bạn cho rằng đã đến lúc mình đi, vậy mình muốn nói gì cũng được sao? Tuyệt đối bạn không nên làm như vậy. Những điều bạn nghĩ chưa tốt về công ty có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người ở lại, hoặc có thể khiến người khác nghĩ sai về bạn. Hãy giữ kín những điều mình chưa hài lòng, đó là cách rất tốt để bạn giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của mình trong mắt sếp và đồng nghiệp cũ.
  2. 2. Không tiết lộ thông tin về công việc mới Bạn đang rất hào hứng phấn khởi với công việc bạn vừa tìm được phải không? Bạn đang muốn chia sẻ niềm vui đó với mọi người? Hãy để niềm vui đó được nhân đôi với những người thân yêu nhất của bạn chứ không phải là đồng nghiệp hiện tại. Nếu đồng nghiệp không giữ kín chuyện cho bạn mà lại bàn tán xôn xao trong công ty khi bạn chưa rời khỏi công ty thì thực không hay chút nào, đặc biệt lại đến tai sếp thì sao? Sếp sẽ đánh giá về bạn thế nào? 3. Không tiết lộ việc chuyển công ty Hãy giữ kín việc bạn có ý định chuyển việc đến phút chót, vì trong thời gian chuẩn bị nghỉ việc, biết đâu bạn lại thay đổi ý định và muốn ở lại thì sao? Ngoài ra, nếu giữ kín việc chuyển công ty, bạn còn tránh được rất nhiều điều phiền toái có thể xảy ra xung quanh việc này. Đến lúc phải gửi đơn xin nghỉ việc, hãy gửi đúng người nhận, không nên để mọi người “xì xào” bàn ra tán vào về chuyện riêng của bạn. Chỉ đến khi nào cầm tờ quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trên tay, bạn hãy nói lời tạm biệt đồng nghiệp của mình.
  3. Hãy giữ kín những điều mình chưa hài lòng, đó là cách rất tốt để bạn giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của mình trong mắt sếp và đồng nghiệp cũ (Ảnh minh hoạ) 4. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định của công ty Bạn có ý định nghỉ việc, và bạn tự cho mình quyền muốn đến muộn về sớm và muốn làm việc hay không thì tùy thích ư? Những quy định chung của công ty thì bạn vẫn nên chấp hành cho đến khi nào bạn không còn làm ở đó nữa. Bạn nên làm việc chăm chỉ đến tận những ngày cuối cùng và hãy bàn giao công việc cũng như
  4. các giấy tờ liên quan một cách sòng phẳng, đúng quy định. Nếu bạn nghiêm túc làm được những điều đó, thì khi bạn đi rồi, bạn vẫn để lại dư âm tốt đẹp cho những người ở lại. Không làm cùng họ nữa, không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ gặp lại họ, hãy để họ nhìn bạn với ánh mắt tôn trọng và ngưỡng mộ. 5. Lý do nghỉ việc thuyết phục Cho dù lý chính khiến bạn phải chuyển việc là những chính sách bất hợp lý của công ty hay tính cách khó ưa của sếp… nhưng đừng dại dột nói thẳng những điều đó ra, sự thật thường hay mất lòng. Hãy tìm một lý do nhẹ nhàng và thuyết phục nhất để “trình” lên sếp, để “tâm sự” với đồng nghiệp nếu ai đó có hỏi lý do vì sao. Có nhiều lý do để bạn lựa chọn: Muốn nghỉ ngơi một thời gian, muốn chuyển đến nơi gần nhà, muốn làm công việc nhàn hạ hơn để chăm sóc gia đình… Lý do bạn đưa ra nên tránh “đụng chạm” một cách tối đa thì sẽ tốt hơn rất nhiều. 6. Yêu cầu thanh toán các khoản chi phí trước khi rời công ty Bạn còn đang e ngại khi đề nghị công ty thanh toán cho mình những khoản lương, thưởng ưu đãi… chính đáng mà bạn được hưởng? Bạn nên lên tiếng với phòng hành chính nhân sự, kế toán… thanh toán cho bạn những khoản ấy, trước khi rời công ty. Vì như thế vừa đảm bảo tiết kiệm thời gian bạn không phải đi lại nhiều, vừa thuận tiện vì bạn còn ở đó… 7. Viết thư và chào tạm biệt một cách lịch sự Hãy viết một lá thư thật ngắn gọn, lịch sự và chân thành, gửi đến sếp và các đồng nghiệp vừa để chào tạm biệt mọi người, vừa để cảm ơn và thể hiện sự tôn trọng chân thành nhất của bạn dành cho họ. Sẽ khó có ai có thể trách móc được bạn ở điểm gì nếu bạn cư xử một cách lịch sự và nhã nhặn như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2