intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 lỗi phổ biến của người nhận quyền tương lai

Chia sẻ: Hoàng Thiên Khanh Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

178
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đảm bảo thành công của mình, các bạn nên tránh càng nhiều lỗi càng tốt. Dưới đây là mười lỗi phổ biến nhất mà những người nhận quyền tương lai thường phạm phải trong quá trình đeo đuổi việc mua lại một thương hiệu nhượng quyền. 1. Không đọc, không hiểu hay không hỏi bất kỳ một câu hỏi nào về tài liệu nhượng quyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 lỗi phổ biến của người nhận quyền tương lai

  1. 10 lỗi phổ biến của người nhận quyền tương lai Để đảm bảo thành công của mình, các bạn nên tránh càng nhiều lỗi càng tốt. Dưới đây là mười lỗi phổ biến nhất mà những người nhận quyền tương lai thường phạm phải trong quá trình đeo đuổi việc mua lại một thương hiệu nhượng quyền. 1. Không đọc, không hiểu hay không hỏi bất kỳ một câu hỏi nào về tài liệu nhượng quyền. Những tài liệu này thường rất dài, đôi khi tới 8 trang giấy nhưng việc đọc và hiểu từng phần là rất quan trọng, từ điều 1 đến điều 23 của Bản cung cấp thông tin nhượng quyền (UFOC). Khi bạn đọc tài liệu này, hãy ghi chú lại những phần còn bối rối hoặc chưa rõ. Trước khi bạn muốn xin ý kiến của luật sư, hãy cho người nhượng quyền biết về những mối nghi ngờ của bạn và trước tiên là phải nhờ người đại diện của thương hiệu giải thích cho bạn hiểu rồi hẵng kiểm tra những mối quan tâm còn lại cùng với luật sư. Phải kiểm tra luôn ngày tháng năm của tài liệu. Nếu nó là tài liệu hiện tại, bạn nên yêu cầu xem thêm những tài liệu cũ để so sánh. Một trong những vấn đề chung giữa người nhận quyền mới và người nhượng quyền là sự hiểu lầm về khoản trách nhiệm. So với những điều khoản khác thì trách nhiệm có thể gây ra những vấn đề trong việc sắp xếp lịch cho ngày khai trương. Hãy đọc kĩ tài liệu và hợp đồng nhượng quyền cẩn thận đối với phần trách nhiệm. Đồng thời hãy chú ý đến những nghĩa vụ bắt buộc của người nhượng quyền, đặc biệt là điều thứ 11 trong UFOC. Đừng cho rằng người nhượng quyền chịu trách nhiệm cho những chi tiết trong phần dịch vụ hỗ trợ. Nếu nó không rõ ràng, hãy viết nó ra giấy. Liệt kê tất cả những thắc mắc của bạn và làm rõ xem những bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm thuộc về bên nào. 2. Không hiểu, thiếu chính xác hay không truyền đạt trọn vẹn hợp đồng nhượng quyền và những tài liệu hợp pháp khác khi ký kết. Bạn và luật sư của bạn nên xem lại một cách cẩn thận bản hợp đồng nhượng quyền, các hợp đồng thuê mướn hay bất động sản và những hợp đồng khác. Đầu tiên hãy lập ra một danh sách các câu hỏi để thảo luận với luật sư, sau đó nói lên những mối quan tâm của bạn với người nhượng quyền. Phải có được sự giải thích rõ ràng từ phía người nhượng quyền. Rất hiếm khi bạn có thể thay đổi được những hợp đồng đạt tiêu chuẩn này nhưng những điều khoản vẫn có thể được thêm vào. Không có lý do gì mà người nhượng quyền không cung cấp cho bạn tài liệu bổ sung để làm rõ một điều gì đó trong bản hợp đồng mà khiến bạn cùng luật sư của bạn lúng túng. 3. Không tìm kiếm lời khuyên về pháp lý.
  2. Bạn hãy tìm kiếm và thuê một luật sư, tốt nhất là một người có kinh nghiệm về nhượng quyền thương hiệu. 4. Không xác minh những bài thuyết trình của người nhượng quyền Bạn có thể tránh được lỗi này nếu bạn có những đề phòng đúng đắn. Có thể bạn sẽ muốn thu băng lại tất cả những cuộc họp với người nhượng quyền của mình. Nếu bạn được phép làm vậy thì điều đó thường được chấp nhận ở các phiên tòa khi có nhu cầu phát sinh. Việc làm đó cũng giúp cho người đại diện công ty biết rằng bạn đang làm theo lời họ. Bạn có thể thực hiện điều này một cách lịch sự, nhưng nếu bạn thích, bạn có thể ghi chú vắn tắt tất cả những cuộc họp của mình. Sau đó, hãy xem lại và tóm tắt những chi tiết trong buổi thảo luận, ghi lại bất kì điều khoản nào cần được làm rõ. Hãy gửi một lá thư đăng kí cho người nhượng quyền và một bản sao cho người đại diện để kiến nghị những điều bạn đã ghi chú cùng lời yêu cầu làm rõ những phần bạn cần. Đừng bỏ qua bất kỳ điều gì chưa được giải quyết. Sự siêng năng cũng bao gồm cả sự minh bạch. Nếu có bất kì cuộc nói chuyện nào mà bạn thấy chưa rõ, hãy cố gắng xác minh những điều đó với những người nhận quyền trước hay hiện tại cũng như nói chuyện riêng với người nhận quyền. Như đã nói ở hai mục trên, bạn hãy đảm bảo những gì được nói ra phải được ghi lại để đối chiếu với những văn bản và tài liệu mở khác. 5. Chưa liên lạc hết với những người nhận quyền hiện tại Khu vực thông tin mở về những người nhận quyền quá khứ, hiện tại và tương lai là một điểm khởi đầu có giá trị để xác định người nhận quyền. Thảo luận về những vấn đề bạn quan tâm với người nhận quyền hiện tại là điều bắt buộc. Nếu người nhượng quyền cùng bạn đi gặp hai hay ba người nhận quyền thì bạn nên gặp riêng họ sau để tránh hỏi bất kì câu hỏi nào có thể gây đụng chạm hay bối rối cho họ trước mặt người nhượng quyền. Một yếu tố quan trọng khác nữa là phải tìm hiểu xem người nhượng quyền đã giới thiệu bạn với những người nhận quyền được đền đáp vì sự giúp đỡ của họ trong việc thu hút những người nhận quyền mới hay chưa. Hãy trực tiếp hỏi họ, sau đó bám sát vào những câu trả lời của họ. Thật đáng ngạc nhiên khi một câu trả lời không chính xác có thể thay đổi như thế nào khi nó được viết ra. Cùng với việc tìm hiểu những người nhận quyền do người nhượng quyền giới thiệu với bạn để có được một bức tranh xác thực, bạn có thể khảo sát những người khác được liệt kê trong tài liệu mở, là những người không giỏi trong việc thu hút người nhận quyền tương lai. Hãy tìm hiểu từ họ xem người nhượng quyền có một tiếng tăm nào về sự trung thực và làm ăn ngay thẳng hay không. Đó là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc liên lạc với những người nhận quyền hiện tại để xác minh kinh nghiệm về độ chính xác của họ trong các tài liệu mở trước đây. Đồng thời hãy hỏi ý kiến của họ về độ chính xác và tính hoàn hảo
  3. của tài liệu hiện tại. Hơn nữa, bạn có thể nhờ họ giúp đỡ trong việc xác minh tất cả thông tin không có trong tài liệu mở. Trong khi phỏng vấn những người nhận quyền khác, bạn hãy cố gắng tiếp xúc với một phạm vị người nhận quyền rộng lớn. Tìm kiếm câu trả lời từ những điều sau đây:  Các khu vực có khác nhau không?  Có một thương hiệu hay nhiều thương hiệu?  Có làm ăn lâu dài không?  Vẫn còn mới chứ?  Có thành công không?  Vẫn đang hoạt động tốt chứ? Sau này, hãy cố gắng xác định những lý do. Đặc biệt là hãy hỏi những người nhận quyền rằng họ cảm thấy người nhượng quyền đã kiểm soát quá nhiều hay là kiển soát chưa đủ. Người nhượng quyền có luôn sẵn sàng giúp đỡ không? Họ có đưa ra mục đích của trách nhiệm hỗ trợ và đào tạo hay không? Những thông tin từ phía người nhận quyền về năm đầu tiên hoạt động kinh doanh và kinh nghiệm của họ với người nhượng quyền có thể đang dần sáng tỏ. Theo như quy định của FTC, bản thông tin nhượng quyền phải đưa ra danh sách những người nhận quyền hiện tại, nhưng tài liệu này không cần phải trọn vẹn. Nếu bạn thấy danh sách bạn nhận được chưa đây đủ, hãy yêu cầu ngượi nhượng quyền đưa cho bạn một sổ đăng kí đầy đủ hơn. 6. Không xác định những lý do khiến việc nhượng quyền thương hiệu bị thất bại Xác định một vài cửa hàng nhượng quyền gần được bán, đã bán hay sang tên cho một công ty khác và tìm hiểu nguyên nhân tại sao nó lại lâm vào tình trạng đó. Liên lạc với người chủ đầu tiên và nghe lời giải thích từ họ. Nếu lý do họ đưa ra không giống nhau, bạn không cần phải lưu tâm lắm. Nhưng nếu tất cả đều có cùng một nguyên nhân thì đó lại là điều mà bạn cần phải tránh. Tuy nhiên để cho công bằng, bạn hãy nghe lời giải thích của người nhượng quyền. 7. Không có đủ vốn kinh doanh Phải đảm bảo rằng bạn có đủ vốn để đắp cho mọi chi phí dính đến kinh doanh trong đó có cả chi phí tiền khai trương, đủ tiền dự trữ cho ngân sách của gia đình, và đủ tiền hoạt động cho công ty khi qua thời điểm hòa vốn. 8. Không nhận ra được nhu cầu tài chính, không biết làm thế nào để xin vay tiền, và không gây dựng được một lời cam kết về tài chính trung thực và chính xác.
  4. Nếu sổ sách kế toán của công ty không phải là điểm mạnh của bạn, bạn nên nhờ vào sự giúp đỡ của một nhân viên kế toán giỏi. 9. Không gặp nhân viên quản lý của bên nhượng quyền tại văn phòng chính và người đại diện quản lý khu vực của bạn. Thường thì những đại diện bán hàng sẽ làm như vậy khi xây dựng lòng tin của bạn để bạn khỏi mất công gặp một nhân viên quan trọng khác hay đi đến văn phòng chính trước khi ký vào hợp đồng nhượng quyền. Đừng phạm sai lầm này. Hãy gặp nhân viên của bên nhượng quyền và xác minh những thông tin do người đại diện bán hàng cung cấp cho bạn. 10. Không phân tích thị trường của bạn trước. Trong khi bên nhượng quyền có thể giúp đỡ bạn chọn lựa địa điểm, bạn vẫn phải có trách nhiệm quyết định xem một địa điểm đặc biệt nào đó có sức hút và triển vọng hay không. Quan trọng là phải xác định được thị trường dành cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn tại một khu vực. Nếu ở đó có đối thủ cạnh tranh, bạn nên cân nhắc một vài điều. Liệu các đối thủ đó có điểm yếu nào mà bạn có thể tránh trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nhằm chiếm lĩnh được nhiều thị trường hơn không? Các đối thủ đó có quá mạnh đến nỗi thị trường bão hòa của họ sẽ gây khó khăn khi bạn cố lọt vào hay không? Nếu một đối thủ địa phương đang thao túng thị trường, thì việc xâm nhập vào thị trường đó sẽ thành ra một cuộc cạnh tranh khiến bạn phải tăng các yêu cầu về vốn hoạt động của mình. Đồng thời hãy đánh giá chiến lược tiếp thị của bên nhượng quyền, tìm ra một số chiêu thức quảng cáo và quỹ khuyến thị có thể được hỗ trợ. Mặc dù việc làm đó là có ích nhưng chỉ dựa hoàn toàn vào người nhượng quyền khi nghiên cứu thị trường là một ý tưởng không tốt. Thuận lợi của bạn là phải tự phân tích thị trường của mình và tự mình triển khai kế hoạch tiếp thị. Nếu những tìm kiếm của bạn hỗ trợ cho một thị trường mạnh trong một khu vực “chưa ai đụng đến”, hợp đồng của bạn sẽ có một quy định về quyền ưu tiên mua thêm các cửa hàng được nhượng quyền trong khu vực trước khi người nhượng quyền xem xét nhượng cho những người nhận quyền tương lai khác. Nếu bạn cân nhắc việc này, bạn sẽ chịu một giới hạn thời gian để phát triển theo mục tiêu của bên nhượng quyền. Nếu bạn không thể hoàn thành mục tiêu mở rộng đã định, bạn sẽ bị mất quyền mua thêm cửa hàng trong khu vực. Còn nếu như bạn đang tìm kiếm một khu vực được nhượng quyền do một người nhượng quyền cấp dưới quản lý, bạn nên tìm hiểu người này với tính quyết đoán và bền bỉ tương tự như khi bạn đánh giá người nhượng quyền – mà thậm chí còn phải hơn thế nữa.
  5. Roger C. Rule (Lê Ngọc Hà Thanh – Công ty thương hiệu LANTABRAND - sưu tầm và lược dịch từ msaworldwide.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1