intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi dạy dỗ con trẻ

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

141
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bậc cha mẹ nào cũng hết mực yêu thương con cái. Tuy nhiên thời đại ngày nay, các vị phụ huynh luôn cha mẹ luôn yêu thương và mong muốn cho con những điều tốt đẹp nhất. quay cuồng với thời gian biểu bận rộn, họ thường có xu hướng quên đi một số điều quan trọng trong việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Điều đó đã tạo ra không ít những sai lầm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi dạy dỗ con trẻ

  1. 10 sai lầm cha mẹ hay mắc phải khi dạy dỗ con trẻ Bậc cha mẹ nào cũng hết mực yêu thương con cái. Tuy nhiên thời đại ngày nay, các vị phụ huynh luôn quay cuồng với thời cha mẹ luôn yêu thương và gian biểu bận rộn, họ mong muốn cho con những thường có xu hướng điều tốt đẹp nhất. quên đi một số điều quan trọng trong việc nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Điều đó đã tạo ra không ít những sai lầm. 1. Làm hư hỏng trẻ
  2. Chẳng nghi ngờ gì khi khẳng định cha mẹ luôn yêu thương con cái và mong muốn cho con những điều tốt đẹp nhất mà họ đã từng không có. Tuy nhiên, điều gì cũng có cái giá của nó. Một số cha mẹ với mục đích tốt đẹp ban đầu: “Cho con yêu tất cả” đã kết thúc bằng việc làm hư hỏng trẻ đến mức mà bọn trẻ chẳng bao giờ hài lòng về mọi thứ mà chúng đã có. Vì quá cưng chiều trẻ không bao giờ thấy thỏa mãn và luôn muốn được nhiều hơn nữa. Sự thật trẻ không còn cần đến những món đồ chơi linh tinh nào nữa cả. Điều chúng cần là khoảng thời gian được ở bên bố mẹ. Hãy nghĩ theo hướng này: Làm sao con trẻ có thể chuẩn bị đầy đủ cho những thất vọng sẽ phải gặp trong cuộc đời chúng sau này – hoặc học cách biết ơn và cảm ơn mọi thứ! 2. Thiếu kỷ luật Khi cha mẹ lười biếng đặt ra kỷ luật để giáo dục con trẻ, nghĩa là họ đã tạo ra một "tên quỷ nhỏ" cho người
  3. thân, thầy cô và bạn bè của chúng. Thật chẳng ra gì nếu cha mẹ để con mình xem ngôi nhà như “hành tinh nhảy” bởi điều đó sẽ làm cho trẻ đối xử với ngôi nhà như chính đồ chơi của chúng, mặc sức mà quậy phá tanh bành. Trẻ con nên được giáo dục để đối xử tốt với mọi vật trong nhà cũng như khi đến những nơi khác. Có những đứa bé ngỗ nghịch đến mức thường xem chiếc ghế so-fa đắt tiền trong nhà như tấm bật lò xo và trêu chọc bạn bè bằng những từ ngữ rất tệ. Nếu bạn không răn đe, kỷ luật con mình, thì một ai đó khác sẽ làm điều đó và như thế chẳng hay chút nào. 3. Không quan tâm đến trường, lớp của con Trường học là nơi bọn trẻ dành nhiều thời gian hơn bất cứ nơi đâu ngoài gia đình. Đây cũng chính là nơi chịu phần lớn trách nhiệm trong việc định hình nhân cách trẻ từ giáo viên đến bạn bè xung quanh. Vậy thì, lý do tại sao các bậc cha mẹ không muốn quan tâm
  4. đến bất cứ thứ gì diễn ra tại đó. Chẳng có lý do gì khi cha mẹ không thể có mặt tại trường và luôn lấy công việc ra làm lý do thoái thác. Hãy nghỉ phép nếu cần thiết, các cha mẹ sẽ thấy thời gian dùng cho việc đến trường của con là hợp lý. Cha mẹ cũng có thể trao đổi qua email với các thầy cô của con mình mỗi tuần một lần. Đây là cách tốt nhất để giáo viên thấy được sự quan tâm của phụ huynh đến việc gì đang xày ra với con ở trường. Chính nhờ thế giáo viên sẽ có sự quan tâm đến trẻ nhiều hơn khi có sự theo dõi sát sao từ cha mẹ chúng. 4. Ca ngợi quá mức Các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái sống tốt và xây dựng được lòng tự trọng. Điều này đôi khi thường hay bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ lòng tự trọng là tốt, nhưng không phải là ca ngợi quá lên. Đãi một bữa tiệc lớn khi trẻ đạt được điều gì đó. Như thế làm cho trẻ cảm thấy mình đã làm được một
  5. thành tích gì đó to tát. Rõ nhất để nhận thấy được điều này là trong thể thao, một chiếc cúp dành cho sự tham dự của bất cứ ai trên 6 tuổi tham gia đội bóng đã làm hỏng giá trị và ý nghĩa của một giải thưởng thật. Ví dụ như: “Tác giả từng phản đối việc trao cúp cho đội bóng rổ của cậu con trai, thì một vài bà mẹ khác lại không đồng ý điều đó. Kết quả là, con tôi chỉ chơi bóng chính xác bốn mùa giải mà lại đạt nhiều cúp hơn bốn mươi mùa giải mà tôi đã từng chơi lúc trưởng thành. Thật không thể hiểu nổi.”
  6. úp cha mẹ bớt đi một số gánh nặng trong nhà. Nguồn: Images. 5. Không xây dựng cho trẻ tính trách nhiệm Không nên để trẻ mong nhận được tiền khi làm các việc lặt vặt trong nhà. Đó là nhà chứ không phải khách sạn. Một số ý kiến cho rằng, một khoảng tiền thưởng là một cách rất hay… để khuyến khích trẻ làm nhiều việc hơn. Nên cho trẻ ý thức được rằng chúng là một phần của gia đình. Nếu trẻ sớm không có trách nhiệm, làm sao cha mẹ có thể hi vọng khi chúng lớn lên có thể giữ được công việc hoặc thậm chí hoàn thành việc học tại trường? Khi trẻ đến đúng tuổi hãy đảm bảo rằng chúng có thể giúp cha mẹ bớt đi một số gánh nặng trong nhà, từ việc bỏ quần áo ra khỏi máy giặt cho đến tỉa cây ở sau vườn. Hãy đảm bảo rằng chúng không làm việc quần quật như nô lệ nhưng cũng không thảnh thơi như đang đi nghỉ mát.
  7. 6. Không làm một người chồng/vợ tốt Cách cha mẹ đối xử với nhau rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ ở trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang lớn. Nếu cha mẹ đối xử với chồng hoặc vợ mình tệ, hoặc nếu bạn chọn cách giải quyết mọi việc bằng cách gào thét đối phương, đồng nghĩa với việc bạn đang đẩy con mình vào cách giải quyết tương tự. Con trẻ thường học từ chính việc nhìn bạn làm hơn là nghe bạn nói. Nếu cha mẹ đối xử bằng tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau, trẻ sẽ thấy được giá trị của chính gia đình mình. Điều đó cũng làm cho trẻ cảm thấy gia đình là một tổ ấm an toàn dù thế giới có đen tối và đáng sợ đến thế nào. 7. Đặt ra những hi vọng không thực tế Để khuyến khích con, cha mẹ nên đặt ra những mong đợi hợp lý, đặc biệt là những trẻ nhỏ. Nếu gia đình ra
  8. ngoài dùng bữa tối, và cha mẹ mong muốn đứa con hai tuổi của mình ngồi đó như một hoàng tử bé. Họ đã tự tạo ra cho mình một sự thất vọng lớn. Cũng như thế, nếu cha mẹ mong muốn con mình trở thành một ngôi sao bóng đá trong khi nó chỉ cân nặng 45kg và lại thích chơi đàn, thì lúc đó cha mẹ nên đặt lại hi vọng của mình đối với con. Đừng đặt ra cho bé những kỳ vọng không thực tế. Sự kỳ vọng duy nhất cha mẹ nên có là: Mong muốn các con được hạnh phúc.. hích con, cha mẹ nên đặt ra những mong đợi hợp lý. Nguồn: Images.
  9. 8. Không dạy con tự lập Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con mình đến tận răng, và điều đó làm mất giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi chúng trưởng thành. Các bậc cha mẹ đang nuôi nấng những đứa trẻ chỉ biết ỷ lại. Trẻ con ngày nay mong muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng, từ việc dọn phòng ốc cho đến việc luôn được che chở khỏi mọi tổn thương. Dạy cho con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bạn yêu chúng ít, mà có nghĩa là bạn yêu chúng rất nhiều. 9. Áp đặt xu hướng lên con trẻ Hãy để trẻ con là trẻ con. Cha mẹ không nên hướng cách ăn mặc như người lớn lên trẻ con. Chỉ vì giấc mơ mong muốn được giàu có của cha mẹ, không có nghĩa là họ để đứa con gái bốn tuổi của mình ăn mặc như một “quý bà thành đạt”. Tương tự như việc đàn
  10. hay, vẽ giỏi đó là thứ cha mẹ muốn, chứ không phải là ý thích của con trẻ. Dạy cho trẻ biết đam mê là một việc tốt nhưng hãy để trẻ tự phát triển và lớn lên thành chính chúng. 10. Không theo đến tận cùng Khi cha mẹ răn đe với con rằng chúng sẽ bị phạt nếu cứ chọc ghẹo con chó nhà hàng xóm thì cha mẹ nên theo đến cùng lời nói của mình. Thật không hay là việc theo đến cùng các hình phạt dành cho con cái hay những lời hứa của cha mẹ, có đôi khi không được thực hiện. Nên xây dựng lòng tin cho con trẻ. Điều đó rất quan trọng. Nếu cha mẹ không giữ lời, bọn trẻ sẽ cho rằng mọi thứ cha mẹ nói chỉ là lời nói mà thôi và bọn trẻ chẳng còn tin cha mẹ chúng nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2