YOMEDIA
ADSENSE
00050003693aTóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam
48
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Luận văn nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 00050003693aTóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư<br />
cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình<br />
sự trong luật hình sự Việt Nam<br />
Bùi Quang Vinh<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Phạm tội; Luật hình sự; Lợi dụng quyền hạn; Lợi dụng chức vụ; Pháp luật<br />
Việt Nam<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài<br />
Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm nhất cho xã hội, được chủ thể có đủ<br />
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi, trái với pháp luật hình sự và do đó phải<br />
gánh chịu hậu quả pháp lý nghiêm khắc nhất là hình phạt. Tội phạm là hiện tượng xã hội rất đa<br />
dạng, phức tạp mà sự khác biệt chủ yếu được phân biệt qua tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã<br />
hội của nó. Tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi người ta phân chia tội<br />
phạm thành các nhóm, các tội danh cụ thể và áp dụng các khung hình phạt khác nhau trong cùng<br />
một tội danh, cũng như cá thể hóa hình phạt trong mỗi khung hình phạt đối với từng trường hợp<br />
cụ thể.<br />
Chúng ta biết rằng mức độ nguy hiểm của tội phạm được quy định bởi nhiều thuộc tính,<br />
yếu tố như: tầm quan trọng của mối quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ lỗi, động cơ, mục đích,<br />
nhân thân của chủ thể, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm phạm tội, hậu quả thiệt hại xảy ra...<br />
Tổng hợp tất cả những yếu tố đó cho phép xác định mức độ nguy hiểm nhất định của tội phạm cụ<br />
thể, làm cơ sở cho việc quy định tội phạm trong luật, cũng như trong các trường hợp cụ thể là cơ<br />
sở quyết định trách nhiệm hình sự mà người thực hiện tội phạm phải gánh chịu.<br />
Trong số những người thực hiện hành vi phạm tội có một nhóm người có đặc điểm là họ<br />
được trao quyền lực nhất định trong các quan hệ xã hội, thể hiện dưới hình thức một chức vụ,<br />
quyền hạn nào đó. Nói cách khác họ có "ưu thế" hơn những người khác trong việc tiếp cận, thực<br />
hiện hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ, cũng như có khả<br />
năng cao hơn trong việc che giấu trốn tránh trách nhiệm khi xâm hại các quan hệ xã hội đó.<br />
Chính vì vậy trong một số trường hợp nhất định, nếu tội phạm được thực hiện bởi người có chức<br />
vụ, quyền hạn thì bị coi là có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với người<br />
bình thường. Đó chính là cơ sở khác quan để Bộ luật hình sự nước ta quy định tình tiết "lợi dụng<br />
chức vụ, quyền hạn" là một tình tiết tăng nặng, đồng thời trong một số tội phạm cụ thể còn lấy<br />
<br />
làm tình tiết tăng nặng định khung. Việc quy định như vậy một mặt thể hiện quan điểm khoa<br />
học: lấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm làm "thước đo" chủ yếu cho trách<br />
nhiệm hình sự và hình phạt, mặt khác thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là<br />
Nhà nước "của dân, do dân, vì dân", cán bộ công chức, tức là những người thường mang một<br />
chức vụ, quyền hạn nhất định, là công bộc của nhân dân, nếu lợi dụng điều này để phạm tội phải<br />
bị coi là nguy hiểm hơn, phải chịu trách nhiệm hình sự cao hơn người bình thường.<br />
Trong thực tiễn, các tội phạm xuất hiện tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" không<br />
phải hiếm và thường là những vụ án phức tạp, điều tra khó khăn, áp dụng pháp luật có nhiều<br />
quan điểm khác nhau. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành đổi mới<br />
toàn diện, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với những chuyển biến<br />
rất quan trọng về kinh tế - xã hội, thì nhận thức về tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" cũng<br />
phải mang những nội dung mới: yếu tố chức vụ quyền hạn được hiểu như thế nào trong hệ thống<br />
các quan hệ xã hội của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong các mô hình như<br />
tổ chức đa sở hữu, đơn vị sự nghiệp, đơn vị công ích? Việc làm rõ các vấn đề này có ý nghĩa<br />
quan trọng cả về nhận thức lý luận và về thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung,<br />
tội phạm có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn nói riêng.<br />
Những vấn đề nêu trên tuy không mới mẻ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết toàn<br />
diện, thấu đáo. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ và riêng<br />
biệt về việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tính chất là một tình tiết tăng nặng<br />
trong luật hình sự Việt Nam.<br />
Chính vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội<br />
với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" để<br />
nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Khoa học pháp lý hình sự trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu,<br />
nhiều bài viết của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài này như: "Tìm hiểu về khái niệm người có<br />
chức vụ và lợi dụng chức vụ để phạm tội - trong luật hình sự Việt Nam" của thạc sĩ Phan Thị<br />
Bích Hiền - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân; "Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm<br />
tội" của PGS.TS Trần Văn Độ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Quân<br />
sự Trung ương; Đề tài khoa học mã số KXBD 02 về "đấu tranh chống tham những - những vấn<br />
đề lý luận và thực tiễn" của Ban Nội chính Trung ương; các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu của TS.<br />
Nguyễn Mạnh Kháng, TS.Nguyễn Ngọc Chí, GS.TS Đỗ Ngọc Quang, PGS.TS Võ Khánh Vinh…<br />
Tuy nhiên điểm chung của các công trình này là nghiên cứ lý luận, thực tiễn vấn đề lợi<br />
dụng chức, quyền hạn để phạm tội nói chung, đi sâu nghiên cứu các tội phạm về tham nhũng và<br />
chức vụ mà chưa đi sâu nghiên cứu về lý luận và thức tiễn vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn<br />
để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng.<br />
Xuất phát từ thực tế này cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về lý luận và<br />
thực tiễn vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng nhằm<br />
từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hoàn thiện quy định<br />
của Bộ luật hình sự là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Việc nghiên cứu đề tài "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là một<br />
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" nhằm đạt được những mục<br />
đích như sau:<br />
Củng cố tri thức về cơ sở khoa học của việc quy định tình tiết "Lợi dụng chức vụ,<br />
quyền hạn" là tình tiết tăng nặng.<br />
<br />
Nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống các quy định của pháp luật hình sự<br />
nước ta liên quan đến vai trò của tình tiết "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn" đối với việc định<br />
khung và quyết định hình phạt.<br />
Nghiên cứu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng tình tiết trên để truy<br />
cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải<br />
pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa duy<br />
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và<br />
hoàn thiện pháp luật.<br />
Luận văn cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương<br />
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát,<br />
phương pháp thống kê.<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hình sự về vấn đề lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quy định tại phần chung, cụ thể là điểm<br />
c khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự quy định vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với<br />
tư cách là tình tiết tăng nặng nói chung, các quy định về vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để<br />
phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng định khung tại một số tội phạm cụ thể quy định tại<br />
phần riêng của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng lợi dụng chức vụ, quyền<br />
hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian từ năm 2000 đến khi luận văn hoàn thành.<br />
6. Những đóng góp mới của luận văn<br />
Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng. Luận văn nghiên cứu<br />
toàn diện và có hệ thống vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết<br />
tăng nặng nói chung và tình tiết tăng nặng định khung tại một số tội phạm cụ thể, nghiên cứu<br />
thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng này từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả việc áp dụng tình tiết tăng nặng này trong quá trình quyết định hình phạt của cơ quan<br />
tiến hành tố tụng.<br />
Trong luận văn này, lần đầu tiên:<br />
Có sự nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về khái niệm chức vụ, quyền<br />
hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phân biệt các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn. So<br />
sách để chi ra điểm giống và khác nhau giữa lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư<br />
cách là tình tiết tăng nặng nói chung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự với lợi<br />
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng định khung quy định tại<br />
một số tội phạm cụ thể cũng như phân biệt giữa lợi dụng chức vụ, quyền hạn với tư cách là tình<br />
tiết tăng nặng với lợi dụng chức vụ, quyền hạn với tư cách là tình tiết định tội trong nhóm các tội<br />
phạm về chức vụ.<br />
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội<br />
với tư cách là tình tiết tăng nặng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong khoảng thời gian từ năm<br />
2000 đến khi luận văn hoàn thành.<br />
Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và<br />
hướng dẫn áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội".<br />
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn<br />
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn<br />
sau đây:<br />
<br />
Ý nghĩa lý luận: Với các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn có giá trị tham<br />
khảo hữu ích cho cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật, cán bộ làm công tác nghiên<br />
cứu và cán bộ giáo viên, sinh viên các trường Đại học.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần thiết thực<br />
trong việc nâng cao nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội<br />
phạm về chức vụ quyền hạn nói riêng trong điều kiện tình hình mới.<br />
8. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức<br />
vụ, quyền hạn" để phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.<br />
Chương 2: Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ,<br />
quyền hạn" để phạm tội trong luật hình sự Việt Nam.<br />
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả<br />
của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" để phạm tội.<br />
<br />
References<br />
1. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 về việc ban hành Quy<br />
tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa<br />
phương, Hà Nội.<br />
2. Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 về việc hướng dẫn thực<br />
hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách<br />
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ<br />
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp<br />
của Nhà nước và các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của<br />
Nhà nước, Hà Nội.<br />
3. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
4. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
5. Lê Văn Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập I, Nxb<br />
Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
6. Lê Văn Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập III, Nxb<br />
Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
7. Lê Văn Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập IV, Nxb<br />
Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
8. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học<br />
Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
9. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự quốc tế, Nxb Chính trị quốc<br />
gia, Hà Nội.<br />
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử lý trách<br />
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ<br />
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, Hà Nội.<br />
11. Chính phủ (2007), Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg ngày 24/01/2007 của Thủ tướng Chính<br />
phủ về thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,tổ chức và Quy chế hoạt động của Văn<br />
phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.<br />
<br />
12. Chính phủ (2007), Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính<br />
phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức,<br />
đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.<br />
13. Chính phủ (2007), Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 quy định thời hạn không<br />
được kinh doanh đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sau khi thôi giữ chức vụ<br />
trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Hà Nội.<br />
14. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật<br />
đối với công chức, Hà Nội.<br />
15. Chính phủ (2012), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định xử lý kỷ luật viên<br />
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, Hà Nội.<br />
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về việc sửa đổi, bổ sung<br />
một số điều của Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý<br />
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ<br />
quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, Hà Nội.<br />
17. Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Minh Hợp (2002), Từ điển Quản lý xã hội, Nxb Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội, Hà Nội.<br />
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự<br />
thật, Hà Nội.<br />
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa<br />
VII, Hà Nội.<br />
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính<br />
trị quốc gia, Hà Nội.<br />
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
24. Trần Văn Độ (1993), "Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội", Nhà nước và pháp<br />
luật, (4), tr .28-31.<br />
25. Trần Văn Độ (1997), "Một số vấn đề về tội tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa", Tòa án nhân<br />
dân, (7), tr. 1-4.<br />
26. Trần Văn Độ (2000), "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm<br />
1999", Dân chủ và pháp luật, (6), tr. 3-5, 46.<br />
27. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư<br />
pháp, Hà Nội.<br />
28. Trần Gia Hiền (1997), Chuyên đề về đấu tranh chống tham nhũng: Những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội.<br />
29. Phan Thị Bích Hiền (2010), "Tìm hiểu về khái niệm "người có chức vụ" và "lợi dụng chức<br />
vụ để phạm tội" trong Luật hình sự Việt Nam", Công an nhân dân, (7), tr. 22-30<br />
30. Nguyễn Ngọc Hòa (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà<br />
Nội.<br />
31. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân<br />
dân, Hà Nội.<br />
32. Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (1999), Thuật ngữ Luật hình sự - Từ điển giải thích thuật<br />
ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn