intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 dấu hiệu cảnh báo từ làn da

Chia sẻ: Chuotcon456 Chuotcon456 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làn da chính là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đồng thời đó là hệ thống cảnh báo sớm về vấn đề sức khỏe của bạn. Nếu cơ thể có điều gì bất thường, ngay lập tức sẽ gửi “tín hiệu” cảnh báo đến làn da. Gần như tất cả các bệnh trạng đều thể hiện qua làn da. Khi một cơ quan nào đó không hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy những dấu hiệu thể hiện trên da của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 dấu hiệu cảnh báo từ làn da

  1. 10 dấu hiệu cảnh báo từ làn da Làn da chính là cơ quan lớn nhất của cơ thể, đồng thời đó là hệ thống cảnh báo sớm về vấn đề sức khỏe của bạn. Nếu cơ thể có điều gì bất thường, ngay lập tức sẽ gửi “tín hiệu” cảnh báo đến làn da. Gần như tất cả các bệnh trạng đều thể hiện qua làn da. Khi một cơ quan nào đó không hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy những dấu hiệu thể hiện trên da của mình. Như vậy, nếu làn da của bạn xuất hiện 10 triệu chứng sau đây thì phải hết sức thận trọng. 1. Da ở lòng bàn tay và chân bị vàng Nguyên nhân là do các chức năng của tuyến giáp trong cơ thể hoạt động giảm và do hàm lượng carotene trong máu tăng cao bất ngờ, dẫn đến các triệu chứng: vàng da, da khô, chân tay mệt mỏi không buồn vận động, sắc mặt nhợt nhạt hoặc vàng, tăng cân. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều cà rốt, khoai lang, bí ngô cũng là nguyên nhân khiến da bị vàng. 2. Nhiều nếp nhăn sâu
  2. Việc thiếu hụt collagen có thể gây ra nếp nhăn và thoái hóa xương. Vì vậy, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra mật độ xương của bạn. Nếu bạn có nguy cơ bị loãng xương, hãy tập thể dục, uống calcium, vitamin D, và những loại thuốc chứa bisphosphonates sẽ làm chậm quá trình bị loãng xương 3. Làn da dị ứng với ánh nắng mặt trời
  3. Nếu bỗng nhiên bạn nhận thấy làn da khoẻ mạnh của mình lại dị ứng với ánh nắng mặt trời, hễ ra ngoài nắng là da bị mẩn đỏ, nổi những hạt li ti. Nguyên nhân, có thể là cơ thể bạn đang phản ứng lại một loại thuốc nào đó, chẳng hạn như: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân… Tốt nhất, khi có những biểu hiện này bạn nên đến bác sĩ để xin tư vấn về toa thuốc và cần mang kính râm, mũ nón, khẩu trang khi ra đường. 4. Nổi gân xanh, sưng ở da chân Có thể là do chứng giãn tĩnh mạch. Những lúc bị nặng, da bàn chân thường hằn rất rõ những gân xanh, có dấu hiệu sưng lên, đi lại khó khăn. Cách tốt nhất để phòng tránh là bạn nên đi tất mỏng, tránh ngồi tréo chân và buổi tối thường xuyên ngâm chân với nước muối loãng. Và khi bệnh nghiêm trọng, bạn nên đi khám để được bác sĩ điều trị bệnh.
  4. 5. Đốm nâu xuất hiện nhiều trên da lưng Đây có thể là triệu chứng của căn bệnh tiểu đường. Vì khi mắc bệnh tiểu đường, các mao mạch và một số mạch máu nhỏ trên da rất dễ vỡ, dẫn đến sự xuất hiện của các đốm nâu. 6. Da mẩn đỏ, phát ban
  5. Khi phát hiện vùng da ở mặt, cổ, đầu gối, cùi chỏ, mông, da đầu và sau lưng bị sần và nổi mẩn… tốt nhất bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc… để giảm các triệu chứng trên. 7. Vết tím đỏ trên da Một sáng thức dậy bạn thấy lạ khi da ở đầu gối, trong người và bắp chân… bỗng xuất hiện những vết tím hình tròn nhưng không do va đập. Đây là hiện tượng rối loạn hệ thống mạch máu. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng các thuốc như: aspirin, thuốc chống viêm nhiễm đồng thời ăn ít thực phẩm giàu vitamin E… để các vết tím nhanh tiêu biến. 8. Da khô, mờ xỉn Thiếu hụt axit béo omega-3 sẽ làm chậm quá trình loại bỏ tế bào chết tự nhiên, khiến da bị khô hay thậm chí là bị vảy gàu. Cách tốt nhất đó là hấp
  6. thụ omega-3 qua các bữa ăn. Hãy ăn nhiều cá hồi, cá mòi, hạt lanh, quả óc chó, và đậu nành vì tất cả những loại thức phẩm này đều rất giàu axit béo. 9. Xuất hiện vùng da ngứa Bạn không ăn những thức ăn lạ, không dùng thuốc… nhưng bạn lại thấy ngứa ở đâu đó trên cơ thể. Những vùng da bị ngứa nặng và dai dẳng – vì dư thừa những tế bào lạ trong mạch máu – có thể là dấu hiệu báo trước của 2 loại ung thư U lymphoma Hodgkin hoặc non-Hodgkin 10. Đổi màu hoặc sưng phù phần dưới của chân Đây rất có thể là nguy cơ suy tĩnh mạch. Khi máu chảy xuống chân, những tĩnh mạch phải bơm ngược chúng trở lại. Những mạch máu không hoạt động bình thường sẽ không thể chống lại trọng lực để bơm ngược máu về tim được, do đó máu sẽ tích tụ ở phần dưới của chân, gây ra vết tấy đỏ hoặc sưng phù. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Vì vậy, bạn phải đi khám nội khoa để chẩn đoán được nguyên nhân căn bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1