intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 nguyên tắc xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

368
lượt xem
149
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu 10 nguyên tắc vàng để xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngày càng vững mạnh và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 nguyên tắc xây dựng và bảo vệ thương hiệu

  1. 10 nguyên tắc xây dựng và bảo vệ thương hiệu Nguyên tắc 1: Quy luật cho những người thích đủ thứ “Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự bành chướng của nó”. Trước khi quyết định mở rộng một thương hiệu, bạn hãy nhớ là thương hiệu của bạn sẽ bị yếu đi do bạn có xu hướng “bách hoá tổng hợp”. Thời gian không lâu sau đó, thương hiệu của bạn sẽ bị “tứ mã phanh thây”. Bạn phải nhớ rằng bạn là người đang trên con
  2. đường để xây dựng thương hiệu. Vì thế sẽ là sai lầm nếu bạn “sao chép” lại phương thức mà những thương hiệu thành công hiện đang áp dụng. Bạn hãy làm theo cách của người giàu có trước khi họ trở nên giàu có. Nguyên tắc 2: Quy luật của sự tập trung “Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ thuận với sự tập trung của nó”. Bạn đã có mục đích theo đuổi một thương hiệu, nó khác biệt với tất cả các thương hiệu khác thì đừng quên tập trung mọi nguồn lực vào để làm kỳ được điều mà bạn mong đợi. Nguyên tắc 3: Quy luật của quan hệ công chúng Một thương hiệu sinh ra từ việc loan tin chứ không sinh ra do quảng cáo. Nó là sự phù hợp giữa thời đại với nhu cầu của người tiêu dùng. Thương hiệu sẽ “đơm hoa kết trái” khi sản phẩm tạo được một nét riêng biệt và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Nguyên tắc 4: Quy luật của quảng cáo Mặc dù quan hệ công chúng quan trọng để khai sinh ra thương hiệu nhưng để bảo vệ và nuôi nấng nó thì chủ yếu là do quảng cáo, đầu tư cho quảng cáo để gợi mở nhu cầu, kích thích tiêu dùng và bảo vệ thị phần. Nếu bạn khẳng định không có ngân sách cho quảng cáo thì sớm muộn thương hiệu của bạn cũng bị xói mòn, thị phần của bạn bị “gặm nhấm” một cách tệ hại. Nguyên tắc 5: Quy luật của sự bảo chứng
  3. Một sản phẩm phải thể hiện được đặc trưng riêng của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Điều này khẳng định cái tôi của sản phẩm với người tiêu dùng và chỉ như thế mới có thể đảm bảo rằng thương hiệu của bạn là duy nhất. Nguyên tắc 6: Quy luật của chất lượng Chất lượng của sản phẩm vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả vì chỉ có chất lượng không thôi thì chưa đủ. Thực tế cho thấy, chất lượng còn là sự phù hợp về giá cả, mẫu mã, dịch vụ sau bán và tổng hợp các yếu tố khác đối với người tiêu dùng. Chất lượng phải do chính người tiêu dùng đánh giá mới đảm bảo được tính chất khách quan. Nguyên tắc 7: Quy luật của một cái tên Thương hiệu suy cho cùng là một cái tên có hồn. Cái tên này dùng để phân biệt nó khác với những tên khác trong tâm trí người tiêu dùng vì trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ thần kỳ như ngày nay, bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào cũng có thể sản xuất ra một sản phẩm tương tự với chất lượng, mẫu mã chẳng khác gì sản phẩm của bạn. Theo kinh nghiệm cho thấy, cái tên nên chỉ là một từ hoặc nhóm từ thật ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ. Nguyên tắc 8: Quy luật của phân phối Dù thương hiệu của bạn có mạnh đến bao nhiêu chăng nữa mà không có phương án phân phối phù hợp thì doanh số vẫn không cao. Điều này có thể làm mờ nhạt dần đi giá trị thương hiệu của bạn. Vì vậy đầu tư cho phân phối là rất cần thiết trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Bạn nên chủ động đến với khách hàng vì bị động
  4. ngồi chờ đợi đồng nghĩa với việc bạn đang thất bại: không có sản phẩm của bạn, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm khác tương tự với điều kiện thuận tiện nhất. Nguyên tắc 9: Quy luật của giá cả Thật là sai lầm nếu bạn định giá áp đặt. Bạn phải hiểu rõ quy luật giá trị, cân nhắc rất kỹ trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá cả hợp lý nhất và luôn điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Nên nhớ rằng, nếu bạn định giá quá thấp thì chẳng ai tin là sản phẩm của bạn tốt cả, nhưng bạn định giá quá cao thì cũng chẳng ai có khả năng thanh toán mà họ sẽ lựa chọn sản phẩm khác với giá phù hợp hơn. Nguyên tắc 10: Quy luật của sự nhất quán và kiên định Thương hiệu là sự khát khao mà các doanh nhân luôn hướng tới, mà những điều khát khao thường có được không mấy dễ dàng. Thương hiệu không thể có sau “một sớm, một chiều” mà đôi khi phải tính bằng thập niên, có thể là sau 10 năm, 20 năm và thậm chí còn hơn thế nữa. Do đó, bạn phải luôn luôn nhất quán và kiên định để theo đuổi mục tiêu của mình đặt ra. Hiểu được ý nghĩa của thương hiệu đã khó nhưng tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu lại càng khó khăn hơn. Hy vọng rằng những nguyên tắc này sẽ làm hài lòng các nhà quản lý và các bạn đồng nghiệp, đồng thời cũng sẽ là những kinh nghiệm để các doanh nghiệp mới thành lập tham khảo trước khi đưa thương hiệu sản phẩm của mình ra thị trường. (Tổng hợp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0