YOMEDIA
ADSENSE
“Phong cảnh sông nước biến đổi” – phần tác giả nước ngoài
77
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bà Almuth Meyer Zollitsch trong diễn văn khai mạc triển lãm “Cảnh quan sông nước đang bị biến đổi” (tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Goethe) có nói: “Di sản vô giá về sinh thái cũng như văn hóa mà các con sông hùng vĩ ở khu vực Đông Nam Á là đại diện đang rơi vào tình trạng nguy cấp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Phong cảnh sông nước biến đổi” – phần tác giả nước ngoài
- “Phong cảnh sông nước biến đổi” – phần tác giả nước ngoài Bài và ảnh: Tịch Ru . PHONG CẢNH SÔNG NƯỚC BIẾN ĐỔI Triển lãm tại Hà Nội và Tp.HCM Tại Hà Nội: kéo dài từ 12. 4 đến 22. 4. 2012 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Goethe
- Tại TP. Hồ Chí Minh Họp báo: 16h thứ Bảy 12. 5. 2012 Khai mạc: 18h thứ Bảy 12. 5. 2012 Triển lãm: 12.5 đến 25. 5. 2012 Địa điểm: Nhà triển lãm Thành phố (92 Lê Thánh Tông, Q.1, TP. HCM) Bà Almuth Meyer Zollitsch trong diễn văn khai mạc triển lãm “Cảnh quan sông nước đang bị biến đổi” (tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Goethe) có nói: “Di sản vô giá về sinh thái cũng như văn hóa mà các con sông hùng vĩ ở khu vực Đông Nam Á là đại diện đang rơi vào tình trạng nguy cấp. Sự khai thác những con sông về mặt kinh tế đã gây ra hậu quả dài hạn. Và hệ sinh thái đang gặp phải mối đe dọa, gây ảnh
- hưởng đến hàng triệu con người không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước khác như Thái Lan, Myanmar, Campuchia… ”… với sự hợp tác của 6 giám tuyển đầy kinh nghiệm, viện Goethe mời 17 nghệ sĩ từ các quốc gia đến, tác phẩm của họ phản ánh những vấn đề mà cảnh quan sông nước hùng vĩ trên đất nước họ phải trải qua. Những tác phẩm này đa dạng, giống như tính đa dạng của những vấn đề mà người dân sống quanh những con sông này phải đối mặt.” Triển lãm diễn ra ở bảo tàng Mỹ thuật (14 tác phẩm) và viện Goethe (3 tác phẩm). Sau đây là một số quang cảnh và tác phẩm ở bảo tàng Mỹ thuật:
- Các tác phẩm chia ra trưng bày ở hai địa điểm: bảo tàng Mỹ thuật và viện Goethe. Bài này xin dành điểm qua các tác phẩm của nước ngoài.
- “Hương sông Marikina” của Christina “Goldie” Poblador (Philippines) gồm ba cái tủ và bên trong mỗi cái tủ có một lọ nước hoa. Lời giới thiệu của tác phẩm: “Cả cuộc đời tôi đã quen lội sông. Ấy thế mà giờ đây tôi cảm thấy khó tìm thấy cảm giác thoải mái và dành thời gian rảnh rỗi cho nơi này bởi sự ô nhiễm sông quá nặng. Dự án ‘Cửa hàng nước hoa’ được bắt đầu từ năm 2009 như một nghiên cứu ô nhiễm môi trường nơi tôi sinh sống…” “Khi trao đổi với những người dân trong làng và nghiên cứu những vùng xung quanh con sông, tôi đã tạo ra ba mùi hương thể hiện tình trạng đời sống của những người dân ở đây. Dự án là một cuộc thử nghiệm lấy cơ quan khứu giác làm phương tiện cảm thụ nghệ thuật, kết hợp với nghiên cứu nghệ thuật thổi thủy tinh của tôi để tạo nên những
- lọ nước hoa.” (Nước làm nước hoa này được chiết xuất từ dòng sông Marikina bị ô nhiễm). Các cộng tác viên cho khán giả đến xem thưởng thức mùi nước hoa ngay tại chỗ. Khá là thơm…
- “Cầu âm thanh” của Jon Romeo (Philippines). Lời giới thiệu: “Đây là một sắp đặt âm thanh được làm từ các thiết bị âm thanh đặc biệt có dòng điện tần số thấp nối kết với một thanh ray đủ để vắt ngang qua dòng nước. Thanh ray (được làm từ những ống kim loại đặt trên một trụ gỗ) tạo ra những âm thanh tương tác khi có ai đó đi qua hay chạm vào. Sắp đặt này được lắp đặt giả định hệt như bắc qua một dòng nước trong một công viên với con sông, suối hay thác nước gần đó, gắn kết môi trường, con người và nghệ thuật với nhau. Khi một người đứng trên sông và động vào thanh kim loại của sắp đặt, âm thanh sẽ được hình thành.”
- “Bằng cách chạm vào thanh kim loại, ai cũng có thể tự mình tạo được một chiếc cầu đầy âm thanh. Âm thanh này cũng đánh thức trí tò mò của những người khác muốn tự mình thử nghiệm xem âm thanh được tạo ra như thế nào. Khán giả được khuyến khích để tương tác với sắp đặt. Bạn có thể điều khiển âm thanh bằng cách đi qua cây cầu và tiếp xúc với thanh vịn ở bên cầu. Rồi ngay lập tức bạn sẽ nghe thấy âm thanh ở xung quanh. Và âm thanh sẽ làm bạn chú ý. Và như vậy, bạn đã hiểu đôi chút về dự án ‘phong cảnh sông nước biến đổi’”. Quả là… chẳng liên quan gì .
- “Tựa thuyền du sông” của Aung Ko (Myanmar) là sắp đặt với ba cái thuyền vải to vẽ ba chủ đề: các bộ phận cơ thể, cỏ cây thực vật và các loài cá, cùng mấy chiếc thuyền gỗ nhỏ do trẻ em làng tác giả làm. “Ayeyarwady là con sông quan trọng nhất nước tôi, còn ngôi làng tôi nằm trực tiếp bên bờ sông. Những người dân ở đây chứng kiến sự thay đổi của dòng sông cũng như những hậu quả của sự thay đổi này hàng năm.”
- “Ý tưởng của tôi gửi gắm trong những con thuyền lá, dù chúng có lướt nhẹ nhàng không tiếng động thì vẫn hiện hữu đẩy mạnh mẽ các chức năng của chúng trên dòng sông. Phong cảnh trên sông tuy có bị chúng làm xấu đi, nhưng quan trọng hơn, dòng sông là phương tiện chuyên chở con người và hàng hóa cũng là một nguồn sống cơ bản cho cư dân thông qua việc cung cấp thủy sản…” (Đoạn này nghe ngây ngô quá nhỉ?)
- “Ngoài ra, những con thuyền còn mang một ý nghĩa khác: chúng chính là đồ chơi cho bọn trẻ. Cũng bởi ở làng không có đồ chơi được sản xuất công nghiệp nên lũ trẻ tự làm lấy những con thuyền theo sáng kiến của mình.”
- “Lễ hội Loi Krathong” của Anothai Nitibon (Thái Lan) gồm hai chậu nước nhân tạo được bọc bởi những tấm bìa không thấm nước, bên trên lắp hai camera chiếu thẳng xuống lòng chậu, một chậu còn được rắc thêm mấy cánh hoa, mấy tấm bìa còn được vẽ thêm mấy hình ảnh ngộ nghĩnh chắc là cho phù hợp với không khí lễ hội, nhưng tôi thấy giống những hình trang trí trong các trường mẫu giáo hơn.
- “Loi Krathong là một lễ hội tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 12 âm lịch. Truyền rằng, lễ hội là một sự sám hối muốn xin tha tội cho việc làm ô nhiễm dòng sông hàng ngày với nữ chúa sông Pra Mae Khongkha. Có những người để cho dòng sông cuốn đi những điều không may mắn hay bất hạnh, cầu cho ước mơ của họ trở thành hiện thực. Dự án mong muốn làm rõ sự thay đổi trong nhận thức của con người đối với dòng sông Chao Praya, đặc biệt sự thay đổi trong quan niệm và trong vai trò của dòng sông (và cả triết lý của Loi Krathong) với cuộc sống của thế hệ trẻ Thái Lan, đặc biệt sau thảm kịch lũ lụt ở Thái Lan suốt tháng 10 và 11 năm 2011 làm cho một bộ phần lớn cư dân bị thiệt hại nặng nề.”
- Câu hỏi của tác giả là: “Làm thế nào mà người ta có thể xin xá tội bên dòng sông sau khi dòng sông đã thể hiện rõ ràng quyền lực và sự trả thù như vậy?”
- “Tonle Sap đang dâng” của Lim Sokchanlina (Campuchia) gồm 5 bức ảnh cỡ 80 x 120cm với những lời giới thiệu về con sông Tonle Sap rất giống trong sách Địa. “Để làm tác phẩm này, tôi đã đi rất nhiều lần xuôi ngược dòng sông Tonle Sap và sinh hoạt hằng ngày với nhiều hộ dân sống ven sông khác nhau. Tôi trở nên đặc biệt thích thú với quang cảnh sông nước đa dạng và hùng vĩ. Đồng thời tôi cũng được dạy cho thế nào là ‘biến đổi khí hậu’ và thích với đời sống ven sông.”
- “Tôi quyết định can thiệp vào quang cảnh của dòng sông với một dàn dựng nho nhỏ trái với khí hậu tự nhiên: tôi để những tảng băng trôi dạt trên dòng sông dưới khí hậu nhiệt đới. Những thứ tuyệt vời êm ả trong ảnh là kết quả dàn dựng với sự trợ giúp đáng kể của người dân ở mỗi nơi tôi thực hiện dự án . Những khung cảnh mong manh dễ vỡ này chính là sự mâu thuẫn tôi muốn thể hiện trong tác phẩm của mình về băng nhân tạo tan chảy dưới sức nóng mặt trời, đóng góp vào việc dâng dòng Tonle Sap.”
- “Biến sự sống thành vật vô tri” của Mahardika Yudha (Indonesia) là một sắp đặt với lời giới thiệu: “Angke là một trong 13 con sông chảy qua thành phố Jarkata này gắn chặt với lịch sử phát triển văn hóa lâu dài. Ngày nay con sông đã biến đổi, có nơi nước sông rất kém… Tình trạng này xảy ra là do sự thay đổi về cấu trúc xã hội và đô thị. Dự án này phản ánh sự thay đổi sinh thái của sông Angke liên quan đến nông thôn, ngoại ô và đô thị bằng cách lập bản đồ những nghề nghiệp khác nhau gắn kết với dòng sông.
- Tác phẩm gồm chai lọ, đồ chơi, quần áo, túi, mũ, ủng… Các khán giả đến tương tác với tác phẩm, nghe âm thanh qua mấy cái headphone. Toàn âm thanh sông nước, âm thanh đời sống xung quanh sông Angke. Có 4 cái màn hình tivi quay lại đời sống xung quanh vùng Angke.
- Bên dưới còn có thêm mấy cái chai, hai con búp bê và một đĩa đựng đầy tiền xu như kiểu đĩa xin tiền của ăn mày.
- “Dòng sông tình yêu” của Budi Dharamawan (Indonesia) gồm 25 bức ảnh cỡ 30 x 45cm. “Bengawan Solo còn gọi tắt là Solo là con sông dài nhất tỉnh Java, Indonesia, khoảng 600km…, luôn là mạch chủ trong cuộc sống của các cư dân Java, đồng thời cũng là mối đe dọa cho dân cư quanh vùng. Những người dân sống gần sông phải đấu tranh với lũ lụt thường xuyên từ nhiều năm nay. Các trận lũ thường xảy ra trong mùa mưa khi mực nước tăng lên đáng kể.” “Tôi muốn nghiên cứu ảnh hưởng của các trận lũ tới những con người nơi đây hàng năm như thế nào. Tôi muốn tiếp cận chủ đề này và thể hiện chủ đề đó qua nhiếp ảnh. Tôi không tìm kiếm câu trả lời hoặc giải pháp mà chỉ đảm nhận vai trò của người quan sát. Để thực hiện dự án này, tôi đi dọc theo sông Solo qua một số tỉnh thành và chụp ảnh những người sống bên sông.”
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn