intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 cách thiết kế góc làm việc để giảm stress

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

87
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Stress không chỉ là sự phiền toái mà còn là mối nguy hiểm về sức khỏe. Nếu làm giảm mức độ căng thẳng , nó sẽ tạo tác động lớn tới sức khỏe lẫn cảm xúc và tinh thần làm việc. Một phương pháp mới để giảm stress là thiết kế góc làm việc phù hợp. Theo các nhà nghiên cứu, cách bạn thiết kế, sắp xếp và sử dụng góc làm việc (hoặc văn phòng riêng) có thể tác động lớn tới lượng stress bạn cảm thấy trong cuộc sống công sở hàng ngày. Dưới đây là một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 cách thiết kế góc làm việc để giảm stress

  1. 10 cách thiết kế góc làm việc để giảm stress Stress không chỉ là sự phiền toái mà còn là mối nguy hiểm về sức khỏe. Nếu làm giảm mức độ căng thẳng , nó sẽ tạo tác động lớn tới sức khỏe lẫn cảm xúc và tinh thần làm việc. Một phương pháp mới để giảm stress là thiết kế góc làm việc phù hợp. Theo các nhà nghiên cứu, cách bạn thiết kế, sắp xếp và sử dụng góc làm việc (hoặc văn phòng riêng) có thể tác động lớn tới lượng stress bạn cảm thấy trong cuộc sống công sở hàng ngày. Dưới đây là một số cách làm đơn giản để thiết kế góc làm việc của bạn, từ đó xua tan dần căng thẳng , mệt mỏi trong bạn: 1. Đặt mọi thứ đúng chỗ Sử dụng hàng giờ tìm kiếm một tài liệu quan trọng đủ để khiến mức độ căng thẳng tăng lên tức thì. Hãy làm giảm stress bằng cách đặt mọi thứ ở đúng chỗ của chúng. Bạn có thể đầu tư một kệ tài liệu để sắp xếp những tài liệu quan trọng. Như vậy, bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy những gì mình cần. 2. Nghe một chút nhạc du dương Âm nhạc bao quanh có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng và mức độ căng thẳng của bạn. Hãy chọn một CD nhạc cổ điển yêu thích và bật nhỏ volume hoặc đeo tai nghe để tránh làm
  2. phiền đồng nghiệp. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự thư thái mà âm nhạc yêu thích có thể mang đến cho bạn. 3. Sử dụng ánh sáng nhẹ Ánh sáng huỳnh quang được sử dụng ở nhiều văn phòng hiện nay có thể quá chói và khiến một số người đau đầu. Thay vào đó, bạn nên chọn đèn có ánh sáng nhẹ và đèn bàn cho góc làm việc của mình. 4. Mang tới cảm giác của gia đình Hãy trang trí xung quanh góc làm việc của bạn bằng những vật thân thuộc và thoải mái, như ảnh người bạn yêu thương, ảnh từ kì nghỉ gần nhất hay bức tranh ngộ nghĩnh do con bạn vẽ. Một chút cảm giác của gia đình ở công sở nhắc nhở lí do bạn làm việc chăm chỉ và giúp bạn bớt căng thẳng hơn. 5. Xua tan sự bừa bộn Văn phòng giúp bạn làm việc hiệu quả là văn phòng không có stress. Trong khi đó, lộn xộn là một kẻ thù của sự hiệu quả. Do đó, bạn cần dành thời gian để dọn dẹp văn phòng của mình. Một văn phòng sạch sẽ, ngăn nắp giúp bạn dễ dàng tìm thấy những gì mình cần, và từ đó, mức độ stress cũng giảm xuống. 6. Chọn màu sắc tường nhẹ nhàng Màu sắc của văn phòng có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của bạn. Do đó, nếu được phép, hãy sơn hoặc dán giấy tường màu phấn mềm mại thay vì màu trắng cổ điển như ở nhiều công ty hiện nay. 7. Trang trí nghệ thuật Treo một bức tranh yêu thích trong văn phòng có thể tạo cảm hứng cũng như giải tỏa stress. Dù chọn chân dung của một nhà kinh doanh mình ngưỡng mộ hay bức tranh phong cảnh, bạn đã mang tới nét hấp dẫn và vẻ đẹp cho góc làm việc của mình, đồng thời tinh thần của bạn cũng sẽ thoải mái hơn. 8. Thêm yếu tố tự nhiên
  3. Những gì về tự nhiên là một liệu pháp hiệu quả để trị stress. Chỉ cần một bình hoa tươi ở góc bàn làm việc hay thậm chí hình ảnh thác nước, bờ biển ở màn hình máy tính, văn phòng của bạn sẽ mang màu sắc tươi sáng hơn. 9. Chọn đồ đạc thoải mái Khi chọn đồ dùng cho văn phòng, hãy ưu tiên cho sự thoái mải, chứ không phải vẻ ngoài của chúng. Có thể bạn là người có vị trí cao trong công ty và muốn gây ấn tượng với những người ghé qua bằng đồ đạc hào nhoáng. Nhưng hãy nhớ rằng bạn sẽ dành nhiều thời gian ở văn phòng của mình và bạn cần sự thoải mái. Do đó, hãy ưu tiên cho một chiếc ghế thoải mái thay vì một chiếc ghế cầu kì nhưng khiến bạn đau lưng khi ngồi lâu. 10. Thiết kế tối ưu hóa Bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi làm việc trong môi trường dễ chịu và thân thuộc, từ máy móc thiết bị cần thiết tới đồ trang trí. Do đó, hãy chú ý thiết kế góc làm việc tối ưu hóa, mang tới sự tiện nghi và thoải mái nhất cho bạn Các chuyên gia tin rằng chúng ta có thể tự giúp mình thoát khỏi cảm giác lo âu, phiền muộn mà không cần dùng thuốc, chỉ cần áp dụng một số cách giảm stress sau đây. Chia sẻ với ai đó. Lời khuyên dành cho bạn là đừng chịu đựng buồn phiền một mình mà hãy bộc bạch với người mà mình tin tưởng, chẳng hạn như bạn bè, đồng nghiệp hay người thân. Nếu nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ ai đó, chắc chắn bạn sẽ sớm tìm ra hướng giải quyết vấn đề đang vướng mắc. Tìm hiểu sự thật. Khi bạn thiếu thông tin hoặc hiểu không đúng về vấn đề đang bị bế tắc và để trí tưởng tượng vượt quá tầm kiểm soát, dẫn đến tình trạng lo lắng tiêu cực. Trong trường hợp đó, tốt nhất bạn nên nhìn thẳng vào vấn đề để hiểu rõ nó. Đầu tiên bạn có thể áp dụng cách thứ nhất, tức tìm người chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn đủ mạnh mẽ đối diện sự thật mà bạn đang muốn tìm hiểu.
  4. Những cách giảm stress hiệu quả Phân tích vấn đề. Xác định rõ đâu là những thứ khiến bạn rơi vào lo âu và phân chúng thành hai loại tích cực và tiêu cực. Sau đó, lập kế hoạch cụ thể để giải quyết những vấn đề tích cực. Với những gì thuộc loại tiêu cực, tốt nhất bạn quên chúng đi bởi chúng không cần thiết và không giúp ích gì cho cuộc sống của bạn. Tự trấn an. Lúc bạn đang ở trạng thái lo âu, hãy tìm chỗ yên tĩnh và tự nói: “Mình sẽ nỗ lực hết sức có thể để giải quyết vấn đề”, và sau đó sẽ không nghĩ đến chúng nữa. Bởi khi tinh thần thoải mái, bạn sẽ đối mặt và giải quyết công việc tốt hơn. Chăm sóc bản thân. Ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, tích cực tiếp xúc với những người lạc quan xung quanh và đặc biệt là không lạm dụng bia rượu để giải tỏa tâm lý căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngồi thiền vì hoạt động này có tác dụng mang lại sự thanh tịnh cho đầu óc và tâm hồn bạn.
  5. Tự tạo niềm vui. Tìm và kết bạn với những người vui tính, đọc truyện cười, xem phim hài… Tóm lại là hãy để bản thân được cười càng nhiều càng tốt vì hài hước có thể giúp đẩy lùi những ý nghĩ lệch lạc do lo lắng tiêu cực. Hãy luôn tìm kiếm hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày ở những thứ tồn tại xung quanh mình, từ những tác nhân có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời bạn như vợ chồng, con cái, bạn bè, sức khỏe đến những việc nhỏ nhặt đời thường. Tăng cường xã giao. Nên cố gắng mở rộng quan hệ với nhiều người trong gia đình, bạn bè, tham gia hoạt động với những người cùng chung sở thích… do hạnh phúc luôn đến từ những mối quan hệ tốt. Nó có thể củng cố lòng tin và tạo dũng khí để bạn có thể đối diện với những thách thức trong cuộc sống. Làm việc một cách khoa học. Đa số những lo âu hằng ngày có liên quan trực tiếp đến sự vô tổ chức. Hãy thiết lập danh sách, ghi những điều cần thiết vào sổ ghi nhớ và sắp xếp mọi thứ gọn gàng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và không phải lâm vào trạng thái cuống cuồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1