intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Thông loại khóa trình": Chuyên san văn hóa - giáo dục đầu tiên ở Việt Nam _2

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

142
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên tuổi Trương Vĩnh Ký thường được gắn với vai trò tiên phong trên nhiều lĩnh vực văn hóa, trong đó có hoạt động báo chí. Trong hai tờ báo luôn được nhắc đến trong lịch sử báo chí Việt Nam và sự nghiệp Trương Vĩnh Ký là Gia Định báo và Thông loại khóa trình thì Thông loại khóa trình dường như vẫn ở ngoài vùng khảo cứu của giới khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Thông loại khóa trình": Chuyên san văn hóa - giáo dục đầu tiên ở Việt Nam _2

  1. "Thông loại khóa trình": Chuyên san văn hóa - giáo dục đầu tiên ở Việt Nam
  2. Tên tuổi Trương Vĩnh Ký thường được gắn với vai trò tiên phong trên nhiều lĩnh vực văn hóa, trong đó có hoạt động báo chí. Trong hai tờ báo luôn được nhắc đến trong lịch sử báo chí Việt Nam và sự nghiệp Trương Vĩnh Ký là Gia Định báo và Thông loại khóa trình thì Thông loại khóa trình dường như vẫn ở ngoài vùng khảo cứu của giới khoa học. Có lẽ lý do chủ yếu là việc tiếp cận tờ báo này quá khó khăn, do nó là tờ báo tư nhân và chỉ tồn tại trong vòng hai năm, trong khi Gia Định báo là tờ công báo của chính phủ Pháp, được bảo trợ phát hành liên tục 44 năm, nên ít nhiều đã được các kho lưu trữ Pháp hoặc nước ngoài quan tâm hơn. Thêm nữa, xét về tác động chính trị xã hội, Thông loại khóa trình có thể lùi sau Gia Định báo, nhưng nhìn từ nội dung và phương thức làm báo đây lại là một đối tượng đáng chú ý, ít nhất là trong sự nghiệp riêng của người chủ báo. 1. Thông loại khóa trình ra số đầu tiên vào năm 1888, do Trương Vĩnh Ký tự điều hành, xuất bản. Trong 18 số xuất bản trong hai năm 1888-1889, trừ hai số đầu tiên không ghi ngày tháng phát hành, từ số 3 lại ghi đầy đủ (Juillet 1888 - tháng 7 năm 1888), nhưng đến số 11 (Mars 1889, 2e année - tháng 3 năm 1889, năm thứ hai) thì chủ bút cho biết: “Nay đã hết năm Mậu Tí sang qua năm Kỉ Sửu rồi, mà nhân vì số đầu khỉ [khởi] từ tháng 3 nên còn số 11 nầy và số sau nữa thì đủ trọn một năm rồi mới kể lại đầu”. Do số báo không trùng với tháng ra báo nên 12 số báo đầu tiên được Trương Vĩnh Ký tính tròn một năm xuất bản nhưng 8 số đầu, N01 (?) đến N08 (Décembre 1888) ghi năm thứ nhất (1re année), còn 4 số sau, N09 (Janvier 1889) đến N012 (Avril 1889) ghi năm thứ hai (2re année); 6 số báo tiếp đó lại đánh số từ N01 (Mai 1889) đến N06 (Octobre 1889) và cũng thuộc năm xuất bản thứ hai. Như vậy, có thể thấy sau 2 số đầu còn “chập choạng”, Thông loại khóa trình đã thành là một tờ nguyệt san - báo tháng ra đều đặn. Về số lượng trang báo: số 1 và số 2 mỗi số 11 trang, số 3 là 12 trang; còn từ số 4 trở đi mỗi số có 16 trang. Từ số đầu đến số 5, các bài đều không ghi tên tác giả, nhưng theo lời “Bảo” ở số 1 thì có thể xem tất cả các bài ấy đều của Trương Vĩnh Ký viết. Từ số 6 trở đi bắt đầu có thêm một vài bài diễn Nôm của Trương Minh Ký làm để giải nghĩa các câu
  3. chữ Nho. Từ số 7 trở đi còn có bổ sung thêm một số cây bút khác như Léon Trương Vĩnh Viết, Trần Chánh Chiếu, Antoire Trần Hữu Hạnh, Nguyễn Khắc Huề (Hòa)... Trang bìa Thông loại khóa trình luôn có hình thức khá thống nhất: phía trên có hàng chữ Hán (Thông loại khóa trình), phía dưới là hàng chữ Pháp “Miscellaneés ou Lectures Instructives” (Tạp văn hay những bài học giáo dục), khổ 16cmx24cm, không có hình ảnh minh họa hay trang trí kèm theo. 2. Khảo sát toàn bộ 18 ấn bản, chúng tôi thấy tất cả các bài viết, dù là văn xuôi hay văn vần đều sử dụng chữ quốc ngữ. Trừ 2 số đầu, 16 số sau đều có mục lục đặt ở trang đầu tiên giới thiệu khái quát nội dung tờ báo. Nếu đặt Thông loại khóa trình cạnh một nguyệt san văn hóa ngày nay, dù có nhiều cách biệt về thời gian, chất liệu và chất lượng in ấn... vẫn có thể chỉ ra một số mục cơ bản, gần như mang tính định kỳ như: “Thơ”, “Truyện”, “Trang văn hóa”, “Vui cười”... Ngoài ra, một số mục như “Cho hay” hoặc “Cho ai nấy đặng hay” giống với mục “Lời tòa soạn”, “Bảo” tương đương với “Lời nói đầu” của báo chí sau này. Những bài viết ở các mục này cho thấy chủ bút luôn có tinh thần cầu thị, thái độ hết sức cởi mở, chân thành: “Xin kẻ coi sách hoặc có thấy lớp lang sắp đặt, hoặc có điều khoản nào chẳng ưng bụng thì xin cho ta hay mà sửa lại” (“Cho ai nấy đặng hay”, số 11, tháng 3 năm 1889). Việc người viết muốn đối thoại với người đọc và mong nhận được những phản hồi từ họ như vậy thật khó tìm thấy trong không gian văn hóa cổ truyền. Khác với những tờ báo được bảo trợ về tài chính, Thông loại khóa trình, như đã nói, là tập san tư nhân, nghĩa là người chủ báo đồng thời phải lo cả nội dung và việc in ấn, phát hành báo. Tính chất hàng hóa của Thông loại khóa trình cũng thể hiện khá rõ qua lời thông báo giá cả của chủ bút kiêm chủ báo: “Đủ một năm trọn 12 số, thì sẽ phát mãi mỗi bộ giá là 1 đồng bạc” (“Cho ai nấy đặng hay”, số 11, tháng 3 năm 1889). Hay: “12 số năm ngoái, tưởng là đóng nhập lại cho gọn, thì ra giá là 1$; mà nay ta đề 12 số vậy bao lại mà thôi thì cũng y giá trước là 0$ 60 cents vậy. Ai muốn mua thì nhắn, sẽ gởi cho” (“Cho hay”, số 1, tháng 5 năm 1889). Tuy nhiên, việc hàng hóa hóa Thông loại khóa trình cũng như một số sản phẩm văn hóa khác không phải mục đích của Trương Vĩnh Ký mà chỉ được coi là điều kiện tồn tại cho báo: “miễn là bán được lấy tiền mà trả tiền tổn phí mà
  4. in, cho tiện việc học, thì là toại chí, chẳng kì là có lợi” (“Cho hay”, số 12, tháng 4 năm 1889). Như trên đã nói, tiêu đề chính thức của báo chỉ rõ mục đích giáo dục phổ cập. Để nhấn mạnh thêm, chủ báo còn đặt “phụ đề” tiếng Pháp: “Pour Les élèves des écoles Primaires, Communal & Cantonles” (Dành cho học sinh các trường tiểu học, làng xã, địa phương), từ số 4 trở đi có thêm chữ “et Les Familles” (và các gia đình). Chủ đích giáo dục này được Trương Vĩnh Ký nói rõ từ số báo đầu tiên: “Bảo Coi sách dạy lắm, nó cũng nhàm; nên phải có cái chi vui pha vào một hai thì nó mới thú. Vậy ta tính làm ra một tháng đôi ba kỳ, một tập mong mỏng nói chuyện sang đàng, chuyện Tam Hoàng cuốc [quốc] (chú thích theo ngôn ngữ phổ biến - D.T.H) chí, pha phách lộn lạo [nhộn nhạo] xài bần để cho học sinh coi chơi cho vui. Mà chẳng phải là chơi không vô ích đâu; cũng là những chuyện con người ta ở đời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó cũng thấm, nhứt [nhất] là con trẻ còn đang sáng láng sạch sẽ, tinh thần còn minh mẫn, tươi tốt, như tờ giấy bạch, như sáp mềm, vẽ vời, uốn sửa sắc nào thế nào cũng còn đặng, tre còn măng dễ uốn, con còn nhỏ dễ dạy”. Và ông tiếp tục khẳng định lại chủ đích này một lần nữa trong mục “Cho ai nấy đặng hay”, số 11, tháng 3 năm 1889: “Chánh ý là thuật đạo lành lẽ ngay các đấng tiên thánh tiên hiền khuyên răn, truyền thuần phong mĩ tục xưa nay cho đặng suy cổ nghiệm kim mà bả nhứt tâm hành chánh đạo mà thôi”. Tính chất văn hóa - giáo dục của Thông loại khóa trình được thể hiện rõ qua các đề mục thường kỳ khá đa dạng trong 18 số báo: 1. Nguyên tắc đạo đức trong xã hội cũ; 2. Giải thích câu chữ; 3. Thơ, vịnh, ca; 4. Truyện về danh nhân (có từ số 3 trở đi); 5. Giải thích lễ tiết; 6. Tên gọi sự vật theo tiếng địa phương; 7. Những sáng tác đương thời; 8. Giới thiệu văn hóa phương Tây; 9. Văn nghệ dân gian. Bao chứa trong các đề mục đó là các bài viết với nội dung phong phú, từ giải thích câu chữ trên báo như: “Giải những câu chữ Nho”, “Giải những tiếng tục Nôm”, “Giải tiếng nói An Nam”...; chú giải những bài thơ cổ như Tứ thì khúc vịnh, Tích Vọng phu, Di Tề...; đăng tải các bài vịnh, ca và đặc biệt là những bài thơ của tác giả đương thời như Thơ đưa bạn, Nhớ song thân, Thơ gởi cho
  5. vợ, Thơ nói về trường Chasseloup-Laupat... cho đến những bài viết ngắn với mục đích giới thiệu và giải thích những khái niệm về đạo đức hay kiến thức phổ thông như “Tiền bạc”, “Tam cang”, “Lễ mồng năm tháng năm”...; rồi những câu chuyện về các danh nhân lịch sử như Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Mạc Đĩnh Chi, Phùng Khắc Hoan, Nguyễn Hiền...; hay một số truyện ngụ ngôn phương Tây như Cây lê, Thằng ăn cướp cạn... bên cạnh Quan Âm truyện,Cương Từ Thức truyện... Với cách sắp xếp nội dung như vậy, Thông loại khóa trình không phải là một tờ báo đăng tải tin tức, cũng không phải là một tuyển tập thơ văn theo lối cổ điển, mà được tổ chức như một tập san văn hóa - giáo dục. Với chủ bút Trương Vĩnh Ký, giáo dục là tiêu đích, còn văn hóa là chất liệu. 3. Tính văn hóa - giáo dục của Thông loại khóa trình đã được cụ thể hóa qua các mục giải thích câu chữ, lời nói và chú giải văn bản được làm rất chu đáo và chiếm một phần quan trọng của tập san. Tất cả các mục: “Câu chữ”, “Câu chữ nhu/ nho”, “Giải ít nghĩa chữ nho”, “ít tiếng tục nôm”...(1) đều có phần chữ Hán được phiên âm rồi diễn nghĩa xuôi, và có thể kèm theo các thành ngữ/ kiểu diễn đạt tương đương. Hơn thế, với chủ trương giúp học trò “biết chữ nghĩa văn chương”, ngay cả các câu hát, tiếng tục, phương ngôn, tiếng nói Annam, nghĩa tiếng nói, tiếng nói đôi, tục ngữ, tiếng nói trại... cũng đều được Trương Vĩnh Ký giải nghĩa rất cụ thể, kỹ cặn: một câu hát theo thể lục bát (2 dòng) được giải nghĩa bằng một đoạn văn 8 dòng và chỉ rõ câu hát đó thuộc thể loại gì, ý nghĩa ra sao (xem số 2, năm 1888, tr.10). Hay một từ “vuông tròn” được dành đến một trang giải nghĩa, luận bàn và dẫn giải các câu thành ngữ liên quan (xem số 3, tháng 7, năm 1888, tr.6-7) không phải là hiếm trong Thông loại khóa trình(2). Loạt bài “Tên cây trái tùy xứ mà kêu” số 4, năm 1888 hay “Vật tùy xứ mà kêu” số 5, năm 1888... chứng tỏ tác giả đã có ý thức về tính đa dạng trong văn học và văn hóa Việt Nam. Đó là nền văn hóa nhiều vùng miền, đa dạng mà thống nhất. Điều này chỉ có thể có được ở một tác giả đi nhiều hiểu rộng, nhất là sau chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876). Trên thực tế, Trương Vĩnh Ký dành nhiều “đất” cho việc giới thiệu văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Bằng hình thức văn xuôi quốc ngữ mới mẻ, tự nhiên, mục “Nhơn vật nước Annam” đã kể những câu chuyện lí thú về các danh nhân, các nhân
  6. vật lịch sử. Phần văn nghệ dân gian với ca dao, câu đố, câu hát, trò chơi, nói cho và trả, nói ngược, vè, câu nói khó... cũng được Trương Vĩnh Ký xem như một nguồn tư liệu quý để vừa truyền bá chữ quốc ngữ, giáo dục đạo đức vừa bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Xin dẫn ra vài ví dụ cụ thể để dễ hình dung ra cái mà một số nhà nghiên cứu đã gọi là các “mảnh vụn văn học dân gian” được đăng tải trên Thông loại khóa trình: Câu đố: Trương Vĩnh Ký sưu tầm trong dân gian những câu đố mà người dân hay dùng để đố nhau trong những lúc “trà dư tửu hậu” hay giờ giải lao sau những lúc làm việc mệt nhọc. Đó là 35 câu đố chơi, đố trí, đố chữ xuất hiện trên 6 số báo (số 1, 2, 8 năm 1888 và số 2, 3, 4 năm 1889): - Đố mày: Một vùng nước vàng, con rắn nằm ngang, cái đầu đỏ chót, là cái gì? Cái thếp đèn. - Bậy, chưa nhằm. - Cái thếp đèn thắp. (Số 1/1888) - Ông già ông chết đã lâu, con mắt trắng xác, hàm râu hãy còn, - ? - Gốc tre (Số 8/1888) - Càng chặt càng dài, càng đẽo càng lớn? - Đào mương. (Số 2/1889)...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2