intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

00050000430

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia từ năm 2004 đến nay, chỉ rõ những bài học kinh nghiệm cũng như những tồn tại, thiếu sót của vấn đề này. Đưa ra các dự báo, đề xuất và các giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 00050000430

Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan an ninh<br /> điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều<br /> tra xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia<br /> Đỗ Thị Hường<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: TS. Phạm Việt Trường<br /> Năm bảo vệ: 2011<br /> Abstract. Xây dựng khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan<br /> An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm<br /> phạm an ninh quốc gia. Phân tích, chỉ rõ cơ sở pháp lý của mối quan hệ phối hợp<br /> giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các<br /> vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Làm rõ đặc điểm các vụ án xâm phạm an ninh<br /> quốc gia có ảnh hưởng đến mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và<br /> Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.<br /> Phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra<br /> và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc<br /> gia từ năm 2004 đến nay; chỉ rõ những bài học kinh nghiệm cũng như những tồn tại,<br /> thiếu sót của vấn đề này. Đưa ra các dự báo, đề xuất và các giải pháp nâng cao hiệu<br /> quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân<br /> trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian tới.<br /> Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Viện Kiểm sát; An ninh quốc gia; Cơ<br /> quan điều tra<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do nghiên cứu đề tài<br /> Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân là những cơ quan tiến hành tố<br /> tụng hình sự. Quan hệ giữa hai cơ quan này trong khởi tố, điều tra, xử lý các vụ án hình sự<br /> nói chung và các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng được quy định trong Bộ luật Tố<br /> tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và ngày càng được củng cố, hoàn thiện<br /> trong quá trình xây dựng pháp luật tố tụng hình sự nước ta.<br /> Nghiên cứu, xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế, nội dung mối quan hệ phối<br /> hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án<br /> xâm phạm an ninh quốc gia là đòi hỏi mang tính khách quan.<br /> Việc nghiên cứu đề tài: "Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và<br /> Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xửlý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia" với tư<br /> <br /> cách một Luận văn Thạc sĩ Luật học là đòi hỏi cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa cả về mặt lý<br /> luận và thực tiễn.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Ở Việt Nam, đã có một số tác giả ở cả hai ngành Công an và Kiểm sát quan tâm<br /> nghiên cứu đề tài với các mức độ khác nhau. Nghiên cứu nội dung các công trình của các tác<br /> giả đó cho thấy, các công trình này hoặc là đề cập sâu về phương diện pháp luật; hoặc là đề<br /> cập đến quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự<br /> (mà không phải là Cơ quan An ninh điều tra); hoặc mới dừng lại ở phạm vi và mức độ<br /> nghiên cứu nhất định, mà không đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện,<br /> sâu sắc về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân<br /> trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Vì vậy, đề tài "Mối quan hệ phối<br /> hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án<br /> xâm phạm an ninh quốc gia" không trùng lặp với bất kỳ đề tài khoa học, Luận văn, Luận án<br /> nào.<br /> 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Luận văn<br /> 3.1. Mục tiêu<br /> Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý của mối quan hệ<br /> giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân; Luận văn đề xuất những giải pháp,<br /> kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp, đồng thời, Luận văn cũng góp phần<br /> hoàn thiện lý luận về mối quan hệ phối hợp trong điều tra nói chung và mối quan hệ phối hợp<br /> giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm<br /> phạm an ninh quốc gia nói riêng.<br /> 3.2. Nhiệm vụ<br /> Luận văn xây dựng khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An<br /> ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân; Luận văn cũng phân tích, chỉ rõ cơ sở pháp lý của<br /> mối quan hệ phối hợp; làm rõ đặc điểm các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; phân tích,<br /> đánh giá thực trạng mối quan hệ phối hợp, chỉ rõ những bài học kinh nghiệm cũng như những<br /> tồn tại, thiếu sót của vấn đề này, đồng thời đưa ra các dự báo, đề xuất và các giải pháp nâng<br /> cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân<br /> trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian tới.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn<br /> 4.1 Đối tượng nghiên cứu<br /> Đề tài nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn của mối quan hệ phối hợp giữa<br /> Cơ quan An ninh điều tra với Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án<br /> xâm phạm an ninh quốc gia do Cơ quan An ninh điều tra thụ lý.<br /> 4.2 Phạm vi nghiên cứu<br /> Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra các cấp<br /> trong Công an nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong quá trình điều tra, xử lý<br /> các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia ở Trung ương và một số tỉnh, thành phố trọng điểm<br /> như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng từ năm 2004 đến nay.<br /> 5. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp tiếp cận như: Tiếp cận hệ thống, liên<br /> ngành; tiếp cận lịch sử và lôgic; tiếp cận định tính, định lượng; tiếp cận cá biệt và so sánh;<br /> tiếp cận thực tiễn Việt Nam và nước ngoài; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu<br /> như: Phân tích, tổng hợp; thống kê hình sự; so sánh; đối chiếu; chứng minh; tổng kết kinh<br /> nghiệm; chuyên gia; tọa đàm, điều tra xã hội học ...<br /> 6. Đóng góp của Luận văn<br /> Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ Thạc sĩ. Những đóng góp<br /> mới của Luận văn, bao gồm: Luận văn xây dựng khái niệm, chỉ rõ các đặc điểm; phân tích,<br /> luận giải cơ sở pháp lý của mối quan hệ phối hợp; phân tích, làm rõ đặc điểm các vụ án xâm<br /> <br /> phạm an ninh quốc gia có ảnh hưởng đến mối quan hệ phối hợp; phân tích, đánh giá thực<br /> trạng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong<br /> điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Đồng thời, Luận văn hình thành các chỉ<br /> dẫn khoa học về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân<br /> dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; đưa ra những dự báo và đề<br /> xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp này trong thời<br /> gian tới.<br /> 7. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn<br /> Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần bổ sung lý luận về quan hệ phối hợp<br /> giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình điều tra, xử lý các<br /> vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Những đề xuất, kiến nghị có tính định hướng của đề tài có<br /> thể được vận dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp này. Luận<br /> văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, học viên, sinh viên và<br /> những nhà nghiên cứu của hai ngành Công an và Kiểm sát.<br /> 8. Kết cấu của Luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung Luận<br /> văn được cấu trúc thành 03 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều<br /> tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.<br /> Chương 2: Thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện<br /> kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia từ năm 2004<br /> đến nay.<br /> Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa Cơ<br /> quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an<br /> ninh quốc gia.<br /> Chương 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CƠ<br /> QUAN AN NINH ĐIỀU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA,<br /> XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA<br /> 1.1. Khái niệm, tính tất yếu và đặc điểm của mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan<br /> An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm<br /> an ninh quốc gia<br /> 1.1.1. Khái niệm<br /> Trên cơ sở phân tích chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Cơ<br /> quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân đã được trình bày trong Luận văn, tác giả<br /> đưa ra khái niệm quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân<br /> trong điều tra, xử lý vụ án xâm phạm an ninh quốc gia là “quan hệ xã hội có ý nghĩa pháp lý<br /> nảy sinh khi xảy ra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan<br /> An ninh điều tra, được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh; những người tham<br /> gia quan hệ này bao gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra và Điều tra<br /> viên (thuộc Cơ quan An ninh điều tra); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân<br /> và Kiểm sát viên (thuộc Viện kiểm sát nhân dân) mang quyền và nghĩa vụ theo luật định<br /> trong suốt quá trình giải quyết vụ án xâm phạm an ninh quốc gia”.<br /> 1.1.2. Tính tất yếu của mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và<br /> Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia<br /> Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân là quan<br /> hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và giải quyết vụ án xâm phạm<br /> an ninh quốc gia nói riêng, mà thực chất là sự phối hợp trong công tác đấu tranh phòng,<br /> <br /> chống tội phạm theo những nguyên tắc do pháp luật tố tụng hình sự quy định, có sự tác động,<br /> hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.<br /> Tính tất yếu của mối quan hệ này phải dựa trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy<br /> vật về mối liên hệ phổ biến vào hoạt động tố tụng hình sự. Theo đó, quan hệ giữa các chủ thể<br /> tiến hành tố tụng vừa có nét chung của quan hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, quá<br /> trình của hiện thực khách quan, vừa có nét đặc thù trong tố tụng hình sự.<br /> Có thể đưa ra kết luận: “Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và<br /> Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia là quan hệ pháp luật<br /> tố tụng hình sự trong hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm và người thực hiện hành vi<br /> phạm tội một cách nhanh chóng, khách quan, toàn diện, chính xác, đúng pháp luật”.<br /> 1.1.3. Đặc điểm của mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện<br /> kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia<br /> Từ bản chất, có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản của quan hệ giữa Cơ quan An ninh<br /> điều tra và Viện kiểm sát nhân dân như sau: Về phạm vi, quan hệ giữa Cơ quan An ninh điều<br /> tra và Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp phát sinh từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm,<br /> khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra vụ án, hoàn thành bản kết luận điều tra và đề nghị truy<br /> tố người phạm tội. Về tính chất, quan hệ giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát<br /> nhân dân vừa mang tính phối hợp, vừa mang tính chế ước. Đây là quan hệ biện chứng, chặt<br /> chẽ, không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Luận văn đã trình bày về cơ chế thực hiện mối<br /> quan hệ này.<br /> 1.2. Đặc điểm các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan đến mối quan<br /> hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân<br /> 1.2.1. Đặc điểm hoạt động phạm tội<br /> Khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù số lượng các vụ án không nhiều nhưng đa số đều<br /> phức tạp, liên quan trực tiếp đến các vấn đề về chính trị, đối ngoại của đất nước. Hành vi của<br /> các đối tượng trong những vụ án này thường xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính<br /> quyền nhân dân, đến an ninh chính trị, kinh tế, an ninh nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước;<br /> thể hiện sự phản kháng, chống đối của giai cấp đã bị lật đổ, các thế lực thù địch đối với nước<br /> ta.<br /> 1.2.2. Đặc điểm đối tượng phạm tội<br /> Qua khảo sát 505 đối tượng điển hình do Cơ quan An ninh điều tra trên toàn quốc đã<br /> thụ lý điều tra trong thời gian từ năm 2004 đến nay cho thấy nhiều đối tượng trong các vụ án<br /> xâm phạm an ninh quốc gia thuộc loại có “nhân thân đặc biệt”. Đó là những người có trình<br /> độ cao, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng do những nguyên<br /> nhân khác nhau (như do lợi ích, địa vị của họ trước đây bị chính quyền cách mạng tước bỏ;<br /> do bất mãn; do bị thế lực nước ngoài kích động, mua chuộc; do sự tha hóa, biến chất …) dẫn<br /> đến hành động phạm tội.<br /> Kết luận Chương 1:<br /> Chương 1 của Luận văn trình bày những vấn đề cơ bản về mối quan hệ phối hợp giữa<br /> Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm<br /> phạm an ninh quốc gia.<br /> Chương 2<br /> THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA<br /> VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA, XỬ LÝ CÁC VỤ ÁN XÂM<br /> PHẠM AN NINH QUỐC GIA TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY<br /> 2.1. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra trong<br /> Công an nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân<br /> <br /> 2.1.1. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra trong<br /> Công an nhân dân<br /> 2.1.1.1. Về tổ chức bộ máy<br /> Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân được chia làm<br /> hai cấp: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra Công an các tỉnh,<br /> thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh điều tra được quy<br /> định cụ thể tại Điều 10 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Với mô hình tổ chức bộ máy hiện<br /> nay, Cơ quan An ninh điều tra có điều kiện chuyên sâu để tiến hành điều tra các vụ án thuộc<br /> thẩm quyền.<br /> 2.1.1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn<br /> Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân được quy<br /> định tại Điều 12 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Quy định hiện hành đã dẫn đến những<br /> khó khăn như: Thẩm quyền điều tra 13 tội không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia (mục<br /> III về các tội phạm khác trong Phụ lục) chỉ được Cơ quan An ninh điều tra tiến hành khi<br /> thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, ngay tại thời điểm<br /> điều tra vụ án rất khó xác định mức hình phạt đối với từng tội phạm và vì vậy, sẽ rất khó<br /> khăn cho việc xác định thẩm quyền điều tra vụ án thuộc Cơ quan An ninh điều tra hay thuộc<br /> Cơ quan Cảnh sát điều tra. Đây là những khó khăn, vướng mắc từ chính thực tiễn điều tra, xử<br /> lý vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh<br /> điều tra và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Thực tiễn đòi hỏi phải hoàn thiện các quy định<br /> của pháp luật theo hướng phân định thẩm quyền điều tra cho các Cơ quan Điều tra không phụ<br /> thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.<br /> 2.1.2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân<br /> 2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy<br /> Hiện nay, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân<br /> Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Viện kiểm<br /> sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Viện kiểm sát quân sự Trung ương,<br /> Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương và Viện kiểm sát quân sự khu vực. Hệ thống<br /> tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân (không tính các Viện kiểm sát quân sự) trên phạm vi toàn<br /> quốc có 742 Viện kiểm sát, gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 63 Viện kiểm sát nhân dân<br /> cấp tỉnh và 678 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.<br /> 2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân<br /> Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-TCCB ngày 14/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm<br /> sát nhân dân tối cao thì các đơn vị thuộc Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án<br /> an ninh (Vụ 2) và các Phòng (hoặc bộ phận) thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra,<br /> kiểm sát xét xử sơ thẩm án an ninh Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hành<br /> quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra những vụ án hình sự do<br /> Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh, thành phố<br /> trực thuộc Trung ương trực tiếp điều tra.<br /> 2.2. Thực trạng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan An ninh điều tra và Viện<br /> kiểm sát nhân dân trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia từ năm<br /> 2004 đến nay<br /> 2.2.1. Quan hệ phối hợp trong khởi tố, điều tra, xử lý vụ án xâm phạm an ninh<br /> quốc gia<br /> 2.2.1.1. Quan hệ phối hợp trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can<br /> Khảo sát cho thấy, thời gian qua, Cơ quan An ninh điều tra và Viện kiểm sát nhân dân<br /> đã phối hợp nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt việc khởi tố các vụ án, khởi<br /> tố bị can để công tác điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia đi đúng hướng, đảm bảo<br /> cho việc truy tố, xét xử trong các giai đoạn tiếp theo được chặt chẽ, chính xác, phù hợp với<br /> pháp luật và thông lệ quốc tế, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2