intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Vàng tặc” vẫn lộng hành tại Cốc Táy

Chia sẻ: Trần Thị Thanh Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Vàng tặc” vẫn lộng hành tại Cốc Táy Từ năm 1996 của thế kỷ trước, nhiều ngọn núi, nhiều thửa ruộng ở khu vực Nà Quang, Khuổi Pẻn thuộc thôn Cốc Táy, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã bị các thợ săn vàng đến đục khoét. Họ đào đất đá đãi lấy vàng sa khoáng, biến dòng suối nơi đây luôn đục như cháo loãng, dân khiếu nại mãi nhưng chẳng ai đến giải quyết… Vào bãi vàng vô chủ Lần theo thông tin từ bạn đọc, chúng tôi vất vả hàng trăm km đường dài, 3...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Vàng tặc” vẫn lộng hành tại Cốc Táy

  1. “Vàng tặc” vẫn lộng hành tại Cốc Táy Từ năm 1996 của thế kỷ trước, nhiều ngọn núi, nhiều thửa ruộng ở khu vực Nà Quang, Khuổi Pẻn thuộc thôn Cốc Táy, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã bị các thợ săn vàng đến đục khoét. Họ đào đất đá đãi lấy vàng sa khoáng, biến dòng suối nơi đây luôn đục như cháo loãng, dân khiếu nại mãi nhưng chẳng ai đến giải quyết… Vào bãi vàng vô chủ Lần theo thông tin từ bạn đọc, chúng tôi vất vả hàng trăm km đường dài, 3 lần chuyển xe khách liên tỉnh, liên huyện rồi xuống xe ôm, và hơn 2 km cuốc bộ nữa mới đến được khu Nà Khoang. Con đường vào thôn tuy còn nhiều ổ voi nhưng có khá hơn trước, chỉ đi khoảng 7 km đường đất cấp phối và đường mòn dân sinh là có thể đến nơi làm vàng. Để đảm bảo bí mật và có thể tiếp cận các phu vàng một cách khéo léo, tôi mạnh bạo cuốc bộ khoảng 2 km từ đầu thôn Cốc Táy vào bãi vàng.
  2. Những máy hút khai thác vàng tàn phá ruộng Nà Khoang thôn Cốc Táy Do được canh phòng cẩn thận nên khi tôi vừa tới nơi thì tất cả máy bơm đã bị tắt, sàng tuyển vàng và đồ dùng khai thác vứt chỏng chơ giữa ruộng. Những hang hố nằm giữa những đám ruộng, soi bãi mới được bơm cạn nước nên sâu hoắm, có hố sâu khoảng 5 mét, toàn bộ một khu đất bằng phẳng làm ruộng trước kia đã bị san ủi, đào bới nhiều lần, nay chỉ còn là bãi nham nhở toàn sỏi đá. Trong lúc tiến đến ngó xuống các hang đào vàng, một người dân bản địa đang chăn bò gần đó cho hay: “các anh chỉ vào đến đầu thôn, ở đây đã nghe thấy họ gọi nhau tắt máy bơm rồi”. Biết đám phu vàng vừa ra khỏi các sàng tuyển, chúng chỉ ẩn náu đâu đó quanh mấy cái lán phía trên sườn núi, tôi đã quyết định leo lên đó bắt chuyện. Thấy người lạ đột nhập vào lán một cách tự nhiên, lại đi có một mình, ăn mặc cũng nhếch nhác, cộng thêm cách ngoại giao thân thiện (vì dùng đúng ngôn ngữ chuyên dùng trong các lũng bãi khai thác vàng) nên các phu vàng rất phấn khởi liền mời vào lán uống nước. Một phu vàng tên Minh người huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) vui vẻ: “Anh làm chúng em sợ hết hồn, cứ tưởng các bác ở ngoài huyện đến kiểm tra nên vội cho tắt máy bơm, thôi mấy đứa chúng mày mau đi xuống nổ máy lên để nước đỡ ngập moong, nhanh lên…”. Sau khi trao đổi, Minh cho biết thêm, ở thung lũng Nà Quang này nát lắm rồi, chủ yếu là mọi vàng sa khoáng tận thu, họ đảo lại đã mấy lần rồi. Mọi người ở nhà cũng chẳng biết làm gì nên mấy anh em tự góp vốn mua máy bơm nước rồi vào đây dặt dẹo kiếm tý mua gạo ăn qua ngày.
  3. Tôi nhìn lên phía sườn núi có hàng chục chiếc lán màu xanh, và hỏi Minh thì được biết các lán trên sườn núi họ đào hang sâu vào lòng núi, tìm nẹp vàng gốc, họ làm lán trại chắc chắn vì ai đã dấn thân vào đến Cốc Táy đều phải tính tới vài năm mới nói chuyện thắng thua. Khi được hỏi “làm ở đây lâu rồi có ai vào đây kiểm tra không?”, mấy tên phu vàng mau miệng cho biết: “Có nhưng họ chỉ nhắc nhở thôi. Mà mỗi lần như thế chúng em biết trước hết vì các thông tin về lịch, thời gian cán bộ đến Cốc Táy kiểm tra đều được các phu vàng cập nhật thường xuyên để đảm bảo công việc khai thác được an toàn”. Trâu, bò, người đều sợ nước làm vàng Trao đổi với chúng tôi, ông Tho Văn Bộ, Trưở ng thôn Cốc Táy cho biết: Thôn này có 58 hộ chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Kinh, Hoa, với 248 khẩu thì có đến 37 hộ nghèo. Ruộng lúa ở Cốc Táy có 9,3 ha, gần một nửa số diện tích là đất lúa hai vụ. Mỏ nước từ đầu nguồn nơi đãi vàng sa khoáng chảy ra, phục vụ cho 4 thôn: Cốc Táy, Khuân Khương, Bắc Cá, Nhật Tân. Chính vì đãi vàng sa khoáng nên nước đục như cháo loãng quanh năm, dân không dám bắt nước vào ruộng vì sợ lúa chết. Cả trâu, bò, lợn, gà, vịt cũng không dám thả gần bờ suối.
  4. Dòng suối chảy qua gữa thôn Cốc Táy lúc nào cũng ngầu đục Hơn chục năm về trước, Cốc Táy đã bị “vàng tặc” quần nát, nhiều gia đình phải di chuyển đến nơi khác sinh sống do không còn ruộng canh tác. Bây giờ, đất tại các bãi soi ở Nà Khoang vẫn bị tàn phá ngày đêm để tìm vàng nên các khu đất có thể trồng được ngô, lúa tiếp tục bị phá tan hoang. Cơn lốc vàng đi qua đã để lại cho dân Cốc Táy một thời bị đìu hiu với hàng chục người mắc nghiện ma túy, nhà cửa nát tan. Hơn chục năm nay, dân Cốc Táy không đi làm vàng nên không còn ai mắc tai tệ nạn xã hội, trẻ em trong thôn chịu khó học hơn, đã có 4 người theo học tại các trường đại học. Tuy nhiên, nạn khai thác vàng ở đầu nguồn nước thôn Cốc Táy chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt là thời gian gần đây có sự xuất hiện thêm của một doanh nghiệp được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên đỉnh núi. Nước đục như cháo chảy từ trong núi xuống phía ruộng đồng chẳng biết do phía công ty hay do các nhóm “vàng tặc” gây nên khiến người dân không khỏi lo lắng. Ông Tho Văn Bộ, người dân thôn Cốc Táy cho biết: “Hiện thôn có mấy anh em ông Hiền, ông Hòa (con ông Hoàng Văn Bộ) đang khai thác vàng trái phép tại khu Nà Khoang. Còn ở trên đỉnh núi, tôi có nghe họ nói là công ty Đại Lộc được cấp phép thăm dò khoáng sản nên họ có người bảo vệ phần trên, còn phía sườn núi là các lán của bọn làm vàng trái phép, mình đến đuổi họ thì họ cuốn gói đi nhưng khi mình về thì họ lại dựng lều làm bạt bình thường. Chính quyền xã cũng thường xuyên truy quét nhưng chẳng ăn thua gì vì họ ở mãi trên cao, phải mất hơn một
  5. tiếng mới leo lên đến lán, lên đến nơi thì họ đã trốn hết rồi, người dân thôn này chẳng biết những người làm vàng trên ngọn núi kia đâu, chỉ biết là họ đã làm cho dòng nước này cứ đục quanh năm…”. Từ nhà ông Bộ đến bãi vàng ở sườn núi Nà Quang chỉ khoảng hơn 1 km đường chim bay, mọi người n gồi uống nước trong nhà cũng nhìn thấy các lán lớn, nhỏ phủ bạt xanh két dưới bóm cây trên sườn núi. Thi thoảng người dân Cốc Táy lại hoảng loạn khi nghe tin dữ “sập hầm chết người”. Còn chết ai, người ở đâu bị chết, dân Cốc Táy cũng chẳng hề hay biết, chỉ biết là có người làm vàng xấu số nào đó đã bị chết khi các phu vàng khiêng xác họ qua thôn. Chỉ mới đầu năm 2012, đã có một vụ sập hầm lớn làm chết cả 3 người ngay khu vực hang Hồ, còn năm 2011 cũng có 3 người chết do tát vét quặng sa khoáng. Trao đổi với chúng tôi, bà Lương Thị Nhung – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lập cho hay: “Chính quyền xã không phải là không truy quét, từ đầu năm đến nay xã đã thành lập tổ truy quét do anh Sầm Văn Chung, Phó Chủ tịch xã phụ trách, tổ đã nhiều lần lập biên bản tịch thu tan g vật. Hiện có một công ty khai thác là Công ty Đại Lộc cũng làm trên đó, theo tôi được biết Cty Đại Lộc lấy tên là thăm dò địa chất, mà đã thăm dò thì phải lên núi rồi, cả vùng giáp danh nữa, không ai thăm dò ở đồng bằng cả…”. Thật khó có thể tin là vấn n ạn khai thác vàng trái phép lại có thể lộng hành hàng chục năm tại Cốc Táy? Liệu có hay không việc bảo kê cho nạn khai thác trái phép? Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang cần sớm vào cuộc để dẹp bỏ vấn nạn đáng quan ngại này nhằm trả lại môi trường trong sạch cho Cốc Táy, đây cũng là nỗi mong chờ lớn nhất của người dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2