intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 lỗi phổ biến khi làm hồ sơ xin việc

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

322
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mắc lỗi khi làm hồ sơ xin việc là điều rất dễ gặp phải, nhất là với các ứng viên ít kinh nghiệm. Nhưng có một thực tế là một khi hồ sơ xin việc của bạn đã được gửi đi, nghĩa là nó đã ở trong tay nhà tuyển dụng và việc sửa chữa lỗi là hầu như không thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 lỗi phổ biến khi làm hồ sơ xin việc

  1. 10 lỗi phổ biến khi làm hồ sơ xin việc Mắc lỗi khi làm hồ sơ xin việc là điều rất dễ gặp phải, nhất là với các ứng viên ít kinh nghiệm. Nhưng có một thực tế là một khi hồ sơ xin việc của bạn đã được gửi đi, nghĩa là nó đã ở trong tay nhà tuyển dụng và việc sửa chữa lỗi là hầu như không thể. Do đó, cách tốt nhất là khi làm hồ sơ xin việc, bạn phải tránh tuyệt đối những lỗi phổ biến sau: 1. Lỗi chính tả, in ấn
  2. Hồ sơ xin việc của bạn luôn luôn phải được kiểm soát chính tả hoàn hảo. Bởi những lỗi chính tả thường rất dễ nhìn thấy và có thể chỉ vì những lỗi chính tả hoặc lỗi in này, nhà tuyển dụng có thể kết luận bạn không hề đọc hồ sơ trước khi gửi đi, thậm chí không quan tâm nó ra sao. 2. Thiếu chi tiết Nhà tuyển dụng luôn cần hiểu rõ bạn đã làm được gì, đã đạt được những thành quả gì trước khi nộp hồ sơ vào công ty của họ. Lấy ví dụ hai câu: - Quản lý một số nhân viên trong nhà hàng và - Tuyển dụng, đào tạo và giám sát hơn 20 nhân viên trong một nhà hàng với mức lương 2 triệu USD/năm. Rõ ràng, cả hai câu đều nói về một chủ thể, là bạn, nhưng câu thứ hai rõ ràng hơn, chi tiết hơn và sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn rất nhiều. 3. Viết một hồ sơ gửi "n công ty" Nên hiểu một điều là nếu như bạn cố tình lười biếng sử dụng một bộ hồ sơ gửi đến nhiều công ty khác nhau, hệ quả luôn luôn là bộ hồ sơ của bạn sẽ bị ném vào thùng rác không thương tiếc. Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng luôn muốn bạn viết hồ sơ xin vào công ty của họ, vào vị trí mà họ đang tuyển dụng. Họ luôn
  3. hy vọng sẽ nhìn thấy bạn chỉ ra rằng bạn phù hợp như thế nào với đích xác vị trí mà họ tuyển dụng, chứ không phải một hồ sơ chung chung, tìm việc chung chung. 4. Thiếu chú trọng tới những thành tựu đạt được Hồ sơ của bạn sẽ rất dễ làm cho nhà tuyển dụng chán ngay từ lúc đầu nếu như bạn chỉ đơn thuần list ra những nhiệm vụ mà bạn đã thực hiện. Chẳng hạn nếu bạn viết: - Tham dự các cuộc họp và chịu trách nhiệm trong vai trò thư ký. - Quản lý và phát triển các chương trình chăm sóc và trông trẻ. - Cập nhật công văn cho văn phòng... bạn sẽ rất dễ bị mất điểm. Nhà tuyển dụng thường không quan tâm bạn đã làm bao nhiêu việc, bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của bạn như thế nào, họ chỉ quan tâm những thông tin kiểu như: - Sử dụng máy tính xách tay ghi lại nội dung cuộc họp hàng tuần và biên tập chúng ở dạng file word để sau này sử dụng lại. - Đứng ra tổ chức các hoạt động tập thể cho các em học sinh trong 3 ngày hoạt động tập thể của các em và dàn dựng cho các em một chương trình biểu diễn trong 10 phút.
  4. - Tái cấu trúc lại đống hồ sơ dữ liệu cồng kềnh của cả công ty để mọi người tiếp cận tư liệu dễ dàng hơn. 5. Quá dài hoặc quá ngắn Một điều chắc chắn: Không có quy luật nào chung cho độ dài của một hồ sơ xin việc. Vì sao? Cũng giống như con người thôi, mỗi người có chuyên môn khác nhau, kinh nghiệm khác nhau và thậm chí người đọc nó cũng rất khác nhau, sao có thể cố định độ dài của hồ sơ? Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là bạn có thể gửi một hồ sơ xin việc dài 5 trang giấy. Thông thường, bạn nên giới hạn quảng bá mình chỉ trong khoảng 2 trang là đủ. Tuy nhiên nếu bạn không đủ thông tin thì cũng không nên cố gắng lấp đầy nó. Hoặc ngược lại nếu nó dài hơn một chút, đừng cắt không thương tiếc hồ sơ của chính mình. 6. Một mục tiêu "tồi" Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đọc những dòng slogan của bạn, nhưng thường thì họ sẽ đánh trượt những hồ sơ mà có những câu kiểu như: "Tìm một vị trí nhiều thử thách và có cơ hội phát triển chuyên môn". Hãy cho họ thấy bạn thực sự cần gì và có gì, bạn có thể cung cấp cho họ cái gì, một cách cụ thể. Chẳng hạn: "Tôi đang tìm một vị trí marketing có nhiều thách thức và nhiều cơ hội để tôi có thể đóng góp kỹ năng và kinh nghiệm của mình cho công ty".
  5. 7. Thiếu động từ hành động Tránh sử dụng những từ kiểu như "chịu trách nhiệm về...". Thay vào đó, hãy sử dụng những động từ hành động, những từ mạnh. 8. Quên những thông tin quan trọng Có thể bạn nghĩ những thông tin kiểu như bạn đã kiếm được tiền làm thêm từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường không quan trọng và bạn có thể loại ra khỏi hồ sơ. Thực sự không như vậy. Rất nhiều kỹ năng mềm mà bạn thu thập được trong thời gian học sinh có thể sẽ quan trọng với nhà tuyển dụng hơn bạn nghĩ đấy. 9. Thông tin rối Nếu hồ sơ của bạn dày đặc chữ và được tạo nên bởi 5 phông chữ khác nhau, chắc chắn nó sẽ làm cho nhà tuyển dụng "điên cả đầu". Vì vậy, trước khi gửi hồ sơ đi, hãy gửi nó cho vài người khác. Nếu họ thấy khó nhìn, bạn hãy sửa lại cho phù hợp, dễ nhìn hơn. 10. Ghi thông tin liên hệ sai Thực tế có những trường hợp, hồ sơ rất "nặng ký" nhưng do thiếu thông tin về ứng viên mà hồ sơ đó vẫn bị bỏ xó. Vì vậy một trong những điều cần nhớ là
  6. bạn cần soát đi soát lại thông tin của chính mình ở trong hồ sơ, đảm bảo thông tin liên hệ chi tiết và chính xác nhất có thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2