intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ (P7)

Chia sẻ: Paradise8 Paradise8 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 601: Sự điều tiết mắt là: A. Sự thay đổi độ cong của thủy dịch và giác mạc. B. Sự thay đổi vị trí của thủy tinh thể. C. Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể để ảnh lớn hơn vật xuất hiện ở võng mạc. D. Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể để ảnh của 1 vật nhỏ hơn vật xuất hiện ở võng mạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ (P7)

  1. 1000 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ (P7) .Câu 601: Sự điều tiết mắt là: A. Sự thay đổi độ cong của thủy dịch và giác mạc. B. Sự thay đổi vị trí của thủy tinh thể. C. Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể để ảnh lớn hơn vật xuất hiện ở võng mạc. D. Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể để ảnh của 1 vật nhỏ hơn vật xuất hiện ở võng mạc. Câu 602: Giới hạn nhìn rõ của mắt là: A. Khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt. B. Những vị trí đặt vật mà mắt có thể quan sát rõ. C. Từ vô cực đến cách mắt khoảng 25cm đối với mắt thường. D. Từ điểm cực cận đến mắt. Câu 603: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mắt cận thị: A. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết mắt, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc. B. Mắt cận thị nhìn rõ được vật ở xa. C. Khi nhìn vật đặt ở điểm cực cận của mình, mắt cận thị không cần điều tiết. D. Điểm cực cận của mắt cận thị ở rất gần mắt. Câu 604: Mắt cận thị khi: A. Phải đeo kính phân kì để quan sát vật ở xa. B. Thủy tinh thể cong nhiều hơn mắt bình thường. C. Có điểm cực cận xa hơn điểm cực cận của mắt thường. D. A, B đúng. Câu 605: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mắt viễn thị: A. Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc. B. Mắt viễn thị nhìn vật ở vô cực phải điều tiết. C. Điểm cực cận của mắt viễn thị ở gần hơn so với mắt không có tật. D. Điểm cực viễn của mắt viễn thị ở xa vô cực. Câu 606: Mắt viễn thị khi: A. Phải đeo kính phân kì khi quan sát vật ở xa. B. Thủy tinh thể cong hơn mắt thường. C. Nhìn vật ở vô cực phải điêu tiết. D. B, C đúng. Câu 607: Tìm phát biểu sai. Mắt cận thị là: A. Mắt không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc. B. Tiêu cự của mắt có giá trị lớn nhất nhỏ hơn mắt bình thường. C. Phải điều tiết tối đa mới nhìn được vật ở xa. D. Độ tụ của thủy tinh thể là nhỏ nhất khi nhìn vật ở điểm cực viễn. Câu 608: Tìm phát biểu sai. Mắt viễn thị là: A. Mắt nhìn vật ở vô cực, vẫn phải điều tiết. B. Khi nhìn những vật ở gần, cách mắt khoảng 10cm, mắt phải điều tiết tối đa. C. Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc. D. Tiêu cự của mắt có giá trị lớn nhất lớn hơn mắt bình thường. Câu 609: Khi mắt nhìn vật ở điểm cực cận thì: A. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là lớn nhất. B. Thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất. C. Thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất.
  2. D. Mắt không điều tiết. Câu 610: Để sửa mắt cận thị người ta dùng: A. Thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự bất kì. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp. D. Thấu kính hội tụ ghép với thấu kính phân k ì. Câu 611: Chọn câu sai: A. Để sửa tật cận thị phải đeo kính phân kỳ có tiêu cự thích hợp. B. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kỳ mà mắt cận thị đeo phải trùng với điểm cực viễn của mắt. C. Thấu kính phân kỳ mà mắt cận thị đeo sẽ cho vật ở vô cực một ảnh tại điểm cực viễn của mắt. D. Điểm cực cận của mắt viễn thị khi đeo kính xa mắt hơn khi không đeo kính. Câu 613: Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f = 10cm được dùng để chụp ảnh của một vật cách kính 60cm. Phim phải đặt cách vật kính bao nhiêu? A. 10,5cm B. 11cm C. 10,75cm D. 12cm Câu 614: Vật kính của máy ảnh coi như một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. Phim có thể dịch chuyển trong khoảng cách đến vật kính từ 8cm đến 12cm. Máy ảnh trên có thể chụp được các vật cách vật kính: A. Từ 12cm đến xa vô cực. B. Từ 48cm đến xa vô cực. C. Từ 24cm đến xa vô cực. D. Từ 36cm đên 180cm. .Câu 615: Mắt có quang tâm thủy tinh thể cách võng mạc khoảng d’ = 1,52cm. Tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,5cm và f2 = 1,415cm. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt. A. 20,5cm đến 114cm B. 20cm đến 150cm C. 25cm đến 150cm D. 20,5cm đến 142cm .Câu 616: Một người cận thị có cực viễn cách mắt 100cm. Người này đeo kính để nhìn rõ vật ở xa vô cực không điều tiết. Kính đeo sát mắt. Độ tụ của kính đeo là: A. D = -2điốp B. D = -10điốp C. D = -1điốp D. D = -5điốp .Câu 617: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm. Để có thể nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó cần đeo sát mắt kính có độ tụ: A. 1,25dp B. 1,5dp C. -1,25dp D. -1,5dp Câu 618: Một người mắt có tật phải đeo kính có tụ số 2điốp (kính đeo sát mắt). Khi đeo kính người này thấy rõ những vật ở xa vô cực mà không cần điều tiết và đọc được sách gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì lúc đọc sách cách mắt ít nhất bao nhiêu? A. 30cm B. 35cm C. 40cm D. 50cm Câu 619: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, cực cận cách mắt 10cm. Khi người này đeo kính để có thể nhìn thấy vật ở vô cực không cần điều tiết thì thấy được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?(kính đeo sát mắt) A. 15cm B. 12,5cm C. 12cm D. 15,5cm Câu 620: Một thấu kính có độ tụ 1,25điốp được dùng làm kính đeo mắt cho một người đứng tuổi. Khi đeo kính này, người ấy có thể nhìn những vật cách mắt từ 20cm đến 80cm, kính đeo sát mắt. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt. A. 20cm đến vô cực. B. 25cm đến vô cực C. 26,67cm đến vô cực D. 30cm đến vô cực
  3. Câu 621: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 100cm. Xác định độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa. A. 8điốp B. 7điốp C. 9điốp D. 8,5điốp Câu 622: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 100cm. Người này dùng một gương cầu lõm có bán kính 75cm để soi mặt. Hỏi phải đặt gương cách mắt bao nhiêu để người ấy thấy ảnh cùng chiều khi mắt không điều tiết. A. 25cm B. 27,5cm C. 150cm D. 37,5cm Câu 623: Một người cận thị về già có thể nhìn thấy rõ những vật cách mắt trong khoảng từ 0,4m đến 1m. Để có thể vừa thấy xa, vừa đọc sách được người này đeo kính hai tròng: nguyên mặt kính là kính nhìn xa, nữa dưới có dán thêm một thấu kính có độ tụ D0 để đọc sách. Tính D0, sách cách mắt 25cm. A. 2điốp B. 2,5điốp C. 3điốp D. 2,75điốp Câu 624: Kính lúp là: A. Thấu kính hội tụ tiêu cự vài mm để quan sát vật. B. Thấu kính hội tụ tiêu cự vài mm để quan sát vật nhỏ. C. Thấu kính hội tụ tiêu cự vài mm để quan sát vật ở xa. D. Hệ thống hai thấu kính hội tụ để quan sát vật ở xa. Câu 626: Độ bội giác G và độ phóng đại k của kính lúp có trị số: A. G > 1, k > 1 B. G < 1, k < 1 C. G > 1, k > 0 D. G < 1, k < 0 Câu 627: Ảnh của vật quan sát qua kính lúp là: A. Ảnh ảo. B. Ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. C. Ảnh thật lớn hơn vật và ở gần mắt. D. Ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy theo cách quan sát. Câu 629: Khi dùng kính lúp ngắm chừng ở cực cận, ta có: A. Vật ở tại cực cận của mắt. B. Ảnh ảo ở tại cực cận của mắt. C. Kính lúp ở tại cực cận của mắt D. B và C đúng Câu 630: Gọi  0 là góc trông trực tiếp vật khi vật ở điểm cực cận của mắt,  là góc trông ảnh của vật qua dụng cụ quang học. Độ bội giác G được định nghĩa là: tg 0  cos tg C. G  0 D. G  A. G  B. G  tg  cos 0 tg 0 Câu 631: Khi quan sát vật bằng kính lúp, ảnh của vật qua kính: A. Là ảnh ảo, ở vị trí bất kì. B. Là ảnh thật, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. C. Là ảnh ảo hoặc ảnh thật, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. D. Là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Câu 632: Khi quan sát vật bằng kính lúp, mắt đặt tại tiêu điểm F’ của kính thì: A. Độ bội giác lớn nhất. D B. Góc trông ảnh không đổi, độ bội giác không đổi và bằng: G = f C. Góc trông ảnh có thể thay đổi nhưng độ bội giác không đổi. D. Góc trông ảnh không đổi, độ bội giác thay đổi. Câu 633: Một người cận thị chỉ nhìn được các vật cách mắt từ 10cm đên 150cm, sử dụng kính lúp có tiêu cự 2cm. Tính phạm vi ngắm chừng, biết rằng mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính.
  4. A. 1,4cm đến 1,7cm B> 1,45cm đến 1,78cm C. 1,6cm đến 1,97cm D. 1,6cm đến 1,82cm Câu 634: Một người cận thị chỉ có thể nhìn những vật cách mắt từ 15cm đến 50cm, sử dụng kính lúp có tiêu cự 5cm. Mắt đặt sát sau kính. Hỏi độ bộ i giác của kính thay đổi trong khoảng nào? A. 3 ≤ G ≤ 5 B. 3,3 ≤ G ≤ 4 C. 3,3 ≤ G ≤ 5 D. 3 ≤ G ≤ 4 Câu 635: Một người cận thị chỉ nhìn rõ từ 15cm đến 50cm. Người này quan sát vật nhỏ bằng kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 10cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? A. 2cm đến 4cm B. 2,5cm đến 4,44cm C. 2,5cm đến 4,7cm D. 2cm đến 4,44cm Câu 636: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 50cm. Người này quan sát vật nhỏ bằng kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 10cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính A. 2 ≤ G ≤ 3 B. 2 ≤ G ≤ 3,2 C. 2 ≤ G ≤ 2,7 D. 1,8 ≤ G ≤ 2,7 Câu 637: Một quan sát viên có mắt bình thường có khoảng nhìn rõngắn nhất là Đ = 25cm, dùng một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát một vật nhỏ. Tính độ bội giác của kính khi mắt đặt sau kính 2cm và vật đặt trước kính lúp 5cm. A. 3.5 B. 4 C. 4.69 D. 5.5 Câu 638: Một quan sát viên có mắt bình thường có khoảng nhìn rõngắn nhất là Đ = 25cm, dùng một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát một vật nhỏ. Tính độ bội giác của kính khi mắt đặt sau kính 6cm A. 3 B. 4.17 C. 5 D. 3.5 Câu 639: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 50cm. Người này quan sát vật nhỏ bằng kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 10cm. Năng suất phân ly của mắt người này là 1’.Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt đựợc khi quan sát qua kính ở trạng thái mắt không điều tiết. A. 12  m B. 15.9 m C. 12.6 m D. 16.2 m Câu 640; : Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 50cm. Người này quan sát vật nhỏ bằng kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 10cm. Năng suất phân ly của mắt người này là 1’.Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt đựợc khi quan sát qua kính ở trạng thái mắt không điều tiết mạnh nhất A. 21.4  m B. 25.9  m C. 32.6 m D. 36.2 m Câu 641: Kính hiển vi là: A. Một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ. B. Hệ thống gồm hai thấu kính hội tụ gắn đồng trục chính, khoảng cách giữa hai thấu kính không đổi. Vật kính có tiêu cự dài còn thị kín có tiêu cự ngắn C. Hệ thống gồm hai thấu kính có tiêu cự ngắn, gắn đồng trục chính và khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi D. Cả A và C đúng Câu 642: Điều nào sau đây là đung khi nói về cấu tạo của kính hoển vi: A. Kính hiển vi là hệ hai kính lúp có cùng trục chính B. Kính hiển vi có vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, thị kính là một kính lúp C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính có thể thay đổi kgi ngắm chừng D. B và C đúng Câu 643: Điền khuyết vào phần chấm của mệnh đề sau: “ Để ngắm chừng ở kính hiển vi, người ta…………để thay đổi vị trí vật đối với kính” A. Di chuyển vật kính B. Di chuyển thị kính
  5. C. Di chuyển vật quan sát D. Di chuyển toàn bộ vật kính và thị kính Câu 644: Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính hiển vi: A. Tiêu cự của thị kính lớn hơn nhiều so với tiêu cự của vật kính B. ảnh trung gian cho bởi vật kính luôn luôn là ảnh ảo lớn hơn vật C. ảnh cuối cùng phải hiện ra trong khoảng từ vật đến thị kính để không bị che khuất bởi vật kính D. có phạm vi ngắm chừng nhỏ hơn nhiều so với phạm vi ngắm chừng của kính lúp Câu 645: Ảnh qua kính hiển vi là: A. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật nhiều lần B. Ảnh ảo, ngược chiều và rất lớn so với vật C. Ảnh thật, ngược chiều và rất lớn so với vật D. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật Câu 646: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Thị kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài B. Trong kính hiển vi khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thay đổi C. Thị kính hiển vi là kính lúp D. Vật kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn Câu 647: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Kính hiển vi có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính B. Trong kính hiển vi khi ngắm chừng ở cực cận thì độ bội giác G bằng độ lớn độ phóng đại k C. Trong kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực thì vật cần quan sát đặt ở tiêu điểm của vật kính D. Trong kính hiển vi, thị kính có tiêu cự lớn hơn vật kính Câu 648: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Thị kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài B. Trong kính hiển vi khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thay đổi C. Thị kính hiển vi là kính lúp D. Vật kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn Câu 650: Khi quan sát vật bằng kính hiến vi, người ta điều chỉnh kính bằng cách: A. Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến vật cần quan sát B. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính C. Thay đổi khoảng cách từ mặt đến thị kính D. Thay đổi tiêu cự của vật kính Câu 651; Khi quan sát vật AB qua kính hiển vi. Người ta đặt vật AB trong khoảng: A. Rất gần vật kính B. Ngoài tiêu điểm F1 của vật kính, sao cho ảnh A1B1 nằm trong khoảng từ tiêu điểm F2 đến quang tâm O2 của thị kính C. Ngoài tiêu điểm F1 của vật kính, sao cho ảnh A2B2 cho bởi hệ thấu kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt D. Câu B và C đúng Câu 652: Một người mắt bình thường đã điều chỉnh kính hiển vi để nhìn thấy vật ở trạng thái không điều tiết. Người cận thị dùng kính hiển vi này phải: A. Nâng ống kính lên để cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Hạ ống kính xuống để cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  6. C. Đeo kính sửa đê nhìn vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết rồi mới quan sát vật qua kính hiển vi. D. Câu A, C đúng. Câu 653: Để tăng độ bội giác của kính hiển vi, ng ười ta chế tạo kính hiển vi có: A. Tiêu cự của vật kính và thị kính đều ngắn. B. Tiêu cự của vật kính dài, còn tiêu cự của thị kính ngắn. C. Tiêu cự của vật kính ngắn, còn tiêu cự của thị kính dài. D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính ngắn. Câu 654: Gọi d là khoảng cách từ vật AB đến vật kính; d’ là khoảng cách từ ảnh A1B1 đến vật kính;  là độ dài quang học của kính hiển vi; f1 là tiêu cự của vật kính; f2 là tiêu cự của thị kính; D là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt. Công thức nào sau đây dùng để tính độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chúng ở vô cực. f ff d' D d' D D. G  1 2 C. G  1 A. G   B. G   D d f2 d f1 D2 Câu 655: Trong kính thiên văn thì: A. Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, có tiêu cự ngắn. B. Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, có tiêu cự dài. C. Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, vật kính có tiêu cự dài, thị kính có tiêu cự ngắn. D. Vật kính và thị kính đều là thấu kính hội tụ, vật kính có tiêu cự ngắn, thị kính có tiêu cự dài. Câu 656: Khi quan sát bằng kính thiên văn, người ta điều chỉnh kính bằng cách: A. Thay đổi khoảng cách từ vật kính đến vật cần quan sát. B. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính. C. Thay đổi khoảng cách từ mắt đến thị kính. D. Thay đổi tiêu cự của vật kính. Câu 657: Có hai thấu kính hội tụ L1 (có tiêu cự 20cm) và L2 (có tiêu cự 5cm). Khi cấu tạo kính thiên văn có thể chọn: A. L1 làm thị kính B. L2 làm vật kính C. L1 làm vật kính, L2 làm thị kính D. L1 làm thị kính, L2 làm vật kính. Câu 659: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Thị kính của kính thiên văn là kính lúp. B. Thị kính của kính thiên văn là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Trong kính thiên văn, khoảng cách giữa vật kính và thị kính thay đổi được. D. Vật kính của kính thiên văn là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn. Câu 660: Gọi f1 là tiêu cự của vật kính, f2 là tiêu cự của thị kính. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: f f C. G  1 D. G  2 A. G  f1  f 2 B. G  f1  f 2 f2 f1 Câu 661: Điều nào sau đây là đúng khi so sánh cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn. A. Tiêu cự vật kính của kính thiên văn lớn hơn. B. Thị kính của hai kính giống nhau. C. Có thể biến đổi kính thiên văn thành kính hiển vi bằng cách hoán đổi vật kính và thị kính.
  7. D. A, B đúng. Câu 662: Câu nào sau đây không đúng khi phát biểu chung cho 3 dụng cụ quang học kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. A. Đó là 3 dụng cụ quang học có mục đích làm tăng góc trông ảnh của vật. B. Độ bội giác là tỉ số giữa góc trông ảnh của vật qua dụng cụ và góc trông của vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt. C. Để phân biệt hai điểm A và B trên vật thì góc trông ảnh của vật phải lớn hơn năng suất phân li của mắt. D D f , G  1 . D. Độ bội giác lúc ngắm chừng ở vô cực là G  , G  f f1 f 2 f2 .Câu 663: Hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là 5cm và 5mm được ghép đồng trục để tạo thành kính hiển vi. Khoảng cách giữa hai kính là 25,5cm. Một người mắt không có tật, quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi và không điều tiết. Khoảng thấy rõ ngắn nhất của người này là 25cm. Độ bội giác thu được là: A. 255 B. 200 C. 400 D. Một trị số khác Câu 664: Một người mắt không có tật, dùng kính thiên văn để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90cm. Độ bội giác của ảnh là 17. Tính các tiêu cự của vật kính và thị kính. A. 65cm và 3cm B. 85cm và 5cm C. 75cm và 5cm D. 70cm và 5cm Câu 665: Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 5mm và f2 = 25mm, đặt cách nhau 18cm. Quan sát viên có giới hạn nhìn rõ từ 25cm đến vô cực dùng kính này để quan sát vật nhỏ ở trạng thái không điều tiết. Tính khoảng cách từ vật đến kính. A. 5,3mm B. 5,1667mm C. 5,246mm D. 5,3210mm Câu 666: Kính hiển vi có vật kính tiêu cự 5mm, thị kính tiêu cự 18mm. Người mắt bình thường, có cực cận cách mắt 25cm, dùng kính quan sát vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Tính độ bội giác và góc trông ảnh, biết vật có kích thướt 2 m A. 300 và 24.104 rad B. 290 và 25.104 rad C. 300 và 25.104 rad D. 290 và 24.104 rad .Câu 667: Chọn câu đúng: Chiếu một chùm tia sáng hẹp qua một lăng kính. Chùm tia sáng đó sẽ tách thành chùm tia sáng có màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là: A. Giao thoa ánh sáng B. Tán sắc ánh sáng C. Khúc xạ ánh sáng D. Nhiễu xạ ánh sáng. .Câu 668: Ánh sáng trắng qua lăng kính thủy tinh bị tán sắc, ánh sáng màu đỏ bị lệch ít hơn ánh sáng màu tím, đó là vì: A. Ánh sáng trắng bao gồm vô số ánh sáng màu đơn sắc có một số tần số khác nhau và do chiết suất của thủy tinh đối với sóng ánh sáng có tấn số nhỏ thì nhỏ hơn so với sóng ánh sáng có tần số lớn hơn. B. Vận tốc ánh sáng đỏ trong thủy tinh lớn hơn so với ánh sáng tím. C. Tần số của ánh sáng đỏ lớn hơn tần số của ánh sáng tím. D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn ánh sáng tím. Câu 669: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. B. Mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu sắc nhất định khác nhau. C. Ánh sáng trắng là tập hợp của 7 ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. D. Lăng kính có khả năng làm tán sắc ánh sáng.
  8. Câu 671: Một tia sáng đi qua lăng kính ló ra chỉ một màu duy nhất không phải màu trắng thì đó là: A. Ánh sáng đơn sắc B. Ánh sáng đa sắc. C. Ánh sáng bị tán sắc D. Lăng kính không có khả năng tán sắc. .Câu 672: Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặt trưng nhất là: A. màu sắc B. tần số C. vận tốc truyền D. chiết suất lăng kính với ánh sáng đó. Câu 673: Chọn câu sai: A. Đại lượng đặt trưng cho ánh sáng đơn sắc là tần số. B. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào môi trường truyền. C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng màu lục D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng nhỏ. .Câu 674: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc: A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính là giống nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất. Câu 676: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Sóng ánh sáng có phương dao động dọc theo phương truyền ánh sáng. B. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, sóng ánh sáng có một môi trường nhất định. C. Vận tốc ánh sáng trong môi trường càng lớn nếu chiết suất của môi trường đó lớn. D. Ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc, bước sóng không phụ thuộc vào chiết suất của môi trường ánh sáng truyền qua. .Câu 678: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn: A. Đơn sắc B. Kết hợp C. Cùng màu sắc D. Cùng cường độ sáng. Câu 679: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc. A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có trị số khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. D. Khi ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất. Câu 681: Chọn câu sai: A. Ánh sáng trắng là tập hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc:đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính. C. Vận tốc của ánh sáng tùy thuộc môi trường trong suốt mà ánh sáng truyền qua. D. Dãy cầu vồng là quang phổ của ánh sáng trắng. Câu 682: Chọn câu sai: A. Giao thoa là hiện tượng đặt trưng của sóng.
  9. B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa. C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng. D. Hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp. .Câu 683: Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng: A. Ánh sáng có bản chất giống nhau B. Ánh sáng là sóng ngang C. Ánh sáng là sóng điện từ D. Ánh sáng có thể bị tán sắc. .Câu 684: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, nếu ta làm cho hai nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung tâm sẽ: A. Không thay đổi B. Sẽ không còn vì không có giao thoa C. Xê dịch về phía nguồn sớm pha D. Xê dịch về phía nguồn trễ pha .Câu 686: Khoảng vân trong giao thoa của sóng ánh sáng đơn sắc tính theo công thức nào sau đây? (cho biết i: là khoảng vân;  : là bước sóng ánh sáng; a: khoảng cách giữa hai nguồn S1S2 và D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn) D a aD A. i  B. i  C. i   .a.D D. i   a D .Câu 687: Trong các công thức sau, công thức nào đúng để xác định vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa? D D D D A. x  2k  k C. x  k  D. x  (k  1) B. x  a 2a a a Câu 688: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo bước sóng ánh sáng? A. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niut ơn. B. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. C. Thí nghiệm giao thoa với khe I – âng D. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc. .Câu 689: Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát thu được hình ảnh như thế nào? A. Vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dãi màu như cầu vòng. B. Một dãi màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên một nền tối. D. Không có các vân màu trên màn. .Câu 690: Với tên gọi các đại lượng như trong câu 686. Gọi  là hiệu đường đi của sóng ánh sáng từ một điểm trên màn E đến hai nguồn kết hợp S1, S2 là: D xD aD ax A.   B.   C.   D.   a x 2a D Câu 691: Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 ở cùng một bên vân trung tâm là: A. x = 3i B. x = 4i C. x = 5i D. x = 6i .Câu 692: Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 bên kia vân trung tâm là: A. 8i B. 9i C. 7i D. 10i Câu 693: Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối bậc 9 ở cùng một bên vân trung tâm là: A. 14,5i B. 4,5i C. 3,5i D. 5,5i Câu 694: Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên này vân trung tâm đến vân tối bậc 5 bên kia vân trung tâm là: A. 6.5i B. 7.5i C. 8.5i d. 9.5i
  10. Câu 695: Chọn câu sai tronh các câu sau: A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đơn sắc B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với ánh sáng có bước sóng dài thì lớn hơn đối với ánh sáng có bước sóng ngắn C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có bước sóng nhất định D. Màu quang phổ là màu của ánh sáng đơn sắc .Câu 696: Quang phổ vạch thu được khi chất phát sáng ở trạng thái: A. Rắn B. Lỏng C. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp D. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suấtcao Câu 697: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Các vật rắn, lỏng, khí(có tỉ khối lớn) khi bị nung nóng đều phát ra quang phổ liên tục B. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau C. Để thu được quang phổ hấp thụ, nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục D. Dựa vào quang phổ liên tục ta có thể xác định được nhiệt độ của vật phát sáng .Câu 699: Đặc điểm của quang phổ liên tục: A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng B. Không pụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng D. Có nhiều vạch sáng tối xen kẽ Câu 700: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường: A. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc là như nhau B. Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất định đối với mọi ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau C. Với bước sóng ánh sáng chiếu qua môi trường trong suốt càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn D. Chiết suất của một môi trường trong suốt khác nhau đối với một loại ánh sáng nhất định thì có giá trị như nhau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1