intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

. Xác định áp suất thẩm thấu của lá hoặc rễ cây

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

402
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định áp suất thẩm thấu của lá hoặc rễ cây bằng phương pháp so sánh tỉ trọng dung dịch Như trên đã biết, cây chịu hạn và cây kém chịu hạn có áp suất thẩm thấu rất khác nhau, do nhu cầu nước và điều kiện cung cấp nước. Những cây sống trong điều kiện cung cấp nước tốt thì không cần duy trì áp suất thẩm thấu cao để lấy nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: . Xác định áp suất thẩm thấu của lá hoặc rễ cây

  1. Bài thực hành 12. Xác định áp suất thẩm thấu của lá hoặc rễ cây bằng phương pháp so sánh tỉ trọng dung dịch 1. Nguyên tắc của phương pháp Như trên đã biết, cây chịu hạn và cây kém chịu hạn có áp suất thẩm thấu rất khác nhau, do nhu cầu nước và điều kiện cung cấp nước. Những cây sống trong điều kiện cung cấp nước tốt thì không cần duy trì áp suất thẩm thấu cao để lấy nước. Ngược lại những cây sống trong điều kiện khô hạn, để lấy
  2. được lượng nước ít ỏi trong đất, thường phải có áp suất thẩm thấu cao. Để xác định áp suất thẩm thấu theo công thức: P = RTC, ta chỉ cần xác định nồng độ C của đối tượng nghiên cứu. Vì ta đã biết R = 0,082, T = 273 + nhiệt độ nơi làm thực hành. Việc xác định nồng độ C dựa trên cơ sở so sánh tỷ trọng dịch tế bào của đối tượng nghiên cứu với tỷ trọng dung dịch đã biết nồng độ. 2. Đối tượng, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm - Lá cây hoặc rễ cây tươi lấy từ các cây ở các môi trường khác nhau - Dụng cụ ép dịch - Micropipet - Ông đong - Ông nghiệm
  3. - Dung dịch xacarozơ với các nồng độ khác nhau 3. Các bước tiến hành - Rút dịch tế bào: lá cây hoặc rễ tươi cắt nhỏ, đưa vào dụng cụ ép, sau đó ép với một lực mạnh để lấy dịch tế bào, đổ dịch tế bào ép được vào ống nghiệm - Chuẩn bị thang dung dịch xacarozơ có các nồng độ như sau: 0,06, 0,08, 0,10, 0,12, 0,16, 0,22, 0,28, 0,35, 0,40 - Thao tác: Dùng micropipet lấy dịch tế bào nhỏ cẩn thận, từ từ một giọt dịch vào giữa dung dịch xacarozơ theo thứ tự nồng độ dung dịch từ thấp đến cao. Quan sát sự chuyển động của giọt dịch tế bào: nếu giọt dịch đi xuống thì có nghĩa là tỷ trọng của nó
  4. lớn hơn tỷ trọng dung dịch và ngược lại. Ta sẽ tìm được một dung dịch trong một ống nghiệm, có giọt dịch đứng yên rồi tan dần giữa hai ống nghiệm: ống trước giọt dịch đi xuống, ống sau giọt dịch đi lên. Đó chính là ống nghiệm chứa dung dịch xacarozơ có tỷ trọng bằng với tỷ trọng của dịch tế bào và cũng có nghĩa là nồng độ dung dịch này bằng nồng độ dịch tế bào. 4. Kết luận: Tính áp suất thẩm thấu và nhận xét kết quả thu được. Bài thực hành 13 Xác định hàm lượng clorophin tổng số và tỉ lệ clorophin a/b 1. Nguyên tắc của phương pháp
  5. Các cây ưa sáng, ưa bóng khác nhau rất rõ về hàm lượng clorophin tổng số và tỉ lệ clorophin a /b. Cây ưa sáng có hàm lượng clorophin tổng số và tỉ lệ clorphin a /b cao hơn cây ưa bóng. 2. Đối tượng, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm - Lấy các lá tươi ở nhiều cây khác nhau: cây trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, cây trồng dưới tán các cây khác, cây cảnh trồng trong nhà,… - Hoá chất và dụng cụ (như bài 1) 3. Các bước tiến hành (như bài 1) 4. Kết luận: Nhận xét các kết quả thu được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2