.VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA TRANH SƠN MÀI MỸ THUẬT VIỆT NAM
lượt xem 14
download
Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn “bản sắc dân tộc” luôn đựoc Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, làm nền tảng tinh thần, là động lực phát triển xã hội để xây dựng đất nước. Bởi trong xu thế toàn cầu hoá, chúng ta không thể không hoà nhập với các nước trong trao đổi kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: .VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA TRANH SƠN MÀI MỸ THUẬT VIỆT NAM
- VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA TRANH SƠN MÀI MỸ THUẬT VIỆT NAM Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn “bản sắc dân tộc” luôn đựoc Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc, làm nền tảng tinh thần, là động lực phát triển xã hội để xây dựng đất nước. Bởi trong xu thế toàn cầu hoá, chúng ta không thể không hoà nhập với các nước trong trao đổi kinh tế, văn hoá, nghệ thuật... Vấn đề dặt ra ở đây là: Chúng ta làm gì? và sẽ làm gì để giữ một nét riêng trong xu thế toàn cầu hoá ấy? Khi mà hôm qua ở Tây bán cầu các hành vi ứng xử trong kinh tế, văn hoá diễn ra thì hôm nay, ở Đông bán cầu cũng xảy ra tương tự. Nó có sức mạnh của một phản ứng dây chuyền. Nếu như, chỉ 5 năm trước đây, chúng ta còn xa lạ với Instalation, Performan, Pop Art, Video of Art, land Art... thì hôm nay, trong đời sống nghệ thuật nó như đã tồn tại tư lâu. Sự mặc nhiên công nhận những hình thức nghệ thuật mới này chỉ ra rằng: Rồi đời sống nghệ thuật thế giới có gì thì ở Việt Nam ta sẽ có cái đó, và ngược lại, vấn đề chỉ là thời gian. Trong bối cảnh đó, để văn hoá mỹ thuật Việt Nam đưa ra một nét riêng, độc đáo, mang bản sắc văn hoá dân tộc, không pha trộn, thì chỉ có sơn mài là cái mà chúng
- ta bàn tới. Vì sao lại như vậy? Câu trả lời nằm ngay tại cây sơn và nghề sơn cổ truyền có từ hàng ngàn năm trước, Như chúng ta đã biết, cả một dải Đông á có rất nhiều nước trồng được cây sơn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cam Pu Chia..., nhưng không có nơi nào có chất lượng tốt như ở vùng đồi Trung du- Phú Thọ. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này có được một loại cây có chất lượng nhựa sơn tốt nhất. Hầu hết các nước đã sử dụng loại sơn này trong lĩnh vực mỹ nghệ và rất thành công như: Nhật bản, Trung Quốc. Nhưng chưa có nước nào trên thế giới lại sử dụng chất liệu sơn này trong lĩnh vực hội hoạ. Duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Nền hội hoạ Việt Nam chỉ mới có từ khi trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập từ những năm 30 của thế kỷ trước, khi hội hoạ thế giới đã chuyển sang thời kỳ hậu ấn tượng. Chúng ta phải cám ơn người Pháp vì đã mở trường chính quy đào tạo về mỹ thuật. Và cũng nhờ có nhóm hoạ sỹ trường mỹ thuật Đông Dương mà sơn mài từ chất liệu mỹ nghệ hàng ngàn năm, trở thành chất liệu trong sáng tác hội hoạ. Kể từ đó sơn mài được coi là chất liệu truyền thống độc đáo của Việt Namnó tồn tại và phát triển dọc theo chiều dài lịch sử dân tộc. Xuất hiện từ chính đời sống dân tộc, được chắt lọc thành những nét tinh hoa trong trang trí đền chùa, đã từ lâu sơn mài đựoc coi là một chất liệu truyền thống, độc đáo của Việt Nam, đặc biệt sơn mài đã được các hoạ sỹ trường mỹ thuật Đông
- Dương nghiên cứu, chuyển từ chất liệu để trang trí mỹ nghệ thành chất liệu sáng tác hội hoạ. Cho đến nay, hội hoạ sơn mài Việt Nam đã có một quá trình tìm tòi phát triển trong ngôn ngữ biểu đạt, kỹ thuật thể hiện. Kể từ khi chất liệu này được các hoạ sỹ mỹ thuật Đông Dương đưa vào thể hiện trong lĩnh vực hội hoạ thì nó luôn dược các hoạ sỹ tìm tòi và phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng . Chúng ta hãy thử điểm qua về một vài thông số. Về bảng mầu : Từ 3 mầu : Đỏ , vàng , đen. Đến nay: Bảng mầu sơn mài rất phong phú và đa dạng, đã có cả một dảI mầu từ gam mầu nóng chuyển sang gam mầu lạnh. Về số lượng hoạ sỹ tham gia vào thể nghiệm chất liệu này trong lĩnh vực hội hoạ: Lúc đầu các hoạ sỹ Trường Mỹ thuật Đông Dương chỉ đếm trên đầu ngón tay. Là những hoạ sỹ đi đầu, tiên phong trong lĩnh vực này. Đến nay, lực lượng hoạ sỹ tham gia vào chất liệu này gia tăng rất nhanh. Theo thống kê: tại triển lãm Toàn quốc năm 1990: số tác giả có tranh sơn mài tham gia trong triển lãm là 59. Đến năm 1995, số tác giả sáng tác chất liệu nay tăng vọt lên 102 tác giả, đến triển lãm toàn quốc năm 2000 là 124 tác giả và năm 2005 vừa rồi tăng lên 135 tác giả.
- Có một điều đặc biệt là tác giả trẻ tham gia sáng tác từ chất liệu này ngày càng đông. Và điều đáng mừng là trước đây hoạ sỹ vẽ tranh sơn mài chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và Huế, thì đến nay đã lan trên diện rộng, kể cả miền núi phía Bắc như: Bắc Giang đến tận miền Trung Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như: Gia lai- Kontum và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đã xuất hiện nhiều triển lãm cá nhân và nhóm chuyên chất liệu sơn mài. gây tiếng vang lớn trong giới cũng như ở quốc tế. Nhìn chung hoạt động nghề nghiệp của các hoạ sỹ chuyên sơn mài trong thời gian qua là tích cực, có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Bên cạnh những đóng góp tích cực đó vẫn còn một số dòng tranh không phải là chất liệu sơn mài truyền thống, làm cho người thưởng ngoạn trong nước và quốc tế lầm tưởng là tranh sơn mài chất liệu sơn ta. Những tranh này được thể hiện bằng chất liệu sơn công nghiệp, sơn điều, hoặc vẽ bằng mầu goát rồi phủ một lớp sơn PU-PE lên trên cùng để giữ mầu. Giá thành rẻ hơn sơn ta rất nhiều lần. Khỏi phải nói về chất lượng cùng với sơn điều và PU-PE là bạc làm ra từ thiếc chứ không phải bạc được dát từ 100% bạc như ta vẫn gọi là bạc cựu. Những chất liệu này
- trông hào nhoáng, sẽ tự phá trên bề mặt tranh sau một thời gian, chứ không bền vững và đẹp duyên dáng, sâu thẳm như tranh sơn ta. Đây là vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của những tranh sơn mài nghiêm túc, làm giảm uy tín của mỹ thuật Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Điều đó có tác động trở lại và ảnh hưởng tới chính hoạt động của các hoạ sỹ. Và một điều đáng buồn là nói đến tranh sơn mài thì phải có đến 90 % dân chúng trong nước hiểu đó là hàng mỹ nghệ. Để chất lượng tranh sơn mài Việt Nam ngày càng phát triển tốt hơn, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị: 1. Thành lập viện nghiên cứu cho chất liệu truyền thống này. Viện đặt dưới sự bảo trợ của Nhà nước và phải có hàng ngũ kỹ sư sinh - hoá giỏi chuyên nghiên cứu về giống cây và thành phần hoá học của sơn nhằm mục đích đảm bảo cho sơn có chất lượng tốt nhất. 2. Có lẽ nên sớm có một Hiệp hội sơn mài ở phạm vi toàn quốc. Hội này hàng năm nên có triển lãm chuyên sơn mài để phát triển nghề nghiệp và có trách nhiệm phổ biến, quảng bá tranh sơn mài với công chúng trong nước. Hội nên mở rộng quan hệ với một số nước có sơn ta để thường xuyên giao lưu trao đổi triển lãm nhằm mục
- tiêu giới thiệu quảng bá sơn mài Việt Nam. Để đến mục đích : Thế giới biết đến SƠN MàI VIệT NAM là quốc hoạ của dân tộc. 3. Nên thành lập một bảo tàng riêng để lưu giữ những tác phẩm sơn mài 4. Tổ chức những cuộc thi về tranh sơn mài truyền thống dân tộc 2 năm một lần ( Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh phối hợp với Hội Mỹ thuật) 5. Hướng tới 1000 năm Thăng Long, Bộ Văn hoá nên có tổ chức đặt hàng cho các hoạ sỹ có những ý tưởng sáng tác tranh sơn mài để lưu lại kỷ niệm có tính lịch sử này./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
123 bài dân ca ba miền - Nhạc Dân ca ba miền
177 p | 338 | 91
-
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM
6 p | 136 | 18
-
Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại
7 p | 93 | 10
-
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca nhạc Tài tử và sân khấu Cải lương
7 p | 127 | 9
-
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa của dân tộc
5 p | 83 | 9
-
Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang
7 p | 103 | 8
-
Chế biến món ăn từ mắm Prồhốc: Phần 2
88 p | 18 | 8
-
Chính sách bảo tồn và phát triển các môn nghệ thuật truyền thống ở một số quốc gia Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nghệ thuật cải lương ở thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 54 | 8
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản âm nhạc cung đình Huế
13 p | 95 | 7
-
Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Vấn đề và suy nghĩ
6 p | 91 | 7
-
Các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp
9 p | 117 | 6
-
Sự tiếp biến văn hóa qua nghệ thuật chạm khắc trang trí lăng các Bà Hoàng thời Nguyễn tại Huế
8 p | 93 | 5
-
Môi trường diễn xướng của hát chầu văn: Tiếp cận và giải pháp bảo tồn tại Hải Phòng
9 p | 68 | 4
-
Sử dụng thớt đúng cách để bảo vệ sức khỏe cả nhà
5 p | 68 | 4
-
Để sân khấu Dù kê phát triển trong giao lưu hội nhập toàn cầu
3 p | 67 | 4
-
Nghệ thuật trang trí bao lam tại chùa Giác Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 88 | 3
-
Nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo: Phần 1
293 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn