Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 10 - ThS.Thái Ngọc Vũ
lượt xem 15
download
Nội dung chủ yếu trong bài 10 Quản trị tiền lương nằm trong bài giảng quản trị nguồn nhân lực nhằm trình bày về khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực, các nguyên tắc của hệ thống thù lao hợp lý , các hình thức trả lương Xây dựng hệ thống lương chức danh và các thành phần của hệ thống thù lao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 10 - ThS.Thái Ngọc Vũ
- BÀI 10 QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG
- NỘI DUNG 1. Khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến QTTL 2. Các nguyên tắc của hệ thống thù lao hợp lý 3. Các hình thức trả lương 4. Xây dựng hệ thống lương chức danh 5. Các thành phần của hệ thống thù lao
- I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Một số khái niệm 2. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị tiền lương
- I. Khái niệm Thù lao LĐ là tất cả các khoản mà người LĐ nhân được thông qua mối quan hệ thuê mướn LĐ giữa họ và tổ chức. Như vậy, ta có thể hiểu thù lao LĐ cũng chính là tiền lương, tiền công hay thu nhập của người LĐ. 1. Khái niệm tiền lương. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):“ Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập,bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động... cho một công việc hay một dịch vụ đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện.”
- Tiền lương: Là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người có sức lao động phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường
- Theo quan điểm cải cách tiền lương của VN : “ Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.” “ Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.” Ở Việt Nam ngoài tiền lương cơ bản còn phụ cấp, tiền thưởng và tiền phúc lợi.
- 2. Ý nghĩa của tiền lương • Với người LĐ: tiền lương là phần thu nhập cơ bản nhất giúp cho họ trang trải cuộc sống; nó thể hiện địa vị xã hội của người được nhận lương; là động lực thúc đẩy người LĐ phấn đấu nâng cao trình độ. • Với DN: Tiền lương là phần quan trọng trong chi phí SX; là đòn bẩy nhằm duy trì, giữ chân và thu hút những người LĐ giỏi; là công cụ để quản lý chiến lược nguồn nhân lực • Với XH: Tiền lương có thể ảnh hưởng đến các nhóm XH và các tổ chức khác trong XH; Nó đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua thuế thu nhập và góp phần làm tăng nguồn thu của Chính phủ, giúp CP điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
- 3. Mục tiêu của hệ thống tiền lương •Thu hút nhân viên • Duy trì những nhân viên giỏi: thù lao phải thỏa đáng, công bằng trong nội bộ DN, tương đương trên thị trường, đảm bảo những yếu tố phi vật chất khác. • Kích thích động viên nhân viên. • Đảm bảo thực thi pháp luật: Quy định về lương tối thiểu. Quy định về thời gian và điều kiện lao động. Các khoản phụ cấp trong lương. Các quy định về phúc lợi xã hội (Bảo hiểm, ốm đau, thai sản..) Quy định về lao động trẻ em. • Sử dụng hợp lý, tiêt kiệm quỹ lương, cải thiện đời sống người LĐ
- Tiền lương cơ bản: Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp, về mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề công việc. Tiền lương cơ bản ở Việt Nam được xác định qua hệ thống thang bảng lương của Nhà nước. Để xếp vào một bậc nhất định người lao động phải có trình độ lành nghề, kiến thức, kinh nghiệm nhất định.
- Phụ cấp lương. Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương cơ bản nhằm bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong điều kiện cần bổ sung thêm thu nhập. Ở Việt Nam có hai loại phụ cấp: Những khoản phụ cấp tính trên lương tối thiểu: Phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động... Phụ cấp tính trên lương cơ bản: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp làm ca ba, phụ cấp làm thêm giờ...
- Tiền thưởng: Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất nhằm động viên người lao động làm việc tốt hơn. Một số loại tiền thưởng chủ yếu trong DN: Thưởng năng suất, chất lượng. Thưởng tiết kiệm. Thưởng sáng kiến. Thưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thưởng tìm nguồn cung ứng và tiêu thụ. Thưởng đảm bảo ngày công. Thưởng về lòng trung thành và tận tâm với DN.
- Phúc lợi: Phúc lợi là khoản thu nhập bổ sung mà mọi thành viên trong doanh nghiệp đều được hưởng, thực hiện theo quy định của Chính phủ và do DN tự quy định. Các loại phúc lợi chủ yếu: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hưu trí. Nghỉ phép, nghỉ lễ. Ăn trưa, ăn ca ba do DN nghiệp đài thọ. Trợ cấp của DN cho người có hoàn cảnh khó khăn Quà tặng của DN vào các dịp đặc biệt...
- Lương danh nghĩa: Là tổng số tiền mà người lao động nhận được sau một thời gian làm việc nhất định(hoặc sau khi hoàn thành một khối lượng công việc nhất định) với chất lượng nhất định, trong điều kiện nhất định.
- Lương thực tế: Là tổng số hàng hoá, dịch vụ mà người lao động có được từ tiền lương danh nghĩa
- 2. Mối quan hệ giữa lương danh nghĩa và lương thực tế Iltt = Ildn : Igi Trong đó: Iltt là chỉ số tăng lương thực tế Ildn là chỉ số tăng lương danh nghĩa Igi là chỉ số tăng giá
- 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QTTL Yếu tố thị trường Yếu tố pháp luật Tính chất của công việc Yếu tố bản thân người lao động Ngân sách của doanh nghiệp
- II. Các nguyên tắc của hệ thống thù lao hợp lý 1. Trả lương và tạo động lực 2. Trả lương và sự thỏa mãn
- 1. Tuân theo những quy định của pháp luật 2. Phù hợp khả năng tài chính của doanh nghiệp 3. Đảm bảo tính công bằng 4. Có tính linh hoạt 5. Có tính cạnh tranh 6. Tốc độ tăng lương phải chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động
- Các quyết định trả thù lao • Chiến lược lương cao? • Chiến lược lương thấp? • Chiến lược lương tương đương?
- Quyết định cấu trúc lương Đánh giá công việc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - TSKH. Phạm Đức Chính
19 p | 468 | 95
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 2 - TSKH. Phạm Đức Chính
13 p | 302 | 71
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
20 p | 369 | 64
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 2 - TS Phạm Phi Yên
33 p | 322 | 50
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Phần 1
115 p | 204 | 41
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 6 - TSKH. Phạm Đức Chính
14 p | 212 | 41
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - GV Lê Thị Thảo
21 p | 297 | 40
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 2 - GV Lê Thị Thảo
22 p | 187 | 38
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - TS. Bùi Quang Xuân
75 p | 228 | 37
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - ThS.Thái Ngọc Vũ
33 p | 175 | 30
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - TS. Lê Quân
19 p | 332 | 29
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - Nguyễn Đức Kiên
50 p | 197 | 18
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 3 - ThS.Thái Ngọc Vũ
37 p | 220 | 15
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - Th.S Trần Phi Hoàng
33 p | 127 | 13
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hiền
17 p | 112 | 12
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Bài 6 - ThS.Thái Ngọc Vũ
63 p | 100 | 11
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 2 - ThS. Trần Hà Triêu Bình
25 p | 104 | 5
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - Đại học Đại Việt Sài Gòn
22 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn