intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ðọc truyện cho bé nghe

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

237
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời gian đọc truyện là thời gian thích thú cho các bậc cha mẹ dạy con, tạo một mối quan hệ đặc biệt giữa cha mẹ và con cái, đồng thời để lại một ấn tượng sâu đậm trong trí óc của trẻ. Tất cả trẻ em, không có ngoại lệ, đều muốn được nghe đọc truyện, đọc đi và đọc lại và trao đổi với người lớn về nội dung truyện. Việc cha mẹ đọc truyện cho con cái trong khuôn khổ hai người chính là một thú vui đặc biệt. Những cuốn sách đầu tiên là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ðọc truyện cho bé nghe

  1. Ðọc truyện cho bé nghe Thời gian đọc truyện là thời gian thích thú cho các bậc cha mẹ dạy con, tạo một mối quan hệ đặc biệt giữa cha mẹ và con cái, đồng thời để lại một ấn tượng sâu đậm trong trí óc của trẻ. Tất cả trẻ em, không có ngoại lệ, đều muốn được nghe đọc truyện, đọc đi và đọc lại và trao đổi với người lớn về nội dung truyện. Việc cha mẹ đọc truyện cho con cái trong khuôn khổ hai người chính là một thú vui đặc biệt. Những cuốn sách đầu tiên là một phương tiện để cho trẻ chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết. Cuốn sách từ ngữ rất phong phú, cấu trúc phức tạp nhưng người lớn có quyền đọc theo ý mình muốn, thậm chí còn "bịa" thêm nhiều câu khác nếu thấy rằng những câu trong sách là khó hiểu đối với trẻ. Nhưng hãy coi chừng vì nếu bạn đọc đi đọc lại sách nhiều lần thì trẻ sẽ phát hiện những chỗ bịa ra và thường bắt buộc bạn phải đọc đúng theo sách. Một nhiệm vụ khác của người lớn là phải làm cho sách dễ hiểu bằng cách đọc như đọc thơ, có giọng trầm bổng. Người đọc sách tốt là phải biết làm rung động tâm hồn của trẻ, làm trẻ buồn, trẻ khóc hoặc kinh ngạc tùy theo câu chuyện và theo cách đọc. Khi chọn truyện để đọc thì cách tốt nhất là chọn theo yêu cầu của con cái. Thích hợp nhất là chọn truyện cổ tích và truyện thần tiên. Truyện thần tiên chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sách thiếu nhi và rất bổ ích. Những truyện thần tiên do bất kỳ tác
  2. giả nào kể lại đều đề cập những xung đột nội tâm mà trẻ biết rất rõ và giúp trẻ hiểu biết. Truyện thần tiên không ngại nói đến bệnh tật, đau khổ, già nua, chết chóc, ghen tuông, thù hận và tính ác… Nhưng tất cả truyện thần tiên đều kết thúc tốt đẹp. Do đó trẻ sẽ hiểu rằng trên đường đời chúng sẽ còn gặp nhiều nguy hiểm, nhiều thử thách, nhưng cuối cùng sẽ vượt qua. Trong truyện cổ tích và truyện thần tiên, người chiến thắng thường là người nhỏ bé, nhưng khôn ngoan và rộng lượng, không bao giờ là người mạnh và giàu có. Trong truyện bao giờ công lý cũng chiến thắng. Những hình ảnh và minh họa trong sách có tầm quan trọng đặc biệt, nó không đơn giản là để minh họa cho câu chuyện, mà chủ yếu là để bắt mắt vì trẻ chưa biết đọc. Nhiều khi, văn bản chỉ gồm có vài dòng mà hình ảnh lại là phần chính của sách vì vậy hình ảnh và minh họa bản thân chúng phải có giá trị thông tin. Hình ảnh phải đẹp, dễ gây cảm tình, những hình ảnh đó cho phép trẻ em được “đọc” theo kiểu của mình. Cứ mỗi lần kể chuyện, trẻ học được ít nhất năm, bảy từ mới. Nếu bạn muốn cho bé một món quà quý giá trong đời thì bạn hãy cố làm người trung gian giới thiệu và làm cho bé yêu đọc sách nhé!
  3. Đối phó tính mè nheo của trẻ Khi muốn vòi vĩnh, trẻ thường dùng nhiều biện pháp lung lạc tinh thần của bố mẹ như: mè nheo, khóc lóc, dỗi, bỏ ăn... Chuyên gia tâm lý học Liz Pulliam Weston mách nhỏ bạn một số cách. - Vẫn mua những thứ đứa trẻ nào cũng có nhưng không phải mua những gì chúng muốn. - Không hẳn lúc nào cũng nói không. Bạn cần có giải pháp tình thế, uyển chuyển, chẳng hạn trì hoãn yêu cầu của trẻ sau một thời gian phù hợp. Ví dụ sẽ mua cặp mới khi cặp đang dùng không mới nữa hoặc chờ đầu năm học mới. - Giới hạn phải tùy thuộc cha mẹ và ngân sách gia đình. Nếu chi phí vượt giới hạn cho phép, bạn nên dạy chúng cách thu vén hoặc kiếm tiền chính đáng để có được món đồ ấy. - Thỏa hiệp về những món đồ nhiều tiền giữa bố mẹ và con. Chẳng hạn, nếu muốn mua một chiếc xe máy, con để dành một nửa tiền, nửa còn lại bố mẹ cho. Cách này dạy trẻ ý thức về giá trị đồ dùng mà chúng sử dụng. Thực ra, việc trẻ vòi vĩnh bố mẹ mua đồ chơi, giầy dép, quần áo rất thường gặp, không đáng trách. Một cuộc nghiên cứu trên 750 đứa trẻ ở độ tuổi 12-17 cho thấy:
  4. - 55% đứa trẻ nói chúng ít bị cha mẹ phản đối gay gắt khi đòi mua thêm đồ chơi mới, ngay cả khi bố mẹ từ chối. - 40% đứa trẻ cho biết dù biết bố mẹ nói không, chúng vẫn đòi. - 11% trẻ thừa nhận chúng sẵn sàng thuyết phục bố mẹ khoảng 50 lần để được một thứ chúng thấy quảng cáo trên tivi, thường sau 9 lần chúng nhận được cái gật đầu. Ðộng não một cách thật vui Cái chính trong vấn đề học hành là làm sao “động não” cho con cái một cách thật vui Khi tháng đầu tiên của niên học mới trôi qua, bạn sẽ thấy làm sao cho con cái vui thú trong chuyện học hành là điều quan trọng nhất. Natasha Persaud, một chuyên viên giáo dục, có lời khuyên rất chí lý: “Con bạn học một cách thông minh hơn, chứ không phải cực khổ hơn, và ngay cả có sự thích thú nữa” (your children will learn to study smarter, not harder, and even have fun in the process). Có vài “kỹ thuật” nhỏ mà các nhà giáo dục vạch ra cho cha mẹ thấy để giúp con học hành “vui vẻ và thông minh hơn”, thí dụ như: 1. Bạn hãy chỉ cho con xử dụng cả “5 giác quan” (thấy, nghe, ngửi, nếm và cảm thấy) khi học các bài sử học khô khan. Thí dụ như làm sao để nhớ bài học về sử
  5. “the Boston Tea Party” nói con hãy tưởng tượng ra các thủy thủ tức giận chạy rần rần trên bong tàu và ném các sọt trà xuống biển nghe cái “bũm”. Các giác quan sẽ giúp con bạn nhớ bài kỹ hơn hơn, sinh động hơn và vui hơn. Những bài học về chiến tranh thì tưởng tượng cảnh chiến trường tan tác. Khêu gợi trí tò mò của con bằng cách bắt nó trả lời các câu hỏi về những chi tiết quan trọng trong bài học, nó sẽ nhớ lâu hơn. 2. Cần có nhiều trò chơi đủ loại khi con học toán: có những đứa bé rất sợ và chán môn toán, vậy thì làm sao có thể làm cho chúng giỏi về môn này cho được? Dennis Beck, Hiệu Trưởng trường Thomas Jefferson Magnet School ở New York, khuyên cha mẹ hãy tham gia học toán cộng, nhân, trừ với con bằng cách… đánh bài. Phát cho hai lá bài rồi hỏi “hai số này cộng lại bao nhiêu?” (hoặc trừ đi), nếu con trả lời trúng, cho phép nó giữ hai lá bài, cuối cùng ai trong nhóm 3 người có nhiều lá bài nhất sẽ thắng. Cha mẹ sẽ khéo léo “làm bộ” nói trật để thằng bé có cơ hội thắng nhiều hơn, nó sẽ thích trò chơi rất toán học này vì nó thấy nó giỏi toán hơn... bố nó! 3. Khi con sắp tới một kỳ thi test, bạn hãy khuyên con bình tĩnh và làm việc chung với con. Đây sẽ là cách hay nhất để nó nhớ bài. Hãy biến các chapters hay headings thành các câu hỏi. Thí dụ như cái chapter là về Núí Lửa thì tốt nhất là bắt con phải trả lời các câu hỏi bằng miệng mà bạn đặt ra cho nó như: “núi lửa là gì?”, “nó thành lập ra làm sao?”, “khi nó phun, các hiện tượng gì xảy ra?” vv… Khi bạn thấy con trả lời hoàn chỉnh nhiều câu hỏi, bạn biết là nó đã sẵn sàng.
  6. 4. SLANT là gì? Fayne Kuhn, Hiệu Trưởng một trường tiểu học ở Kansas, nói: “làm sao bạn nói cho con nhớ chữ này trong lớp học của nó là tốt nhất. Vì mỗi con chữ tượng trưng cho một hành động quan trọng của lớp học mẫu giáo, như S là sit up, chờ đợi, L là lean forward, chú ý hết sức tới cô giáo, A là “activate your thinking” (suy nghĩ) hay “Ask thoughtful questions” (hỏi những câu có ý nghĩa), N là nod (gật đầu) cho cô giáo biết là đã hiểu và T là “teach others”(dạy người khác, vì như thế càng thêm nhớ bài). 5. Biết cách ghi notes: Dặn dò con phải biết ghi chép các thông tin quan trọng như ngày tháng, tên tuổi, các định nghĩa và các công thức từ trên bảng một cách cẩn thận. Nếu thầy cô có nói cái gì quan trọng, lớn và chậm, thì bảo con hãy tập ghi chép lại cẩn thận. 6. Biết cách làm sao nhớ các dữ kiện một cách thú vị: Các chuyên viên đã nói rất đúng là bạn chỉ nhớ khi nào có chi tiết gì lạ lùng cột dính vào sự kiện. Nhớ là hành động có tinh liên kết rất cao. Bridget Araujo, một chuyên viên giáo dục, tặng các em các “mánh lới” rất hay để nhớ bài. Thí dụ như Ngũ Đại Hồ là chuỗi khá khó nhớ tên, vậy trước hết ta nên nhớ chữ HOMES vì một con chữ sẽ đại diện cho một cái hồ. Như H là hồ Huron, O là hồ Ontario, M là Michigan, E là Erie và S là Superior, quá dễ nhớ! Tương tự như vậy, ngay cả người lớn cũng không sao nhớ hết tên các hành tinh trong Thái Dương Hệ từ trong ra ngoài, vậy thì tại sao không nhớ câu này dễ hơn
  7. biết bao nhiêu (mà dễ thương nữa!): “My Very Educated Mother Just Served Us Nine Pizzas” (Bà Má Rất có Giáo Dục của Tôi Vừa Dọn cho Chúng Tôi Chín cái bánh Pizzas). Mỗi con chữ đầu là tên các hành tinh từ trong ra ngoài: M là Mercury (Kim tinh), V là Venus (Thủy tinh), E là Earth (Địa Cầu), M là Mars ( Hỏa Tinh), J là Jupiter (Mộc Tinh), S là Saturn (Thổ tinh), U là Uranus (Tử Vương Tinh), N là Neptune (Hải Vương tinh) và P là Pluto (Diêm Vương Tinh). Thương mẹ là thuộc bài, quá khỏe! Cầu vồng rất khó nhớ màu sắc, vậy bạn hãy làm con cái làm quen với cái ông nhà tên là Roy G. Biv. Tại sao thế? Vì mỗi chữ là một màu khác nhau: R là Red (đỏ), O là Orange (cam), Y là Yellow (vàng), G. là Green (xanh lục), B là Blue (xanh), I là Indigo (màu xanh chàm) và V là Violet (tím). Mỗi lần thấy cầu vồng nên nói to lên: “Này, con mời ông Roy G. Biv ra xem với chúng ta!”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2