intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 bước để trở thành nhà lãnh đạo trẻ thành công

Chia sẻ: Ngocbich Bich | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

111
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

10 bước để trở thành nhà lãnh đạo trẻ thành công Hầu hết người trẻ mới chân ướt chân ráo bước vào đời thường không nghĩ mình có thể trở thành lãnh đạo. Không chỉ vì họ thường bắt đầu với các vị trí thấp, đòi hỏi ít kinh nghiệm mà còn vì họ nhút nhát, chưa can đảm để ra khỏi vỏ ốc của mình để đặt mình vào

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 bước để trở thành nhà lãnh đạo trẻ thành công

  1. 10 bước để trở thành nhà lãnh đạo trẻ thành công
  2. Bạn không hề quá trẻ để trở thành một nhà lãnh đạo. 10 bước để trở thành nhà lãnh đạo trẻ thành công Hầu hết người trẻ mới chân ướt chân ráo bước vào đời thường không nghĩ mình có thể trở thành lãnh đạo. Không chỉ vì họ thường bắt đầu với các vị trí thấp, đòi hỏi ít kinh nghiệm mà còn vì họ nhút nhát, chưa can đảm để ra khỏi vỏ ốc của mình để đặt mình vào vai trò của một nhà lãnh đạo. Nhưng với một thái độ tự tin, một con mắt biết quan sát và tính ham học hỏi, bất kì bạn trẻ nào cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp và tài ba 1. Chuẩn bị kĩ càng trước khi tham gia thị trường lao động
  3. Al Coleman, tác giả của Secrets to Success: The Definitive Career Development Guide for New and First Generation Professionals (tạm dịch lBí mật của thành công: Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên nghiệp cho thế hệ trẻ) khuyên người trẻ nên tham gia vào tổ chức xã hội phi lợi nhuận hay các câu lạc bộ để có thề phát triển và cải thiện sự sắc bén cho kĩ năng lãnh đạo. Ông viết: "Những tổ chức xã hội này chứa đựng rất nhiều cơ hội có thể giúp nâng cao kĩ năng lãnh đạo thông qua cách tổ chức các dự án và sự kiện." “Hãy cố gắng tham gia ngay khi còn ngồi trên ghế của giảng đường đại học” - Tiến sĩ Katharine Brooks từ University of Texas cho rằng - nếu sinh viên nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo của mình thông qua các hoạt động này, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trong quá trình xử lí các tình huống khó khăn ở đời thực. 2. Hãy làm bài tập về nhà Tuy kĩ năng lãnh đạo sẽ được nâng cao qua các kinh nghiện thực tế và quá trình quan sát học hỏi, chúng ta cũng không thể phủ nhận các kĩ năng này cũng có thể được củng cố qua sách vở và các khóa huấn luyện các kĩ năng chuyên nghiệp. 3. Dành thời gian để tìm hiểu về văn hóa của công ty
  4. Lắng nghe và quan sát cách đối xử của nhân viên với các "lính mới" để tìm hiểu xem họ mong đợi điểu gì ở nhân viên mới. Brooks nói: " Nếu không biết, hãy hỏi. Đừng ngại hỏi cấp trên mong đợi điều gì ở bạn". Bên cạnh đó, cũng nên để ý phong cách làm việc của cấp trên. Họ thích sự nghiêm túc hay thoải mái giữa cấp trên và cấp dưới? Họ muốn có bản cáo cáo chi tiết mỗi ngày hay theo một kì hạn nhất định? Hãy học cách nắm bắt, học hỏi và hòa nhập. 4. Giữ thái độ của một người muốn học hỏi Hãy luôn tò mò và háo hức học những điều mới lạ. Từ bỏ tư tưởng “Tôi là người - biết - hết”. Cố gắng đừng đánh giá hoặc giả định bất kì điều gì quá sớm bởi chúng chưa chắc đã chính xác. Nếu không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. 5. Dùng "tài lẻ" của bạn để giúp các đồng nghiệp xung quanh
  5. Sự hiểu biết về mạng xã hội của bạn sẽ giúp những đồng nghiệp khác, từ đó có thể "ghi điểm" trong mắt họ. Theo Alexandra Levit (tác giả cuốn sách Blind Spots: The 10 Business Myths You Can't Afford to Believe on Your New Path to Success), hãy vận dụng sự hiểu biết của bạn để tìm kiếm cơ hội, tìm ra hướng giải quyết mới cho những vấn đề mà chưa có ai đề cập tới. Bí quyết để tìm ra những vấn đề là hãy để ý những gì người khác hay phàn nàn. 6. Giúp đỡ luôn là một việc nên làm Tìm cơ hội để giúp đồng nghiệp kể cả khi họ không nhờ bạn. Trong các buổi họp, bạn có thể tự nguyện tham gia vào làm các dự án hay kể cả chỉ là một phần nhỏ của các dự án ấy. Những công việc như vậy sẽ giúp bàn luyện tập khả năng lãnh đạo. Nếu dự án quá lớn hoặc quá khó và bạn chưa đủ kinh nghiệm để làm, bạn có thể lập một nhóm với những đồng nghiệp có nhiều kinh nghệm hơn. Làm thế vừa có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người khác, vừa có thể chuẩn bị được hành trang cần thiết để lãnh đạo trong các dự án về sau.
  6. 7. Làm việc nghiêm túc và tuân thủ các quy định Đừng để mình quá bận rộn với những nhiệm vụ lớn mà quên đi các công việc căn bản được yêu cầu phải hoàn thành. Nếu sếp đưa ra một thời hạn để làm việc gì đó, hãy làm mọi cách để hoàn thành nó trong thời gian quy định. Tốt hơn hết là hoàn thành sớm hơn thời hạn và đừng bao giờ xin thêm thời gian. Có thể khi mới bắt đầu vào làm, sếp sẽ không giao cho bạn những việc quá khó nhưng bạn bắt buộc phải làm thật tốt vì nếu bạn không làm tốt những việc căn bản, chả có ai sẽ tin tưởng giao cho bạn những việc phức tạp hơn. Hơn nữa, cũng nên để ý các luật lệ và quy định của công ty. Hãy là người đi làm sớm nhất và về trễ nhất, đừng làm điểu ngược lại. 8. Giao tiếp, kết nối và tạo dựng các mối quan hệ Mở rộng mối quan hệ với mọi người trong công ty. Giao tiếp một cách mạnh dạn để mọi người biết giá trị của con người bạn.
  7. 9. Biết ơn những người giúp đỡ bạn Bạn có thể nhờ sự tư vấn của những người khác trong công việc (tuy nhiên đừng lạm dụng điều này mà hãy cố gắng tự hoàn thành công việc một mình). Nếu bạn được khen thưởng, đừng quên nêu tên người đã giúp đỡ bạn đạt được sự khen thưởng ấy. 10. Tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp trên Tìm một người có cấp bậc cao hơn trong công ty mà được mọi người biết đến bởi tài năng lãnh đạo và đề cập việc bạn muốn làm "đàn em" với nhân vật này. Từ đó, bạn có thể học hỏi nhiều điều từ họ cách họ lãnh đạo nhóm và xử lý tình huống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2