intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Xử lý” video thế nào cho khôn khéo?

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

113
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng 1: Phán đoán Muốn cho học viên rèn luyện khả năng phán đoán trong học tập, giáo viên có thể sử dụng video theo các cách sau: - Khi bật hình và tiếng của video: Sử dụng nút nhấn Tạm Dừng để dừng một cảnh nào đó và để học viên đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Sử dụng nút nhấn Tạm Dừng sau một câu thoại đặc biệt và để học viên đoán xem câu thoại tiếp theo nội dung là gì. - Khi tắt tiếng của video: Cho học viên đoán tình huống và mô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Xử lý” video thế nào cho khôn khéo?

  1. “Xử lý” video thế nào cho khôn khéo? Kỹ năng 1: Phán đoán Muốn cho học viên rèn luyện khả năng phán đoán trong học tập, giáo viên có thể sử dụng video theo các cách sau: - Khi bật hình và tiếng của video: Sử dụng nút nhấn Tạm Dừng để dừng một cảnh nào đó và để học viên đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Sử dụng nút nhấn Tạm Dừng sau một câu thoại đặc biệt và để học viên đoán xem câu thoại tiếp theo nội dung là gì. - Khi tắt tiếng của video: Cẩm nang cho việc dạy ngoại ngữ Cho học viên đoán tình huống và mô tả đặc điểm dựa trên hình Các bài học cập nhật theo chủ điểm ảnh của băng video mà không có âm thanh. Cho học viên đoán các câu thoại sau khi xem các hình ảnh của băng video có âm thanh.
  2. Cho học viên đoán từng lời thoại riêng biệt bằng cách sử dụng nút nhấn Tạm Dừng. - Khi tắt hình ảnh của video Cho học viên đoán các tình huống và mô tả đặc điểm bằng cách chỉ nghe âm thanh của băng video. Kỹ năng 2: Quan sát sự nhận thức Giáo viên có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên bằng cách: - Trước khi xem video: Cho học viên một số câu thoại đặc biệt để quan sát và lắng nghe trước khi họ xem toàn cảnh. - Trong khi xem video: Dừng từng cảnh trên video và kiểm tra mức độ hiểu của học viên bài - Trong khi và sau khi xem video: Luôn đặt ra những câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài của học viên. - Sau khi xem video: Phát cho học viên phần bài tập điền từ vào chỗ trống dựa trên các câu thoại trong video. Kỹ năng 3: Thực hành nghe - Viết chính tả: Yêu cầu học viên viết lại các câu thoại khi họ xem đoạn video, đồng thời sử dụng nút Tạm Dừng để học viên có thời gian ghi chép. - Bài tập điền từ: học viên nghe băng và điền vào chỗ trống những từ còn thiếu trong các câu thoại.
  3. Kỹ năng 4: Thực hành nói - Đóng vai các nhân vật: chọn học viên đóng vai các nhân vật trong đoạn hội thoại, thực hành nói theo từng câu để luyện tập ngữ điệu và trọng âm đúng. -Thực hành các câu hỏi phỏng vấn: cho học viên di chuyển quanh lớp học và sử dụng kiến thức có trong băng video để thực hành kỹ năng nói. Sau đó, học viên có thể báo cáo trước lớp về những thông tin mình có được sau những câu hỏi với các học viên khác. - Điền các thông tin còn thiếu: chia lớp làm 2 nhóm, một nhóm chỉ nghe không có hình, nhóm khác chỉ nhìn hình mà không nghe tiếng. Sau đó, chia học viên thành từng nhóm nhỏ bao gồm nửa học viên ở nhóm 1 và nửa học viên ở nhóm 2 để thảo luận về các tình huống và đóng vai các nhân vật có trong đoạn băng. Kỹ năng 5: Thảo luận - Cho học viên thảo luận về quang cảnh, về hành động, về quan điểm và cảm xúc của các nhân vật trong băng video. - Cho học viên phát biểu họ đồng cảm với nhân vật nào nhất trong băng và giải thích tại sao. Với những cách đơn giản trên hi vọng bạn sẽ khiến học sinh hứng thú hơn và tạo hiệu quả cao hơn cho giờ dạy của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0