intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng giao tiếp"Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật"

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

857
lượt xem
208
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây có một thuật ngữ tâm lý học được mọi người chú ý: Nghe hết mình. Để hiểu thấu người thứ hai, rất cần phải huy động toàn bộ sự chú ý, sự nhạy cảm, trí thông minh và hiểu biết của mình vào việc nghe. Năng lực thấu hiểu người khác và hiểu rõ bản thân mình là hai thứ có liên quan mật thiết với nhau. Khi cái này lấn át cái kia, cái thứ hai sẽ được bổ sung. Nhà văn Nga vĩ đại Lev Tolxtoi đã từng khuyến khích mọi người tận dụng một cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng giao tiếp"Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật"

  1. Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật Gần đây có một thuật ngữ tâm lý học được mọi người chú ý: Nghe hết mình. Để hiểu thấu người thứ hai, rất cần phải huy động toàn bộ sự chú ý, sự nhạy cảm, trí thông minh và hiểu biết của mình vào việc nghe. Năng lực thấu hiểu người khác và hiểu rõ bản thân mình là hai thứ có liên quan mật thiết với nhau. Khi cái này lấn át cái kia, cái thứ hai sẽ được bổ sung. Nhà văn Nga vĩ đại Lev Tolxtoi đã từng khuyến khích mọi người tận dụng một cách có ý thức sự phụ thuộc lẫn nhau này khi ông viết: “Sống giữa mọi người, bạn đừng quên những gì bạn đã nhận thức được trong cảnh cô đơn. Trong cô đơn, bạn hãy nghĩ đến điều bạn đã nhận thức được khi tiếp xúc với mọi người”. Cho nên để hiểu người khác thấu đáo hơn, cần phải nhớ lại tình huống từ chính kinh nghiệm bản thân khi chúng ta cảm thấy mình được những người khác hiểu rõ, hay nói chính xác hơn: Khi chúng ta được người thứ hai hiểu mình. Bởi vì sự hiểu biết thấu đáo nhất chỉ có thể xuất hiện trong mối quan hệ giữa hai cá nhân, giữa Tôi và Bạn. Bởi vì chỉ khi đó sự tập trung trọn vẹn của người này dành cho người kia mới
  2. có thể diễn ra, sự chú ý cao nhất của một người dành cho người thứ hai khi ở đỉnh cao mới cho phép nhận ra toàn bộ sự thật về người đó, bất kể sự thật đó liên quan đến cái gì. Và đó là điều kiện tiên quyết cho dù điều kiện đó rất khó đáp ứng. Ở một trong số những cuốn sách của mình, tác giả Stephen Covey đã viết rằng chúng ta phải trải qua một số nợ tháng để học đọc và học viết, một số năm tháng để học đọc và học viết, một số năm tháng học để học nói. Nhưng chẳng ai dạy chúng ta phải nghe như thế nào. Kết quả à chúng ta thường chỉ nghe để điều chỉ mình nội dung nghe được. ay nói cách khác, chúng ta lọc lấy những gì chúng ta nghe thông qua lý lịch bản thân mình - tức là chúng ta đánh giá hay phân tích mọi cái phù hợp với quan điểm của mình để từ khoảng cách đó chúng ta đưa ra ý kiến và đưa ra lời khuyên nhủ. Mà nói chung quan sát của chúng ta, nhận thức của chúng ta và sự hiểu biết của chúng ta về cái địa hạt có tên là người thứ hai kia thường xuyên bị bó gọn trong cái chân trời của bạn thân chúng ta. Và cũng nói chung chúng ta chỉ hay tập trung vào chuyện làm thế nào để người khác hiểu rõ chúng ta, cho nên chúng ta đành cố gắng chủ yếu vào việc truyền đạt ý mình, thể hiện ý mình bằng suy nghĩ từ trước khi người thứ hai nói hết câu. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục những hạn chế do tính ích kỷ bẩm sinh tạo ra? ông Covey đã nói đến sự lắng nghe mang tính chia sẻ và nguyên tắc: “Bạn hãy cố gắng thấu hiểu người khác để sau đó bạn được người thứ hai thấu hiểu mình”. Dành sự ưu tiên cho việc thấu hiểu người thứ hai sẽ tạo những điều kiện tốt cho việc lắng nghe mang tính chia sẻ - tức là đặt sang một bên thế giới của mình để bước vào thế giới của người thứ hai, với mục đích nhận thức rõ và thấu hiểu nó, không cần áp dụng cách đo đếm của mình. Hạt nhân của sự chia sẻ là cộng đồng tình cảm. Đây chính là địa điểm để tất cả chúng ta gặp nhau và nhận ra nhau. Chúng ta có thể suy nghĩ khác nhau, có những niềm tin, kinh nghiệm và mục tiêu khác nhau, nhưng chúng ta trải nghiệm nỗi đau, nỗi tức giận, niềm vui, tình yêu, sự xấu hổ, sự xúc phạm hay nỗi sợ hãi như nhau. Nếu đi sâu được vào tâm hồn, tình cảm của người thứ hai, chúng ta nhận ra trong con người đó chính bản thân
  3. mình và chúng ta sẽ tìm ra được sợi chỉ của sự hiểu biết nối hai người lại, ngay cả trong những hoàn cảnh rất khó khăn. Sự chia sẻ không nhất thiết phải là sự thừa nhận. Nó đi theo hướng tiếp nhận cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của người thứ hai - để hiểu thấu người đó hơn. Nó cho phép thấu hiểu cho dù có sự phân chia hoặc cảnh báo trước. Lắng nghe mang tính chia sẻ, thậm chí trong trường hợp chúng ta đặt giả thiết rằng chúng ta có đủ khả năng làm việc này, đó vẫn là một việc làm đây khó khăn và cái khó khăn diễn ra hàng ngày, ít nhất xuất phát từ lý do là có quá nhiều những tác động gây cản trở việc tập trung chú ý cao độ. Nhưng nó đặc biệt khó còn bởi vì sự chú ý kia trước hết liên quan đến bản thân chúng ta - nó đòi hỏi một sự nỗ lực có ý thức để làm trong sạch cái không gian mang tính tâm lý học, để có thể tiếp nhận cái mà người thứ hai nói một cách hết mình. Cố gắng đó có nghĩa ít nhất là ở phần đầu câu chuyện, là chúng ta, người nghe, phải biết kiềm chế những phản ứng quá sớm, những phản ứng đã trở thành cố tật của mình. Để có thể trả lời mệt cách phù hợp điều đang xảy ra ở trong lòng con người thứ hai kia, trước hết chúng ta cần phải đặt mình vào tổng thể tình cảnh của người đó để thấy được toàn bộ sự phức tạp của vấn đề, để “nghe rõ” những tình cảm thường là ẩn giấu rất kỹ trong anh ta. Lắng nghe mang tính chia sẽ cũng đòi hỏi thể hiện sự tôn trọng thông qua việc bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho các cuộc chuyện trò, những điều kiện cho phép người đối thoại tách mình khỏi môi trường xung quanh và giữ lại những gì phục vụ cho việc dành trọn vẹn sự chú ý của người đối thoại. Cũng cần phải khái quát đặc điểm tình hình, trong đó chúng ta cảm thấy mình được người khác thấu hiểu, bởi vì điều này cho phép chúng ta tỉnh táo đầu óc để đừng bắt người thân của mình phải chịu cái mà bản thân chúng ta cũng cảm thấy khó chịu.
  4. Những điều kiện để lắng nghe mang tính chia sẻ không phải dễ dàng đáp ứng. Nhưng cũng cần phải rèn luyện trong những tình huống đối với chúng ta là quan trọng hay khó khăn, cần phải dựa vào những điều kiện đó trong quan hệ với người ruột thịt và bạn bè. Một số người cứ sợ rằng lắng nghe mang tính chia sẻ có thể trở thành gánh nặng quá sức, thành nguy cơ phải gánh vác trách nhiệm của người thứ hai. Chuyện đó cũng có thể xảy ra khi giới hạn của người nghe là rất mong manh. Nhưng cốt lõi của sự chia sẻ không phải là sự đồng nhất minh, mà là cái thái độ có thể gọi tên bằng khái niệm về sự đoàn kết giữa con người với con người. Hiểu người khác cũng có thể là sự đi sâu dựa trên một mô hình phân tích phát ngôn rất có tác dụng thiết thực do Friedemann Schulz von Thun soạn thảo ra. Theo mô hình phân tích này, mỗi phát ngôn, cho dù là phát ngôn ngắn gọn nhất, đều chứa đựng trọn gói thông tin có xuất phát điểm từ bốn cấp độ sau: Cấp độ nội dung (thông tin ở cấp độ từ ngữ), cấp độ hé lộ bản thân (điều tôi nói thông qua thái độ của mình về cái tôi đang trải nghiệm - chẳng hạn như những tình cảm đang đồng hành cùng tôi), cấp độ quan hệ (quan hệ của tôi với người đang đối thoại với tôi như thế nào, quan hệ giữa hai chúng tôi ra sao) và cấp độ lời kêu gọi (tôi muốn khuyến khích
  5. người đối thoại với mình làm gì, tôi muốn gây ảnh hưởng gì đến người đó) Von Thun khẳng định rằng đọc được phát ngôn (đây có thể chỉ là một câu, thậm chí một từ) dựa trên các cấp độ vừa kể trên, sẽ làm gia tăng khả năng thấu hiểu điều người thứ hai nói với ta. Nó cũng cho khả năng đưa ra câu trả lời phù hợp. Sự chính xác trong cách phân ích phát ngôn - có thể gọi đó là sự mở rộng một bức tranh - sẽ làm gia tăng khả năng tạo ra những phát ngôn của chính mình mang tính cởi mở, đầy đủ và chặt chẽ. Giá trị của mô hình kể trên càng lớn hơn khi nó cho phép nắm bắt những sự lệch chuẩn cơ bản khi tiếp nhận. Bởi vì thực tế cho thấy là mỗi người chúng ta đều có “cái tai” phát triển theo hướng khác nhau để nghe những người khác nhau và những tình huống khác nhau và chính cái tai đó quyết định phản ứng của chúng ta trước điều chúng ta nghe được. Chúng ta hãy hình dung một tình huống như thế này: Anh chồng đi làm về, vừa bước vào nhà anh đã nhăn mặt nói ngay: “Các loại giầy dép có nhất thiết phải vứt lung tung giữa lối đi như thế này không?” Cấp độ nội dung là rất rõ ràng - được thể hiện bằng câu hỏi. Còn trên cấp độ hé lộ bản thân, có thể đọc được tình cảm tức tối chẳng hạn: “Tôi đi làm về người đã mệt mỏi rã rời, thế mà ngay lập tức phải chứng kiến cảnh các thứ lung tung, bừa bãi trong nhà, điều này làm tôi thêm tức bực”. Còn ở cấp độ quan hệ, có thể nhận ra sự trách móc của người chồng đối với vợ: “Cô không quan tâm đến tôi, không quan tâm đến cửa nhà, cô là người đàn bà sống bừa bãi”, còn trên cấp độ kêu gọi thì xuất hiện thông báo: “Tôi muốn ai đó sắp xếp lại cho ngăn nắp mọi thứ trong nhà”.Nếu người vợ chú ý đến cấp độ nội dung, chị ta sẽ trả lời chồng : “Các thứ không nhất thiết phải vứt bừa bãi ra như thế này” và cũng có thể: “Em sẽ sắp xếp lại gọn gàng ngay bây giờ đây”. Nếu chị vợ có cái tai phát triển theo hướng hé lộ bản thân, chị sẽ khẳng định: “Hôm nay chắc anh đã có một ngày làm việc căng thẳng. Anh đừng tức giận nữa, em sẽ dọn ngay đây”. Nhưng nếu là người có đôi tai nhạy cảm trong quan hệ, chị ta sẽ nói: “Anh lúc nào cũng chỉ biết trách móc người khác là giỏi. Anh tưởng cứ ở nhà (hoặc đi làm về sớm) là em không phải làm gì hay sao. Anh thích gọn gàng, ngăn
  6. nắp thì anh đi mà làm. Ngược lại, một người vợ có đôi tai phát triển theo hướng nhạy cảm với lời kêu gọi, chị ta sẽ lập tức phản ứng như thế này: “Thôi mà, em dọn ngay đây” và lao ngay vào chuyện dọn dẹp. Không khó hình dung là loại tai nào chiếm ưu thế thì cuộc đối thoại sẽ phát triển theo hướng nào trong tình huống vừa nêu. Người có khả năng đọc được tất cả những thông báo sẽ chỉ quan tâm đến những cái người đó cho là quan trọng nhất trong tình huống này. Chẳng hạn người đó sẽ nói: “Tất nhiên là giầy dép không nhất thiết phải vứt bừa bãi như thế này. Em sẽ dọn ngay đây. Nhưng có thật là chuyện giầy dép làm anh bực mình hay ở cơ quan đã xảy ra chuyện không hay?” hoặc “Em sẽ dọn dẹp ngay đây, nhưng em lấy làm tiếc là anh đã không nói thẳng ra chuyện đáng nói ra. Em cảm thấy anh đang tức bực điêu gì, nhưng em không biết liệu điều đó có thực sự chỉ là chuyện mấy đôi giầy hay không. Anh có thể nói rõ hơn cho em biết điều này?”. Khi nghe ai đó nói, thường thì sự chú ý nhiều nhất chúng ta dành cho cấp độ nội dung, nghĩa là dành cho ngôn từ. Nhưng ngay cả trong trường hợp nêu trên, mặc dù chúng ta đối mặt với một sự việc rất cụ thể, vẫn dễ dàng có sự hiểu lầm. Bởi vì những người khác nhau có thể tiếp nhận khác nhau và hiểu khác nhau các thông tin như nhau. Để tạo thuận lợi cho mình, chúng ta có thể sử dụng phương thức nhắc lại bằng lời của mình điều người thứ hai đã nói và kiểm tra lại chúng - nghĩa là tóm tắt một đoạn giải thích dài dòng và nhấn mạnh nội dung cơ bản nhất. Phương thức này phục vụ cho việc kiểm tra cách hiểu của mình và phục vụ cho việc người đối thoại với mình chỉnh sửa lại. Nó thường được bắt đầu bằng những từ như: “Anh đã nói là...” và kết thúc bằng câu hỏi chờ sự khẳng định: “Có đúng vậy không?”. Việc kiểm tra lại có thể giúp tập trung các ý nghĩ lộn xộn của người đối thoại lại và cũng phục vụ việc kiểm tra xem điều người kia nói ra chúng ta hiểu có đúng không. Chẳng hạn nó có thể bắt đầu bằng những từ: “Không biết liệu tôi hiểu anh như vậy có đúng không” hoặc: “Từ những điều anh vừa nói, tôi rút ra kết luận rằng...”.
  7. Đôi khi chúng ta cần có bức tranh đầy đủ về tình hình để hiểu rõ tình hình đó hơn. Khi đó rất cần phải có những câu hỏi gợi mở và câu hỏi khép lại. Loại câu hỏi thứ nhất mở đầu bằng các từ “cái gì”, “thế nào”, “như thế nào” và chúng khuyến khích người trả lời dùng những câu mở rộng. Các câu hỏi này cũng phục vụ việc bắt đầu những đề tài mới. Các câu hỏi khép lại thường bắt đầu bằng “phải chăng” và dẫn dắt để câu trả lời bắt đầu bằng “phải” hoặc “không”. Nghĩa là chúng phục vụ cho việc chính xác hóa câu trả lời là chốt vấn đề lại. Nội dung từ ngữ là vấn đề rất quan trọng, nhưng nói chung nội dung không bộc lộ hết tất cả thông báo. Cần phải nhớ một điều rằng để tránh những hậu quả dở khóc dở cười mà ví dụ minh họa là tình cảnh người vợ muốn được chồng chú ý, âu yếm đã nói với chồng: “Hôm nay em thấy hơi khó chịu trong người”, và anh chồng trả lời: “Thế thì em lấy thuốc cảm uống ngay đi”, điều quan trọng để thấu hiểu những người khác hơn có lẽ là mục đích và đi cùng nó là thiện chí. Muốn thật sự hiểu người thứ hai, chúng ta phải huy động toàn bộ sự chú ý, toàn bộ sự nhạy cảm, trí thông minh và kiến thức tích lũy được của mình. Trong khi nghe cũng như trong phản ứng, làm cái gì ta cũng phải làm cho hết mình. Nếu ta là người chân thành, sự chân thành, cởi mở và niềm tin vào người thứ hai sẽ trở nên sâu sắc hơn. Có lần tôi tình cờ đọc được trên báo Ba Lan bản dịch bài thơ nhan đề "ngựa và lạc đà" của nhà thơ Nga vĩ đại V. Maiakovxki. Nội dung cơ bản của bài thơ có thể tóm tắt như thế này: Ngựa gặp lạc đà, nhìn thấy cái u trên lưng nó, đã không nhịn được cười và nói ngay: “Mày đúng là con ngựa quái thai vì mày có cái u ở trên lưng”Mày đúng là con ngựa quái thai vì mày có cái u ở trên lưng”. Lạc đà lập tức quặc lại: “Mày là con lạc đà quái thai vì mày không có cái u trên lưng”. Rồi hai con vật cứ thế cãi nhau không phân thắng bại. Tác giả bài thơ kết luận: Chỉ có Thượng đế mới biết là ngựa và lạc đà thuộc hai giống khác nhau. Bài thơ mang tính ngụ ngôn trên có lẽ là ví dụ rõ ràng nhất về nhu cầu hiểu biết lẫn nhau, thấu hiểu nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2