YOMEDIA
ADSENSE
15 Đề kiểm tra HK2 Vật lí (Kèm Đ.án)
493
lượt xem 103
download
lượt xem 103
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn cùng tham khảo 15 đề thi kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý lớp 10, 11 năm 2010-2011 của trường THPT Tôn Đức Thắng sẽ giúp các em có thêm tư liệu ôn tập môn Vật lý với các nội dung như: Công thức tính áp suất thủy tĩnh của chất lỏng, Nguyên lý Paxcan, quá trình chuyển hoá năng lượng...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 15 Đề kiểm tra HK2 Vật lí (Kèm Đ.án)
- TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG TỔ VẬT LÝ – KTCN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Vật lí 10 - Chương trình nâng cao ĐỀ SỐ 1 BÀI I (2 điểm) 1/. Viết công thức tính áp suất thủy tĩnh của chất lỏng? Phát biểu nguyên lý Paxcan? 2/. Hoàn thành đoạn bài học sau bằng cách chép lại vào tờ giấy thi và điền vào chỗ trống: “Các vật liệu đều có một ....., nếu vượt quá giới hạn đó thì vật bị hư hỏng, đứt gãy. Ngoài ra, khi vượt quá giới hạn đàn hồi thì tính ...... của vật mất đi, lúc ấy vật chuyển sang biến dạng ...... Hai loại giới hạn trên được biểu thị bằng ứng suất của lực ngoài và tính theo đơn vị ......” BÀI II (3 điểm) Cho một chu trình biến đổi trạng thái của 0,5 mol khí lí tưởng trong hệ toạ độ (p; T) như hình vẽ. Cho R = 8,31(J/mol.K). 1/. Hãy chỉ ra các quá trình trong chu trình đó? 2/. Hãy xác định tất cả các thông số của mỗi trạng thái? BÀI III (2,5 điểm)
- 1/. Tại sao khi đóng đinh vào gỗ hoặc vào tường, lúc đinh còn đang đi vào thì đinh nóng lên rất ít, lúc đinh không thể vào thêm nữa ta lấy búa gõ thêm vài cái thì thấy đinh nóng lên rất nhiều? 2/. Một búa máy được nâng lên độ cao h, rồi cho nó rơi xuống đầu cọc, cọc lún sâu xuống đất. Quá trình chuyển hoá năng lượng trên diễn ra như thế nào? BÀI IV (2,5 điểm) 1/. Một vật được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu 9m/s. Khi trở về chạm mặt đất thì vận tốc còn 6m/s. Coi độ lớn lực cản của không khí luôn 1 không đổi và bằng trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2. Tính độ cao cực đại mà 4 vật lên được so với mặt đất? 2/. Một cần cẩu nâng một contenơ 2,5 tấn theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yên với gia tốc không đổi 2m/s2. Bỏ qua mọi lực cản. Lấy g = 10m/s2. Xác định công suất trung bình và công suất tức thời của lực nâng của cần cẩu sau thời gian 2s ? ---HẾT--- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN
- ĐỀ SỐ 1 Bài Câu Nội dung Điểm Ghi chú p = pa + ρgh 0,25 p: áp suất ở độ sâu h (N/m2 hay Pa) 0,25 Nói đúng từ 3 đại lượng trở lên thì pa: áp suất khí quyển (N/m2 hay Pa) mới cho 0,25 ρ: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3) ….. 1 ….. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa 0,5 Phát biểu chưa trong bình kín được truyền nguyên vẹn chính xác nhưng I cho mọi điểm của chất lỏng và của thành có ý “truyền bình nguyên vẹn” và “độ tăng áp suất” thì cho 0,25 2 Các vật liệu đều có một giới hạn bền, nếu 1,0 Mỗi ý cho 0,25 vượt quá giới hạn đó thì vật bị hư hỏng, đứt gãy. Ngoài ra, khi vượt quá giới hạn đàn hồi thì tính đàn hồi của vật mất đi, lúc ấy vật chuyển sang biến dạng dẻo. Hai loại giới hạn trên được biểu thị bằng ứng suất của lực ngoài và tính theo đơn vị Pa. (1) (2): đẳng tích 1,0 Đúng 1: cho 0,5 1 (2) (3): đẳng nhiệt (3) (1): đẳng áp Đúng 2: cho 0,75 II Trạng thái 1 có: 0,75 2 V1 = 0,01(m3) = 10(lít)
- T1 = 300K p1V1 = νRT1 p1 = νRT1 / V1 = 124650(N/m2) Trạng thái 2 có: 0,5 Hoặc p1/p2 = T1/T2 p2 = V2 = 10(lit) 124650.900/300 = T2 = 900K 373950(N/m2) p2V2 = νRT2 p2 = νRT2 / V2 = 373950(N/m2) Trạng thái 3 có: 0,75 Hoặc p2V2 = p3V3 T3 = 900K V3 = 373950.10/124650 p3 = p1 = 124650(N/m2) = 30(lit) p3V3 = νRT3 V3 = νRT3 / p3 = 0,03(m3) = 30(lit) Khi đinh còn lún sâu được, phần nhiều 0,5 động năng (cơ năng) của búa chuyển thành động năng (cơ năng) của đinh để thắng công của lực cản; phần ít biến thành 1 nhiệt năng. Khi đinh không lún sâu nữa, phần nhiều 0,5 động năng (cơ năng) của búa chuyển III thành nhiệt năng ở mũ đinh đinh nóng lên nhiều - Búa máy được kéo lên cao, tức là được 1,5 Điểm tối đa khi đủ cung cấp năng lượng ở dạng thế năng các ý và trình bày 2 lôgic - Khi rơi xuống thế năng biến thành động năng - Khi chạm cọc, búa truyền một phần động
- năng cho cọc, phần ít toả nhiệt, phần còn lại cho búa nảy lên - Động năng mà cọc nhận được sẽ sinh công để thắng lực cản của đất, một phần chuyển thành thế năng âm Biến thiên cơ năng của vật bằng công của 1,0 lực cản 1 Wđ2 – Wđ1 = -Fc.s với s = 2h mv2/2 – mv02/2 = - ¼ .mg.2h h = (v02 – v2)/g = 1,5(m) Lực nâng: F – P = ma F = m(a + g) = 1,0 30 000(N) IV Quãng đường s = ½ .at2 = 4(m) Công suất trung bình P = A/t = Fs/t = 60 2 000(W) = 60(kW) Vận tốc tại thời điểm 2(s) là: v = at = 0,5 4(m/s) Công suất tức thời: Ptt = Fv = 120 000W = 120kW
- TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG TỔ VẬT LÝ – KTCN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Vật lí 10 - Chương trình nâng cao ĐỀ SỐ 2 BÀI I (2 điểm) 1/. Phát biểu và viết biểu thức của định luật Becnuli cho ống dòng nằm ngang? 2/. Hoàn thành đoạn bài học sau bằng cách chép lại vào tờ giấy thi và điền vào chỗ trống: “Trong giới hạn đàn hồi của một thanh rắn tiết diện đều, ...... tỷ lệ thuận với ứng suất gây ra nó, tức là tỷ lệ với lực tác dụng trên một ....... đặt vuông góc với lực. Đại lượng đặc trưng cho tính đàn hồi của mỗi chất dùng làm thanh rắn là ....... và có đơn vị là .......” BÀI II (3 điểm) Cho một chu trình biến đổi trạng thái của 0,5 mol khí lí tưởng trong hệ toạ độ (V; T) như hình vẽ. Cho R = 8,31(J/mol.K). 1/. Hãy chỉ ra các quá trình trong chu trình đó? 2/. Hãy xác định tất cả các thông số của mỗi trạng thái? BÀI III (2,5 điểm)
- 1/. Quá trình biến đổi động năng của vật ném lên thẳng đứng và vật ném xiên có gì giống và khác nhau? 2/. Một búa máy được nâng lên độ cao h, rồi cho nó rơi xuống đầu cọc, cọc lún sâu xuống đất. Quá trình chuyển hoá năng lượng trên diễn ra như thế nào? BÀI IV (2,5 điểm) 1/. Một vật được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu 8m/s. Khi trở về chạm mặt đất thì vận tốc còn 7m/s. Coi độ lớn lực cản của không khí luôn 1 không đổi và bằng trọng lượng của vật. Lấy g = 10m/s2. Tính độ cao cực đại mà 4 vật lên được so với mặt đất? 2/. Một cần cẩu nâng một contenơ 2,5 tấn theo phương thẳng đứng từ vị trí nằm yên với gia tốc không đổi 1m/s2. Bỏ qua mọi lực cản. Lấy g = 10m/s2. Xác định công suất trung bình và công suất tức thời của lực nâng của cần cẩu sau thời gian 2s ? ---HẾT--- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN
- ĐỀ SỐ 2 Bài Câu Nội dung Điểm Ghi chú p + ½ ρv2 = hằng số 0,25 p: áp suất tĩnh (N/m2 hay Pa) 0,25 Nói đúng từ 2 đại lượng trở ρ: khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3) lên thì mới cho 1 v: tốc độ dòng chảy (m/s) 0,25 Trong một ống dòng nằm ngang, tổng áp suất 0,5 tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kỳ là I một hằng số 2 Trong giới hạn đàn hồi của một thanh rắn tiết 1,0 Mỗi ý cho 0,25 diện đều, độ biến dạng tỷ đối tỷ lệ thuận với ứng suất gây ra nó, tức là tỷ lệ với lực tác dụng trên một đơn vị diện tích đặt vuông góc với lực. Đại lượng đặc trưng cho tính đàn hồi của mỗi chất dùng làm thanh rắn là suất đàn hồi (suất Y-âng) và có đơn vị là Pa. (1) (2): đẳng áp 1,0 Đúng 1: cho (2) (3): đẳng nhiệt 0,5 1 (3) (1): đẳng tích Đúng 2: cho 0,75 II Trạng thái 1 có: 0,75 p1 = 83100(N/m2) 2 T1 = 300K p1V1 = νRT1 V1 = νRT1 / p1 = 0,015m3 = 15(lít)
- Trạng thái 2 có: 0,5 Hoặc V1/V2 = T1/T2 V2 p2 = 83100(N/m2) =15.900/300 = T2 = 900K 45(lít) p2V2 = νRT2 V2 = νRT2 / p2 = 0,045m3 = 45(lít) Trạng thái 3 có: 0,75 Hoặc p2V2 = p 3V 3 T3 = 900K p3 = V3 = V1 = 15(lít) 83100.45/15 = p3V3 = νRT3 p3 = νRT3 / V3 = 249300N/m2 249300N/m2 Giống nhau: khi đi lên động năng giảm, khi 0,5 đi xuống động năng tăng Khác nhau: Ở độ cao cực đại, vật ném thẳng 0,5 1 đứng có động năng triệt tiêu, vật ném xiên vẫn có động năng khác không (vì khi lên đỉnh của parabol nó vẫn có một thành phần vận tốc theo phương ngang). - Búa máy được kéo lên cao, tức là được cung 1,5 Điểm tối đa III cấp năng lượng ở dạng thế năng khi đủ các ý và trình bày lôgic - Khi rơi xuống thế năng biến thành động năng 2 - Khi chạm cọc, búa truyền một phần động năng cho cọc, phần ít toả nhiệt, phần còn lại cho búa nảy lên - Động năng mà cọc nhận được sẽ sinh công để thắng lực cản của đất, một phần chuyển thành thế năng âm
- Biến thiên cơ năng của vật bằng công của lực 1,0 cản 1 Wđ2 – Wđ1 = -Fc.s với s = 2h mv2/2 – mv02/2 = - ¼ .mg.2h h = (v02 – v2)/g = 4,5(m) Lực nâng: F – P = ma F = m(a + g) = 1,0 IV 27500(N) Quãng đường s = ½ .at2 = 2(m) Công suất trung bình P = A/t = Fs/t = 2 27500(W) = 27,5(kW) Vận tốc tại thời điểm 2(s) là: v = at = 2(m/s) 0,5 Công suất tức thời: Ptt = Fv = 55000W = 55kW
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Vật lý 10 - Năm học: 2012-2013 Mức độ nhận thức Cộng Chủ đề Nhân biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Chủ đề I : Các định luật bảo toàn 1.Công suất - Định nghĩa, viết công thức, đơn vị ý nghĩa công - Định nghĩa, viết công thức, đơn vị ý nghĩa công suất 2.Cơ năng -Định nghĩa cơ năng, viết biểu thức cơ năng trong trọng trường, cơ năng chịu tác dụng của lực đàn hồi - Vận dụng -Phát biểu định luật ĐLBTCN tính vận bảo toàn cơ năng, viết - Tính cơ năng của tốc, độ cao, độ dãn biểu thức. vật. lò xo với điều kiện - Sự chuyển hóa của cho trước. động năng và thế năng. - Điều kiện áp dụng định luật bảo toàn cơ năng. 1 câu 1 câu 1a 1b 1 điểm 1 điểm Chủ đề II: Chất khí 3.Cấu tạo - Nêu nội dung của chất. Thuyết thuyết động học phân động học tử chất khí. - phân tử chất - Đặc điểm của khí lí khí tưởng 4. Quá trình - Định nghĩa quá trình
- đẳng nhiệt. đẳng nhiệt Định luật Bôi- - Phát biểu định luật, lơ-Mari-ốt viết biểu thức định luật Bôi- lơ-Mari-ốt. - Điều kiện áp dụng định luật - Tính chất đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) 5.Quá trình - Định nghĩa quá trình đẳng tích. đẳng nhiệt Định luật Sác - Phát biểu định luật, -lơ viết biểu thức định luật Sác-lơ. - Điều kiện áp dụng định luật - Tính chất đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T) 6. Phương - Định nghĩa quá trình trình trạng đẳng áp thái khí lí - Phát biểu định luật, tưởng. viết biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ - Điều kiện áp dụng định luật. - Tính chất đường đẳng áp trong hệ tọa độ (V,T) Chủ đề III: cơ sỡ của nhiệt động lực học 7.Nội năng và - Nêu định nghĩa nội sự biến thiên năng, viết biểu thức. nội năng - Các cách làm thay đổi nội năng
- 8. Các nguyên -Phát biểu nguyên lí I lí của nhiệt nhiệt động lực học động lực học -Viết biểu thức, quy ước dấu của các đại - Xác định p,V,T của Vận dụng nguyên lí lượng. các trạng thái nhiệt động lực học - Phát biểu và viết hệ -vẽ đồ thị của quá tính độ biến thiên thức nguyên lí I của trình. nội năng. nhiệt động lực học trong quá trình đẳng tích. 1 câu 1 câu 2a 2b 2 điểm 2 điểm 1 câu 4 điểm Chủ đề IV: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể 9. Chất rắn - Nêu định nghĩa và kết tinh. Chất tính chất của chất rắn rắn vô định kết tinh và chất rắn vô hình. định hình 10. Sự nở vì - Phát biểu, viết biểu nhiệt của vật thức nở dài và nở khối Tính chiều dài lúc rắn. của vật rắn. sau, , độ nở dài khi - Nêu tên và đơn vị - Tính độ nở dài,chiều thay đổi nhiệt đổi của các đại lượng dài hệ số nở dài Tính nhiệt độ với trong công thức. chiều dài cho trước -Ứng dụng của sự vì nhiệt của vật rắn 1 câu 1 câu 1a 1b 1 điểm 1 điểm Tổng số câu 1 câu + 1 câu 4 câu 2 câu Tổng số điểm câu 2.a 2.b 10 4 điểm 3 điểm 3 điểm điểm 40% 30% 30% 100%
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012- 2013 [ Mã đề: 01] Môn: VẬT LÍ; Lớp: 10 (Chương trình chuẩn) Thời gian: 45 phút; Không kể thời gian phát đề Họ và tên: ............................................... Lớp: ........ Số báo danh:............................ Nội dung đề thi Câu 1 (2.0 điểm): Phát biểu định nghĩa, viết biểu thức, nêu đơn vị của công? Nêu ý nghĩa của công dương và công âm. Jun là gì? Câu 2 (2.0 điểm): Nêu định nghĩa và tính chất của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình? Câu 3 (2.0 điểm): Một thanh sắt ở 200C có chiều dài là 4m, biết hệ số nở dài của sắt là 12.106 K 1 a. Tính chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ lên đến 220oC? b. Ở 220o C, phải tăng nhiệt độ lên đến bao nhiêu để chiều dài thanh sắt tăng thêm 2mm? Câu 4 (4.0 điểm): Cho một lượng khí ở trạng thái 1: có p1 2.105 N / m 2 , V1 2l , t1 27o C , biến đổi qua 2 quá trình: -Quá trình 1: đẳng nhiệt, áp suất lên đến p2 4.105 N / m 2 . Tính thể tích V2? Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p,V)? - Quá trình 2: đẳng áp, nhiệt độ tăng đến 870C. Tính thể tích V3? Tính độ biến thiên nội năng? biết trong quá trình khí được cung cấp nhiệt lượng 200J. --------------- Hết -------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012- 2013 [ Mã đề: 02] Môn: VẬT LÍ; Lớp: 10 (Chương trình chuẩn) Thời gian: 45 phút; Không kể thời gian phát đề Họ và tên: ............................................... Lớp: ........ Số báo danh:............................ Nội dung đề thi Câu 1 (2.0 điểm): Nêu nội dung của thuyết động học phân tử chất khí? Khí lí tưởng là gì? Câu 2 (2.0 điểm): Nêu định nghĩa ,viết hệ thức nội năng? Nôi năng phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu các cách làm thay đổi nội năng? Câu 3 (2.0 điểm): Thả một vật có khối lượng 200g trượt trên mặt phẳng nghiêng không ma sát, mặt phẳng nghiêng cao h ,biết khi tới chân dố vận tốc của vật là 20m/s, lấy g=10m/s2 a. Tính cơ năng của vật? b. Tính độ cao của mặt phẳng nghiêng? Câu 4 (4.0 điểm): Cho một lượng khí ở trạng thái 1: có p1 3.105 pa , V1 1l , t1 227o C , biến đổi qua 2 quá trình: - Quá trình 1: đẳng nhiệt, áp suất giảm một nửa. Tính thể tích V2? Vẽ đồ thị trong hệ tọa độ (p,V)? - Quá trình 2: đẳng áp, thể tích sau cùng là 3l . Tính nhiệt độ T3? Tính độ biến thiên nội năng? biết trong quá trình khí được cung cấp nhiệt lượng 500J. --------------- Hết --------------
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN: VẬT LÝ – LỚP: 10 CHUẨN NĂM HỌC 2012-2013 Hình thức: Tự luận. Thời gian: 45 phút- Số câu: 8 TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA, SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO CÁC CẤP ĐỘ Tổng Số tiết thực Trọng số(%) Số câu Điểm số Chủ đề Lý số (Chương) thuyết LT VD LT VD LT VD LT VD tiết Chương IV. Các định 10 8 5,6 4,4 17,5 13,8 1 1 1,5 1,0 luật bảo toàn Chương V. Chất khí 6 5 3,5 2,5 10,9 7,8 1 1 1,5 1,0 Chương VI. Cơ sở của 4 3 2,1 1,9 6,6 5,9 1 1 1,5 1,0 nhiệt động lực học Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự 12 8 5,6 6,4 17,5 20,0 1 1 1,0 1,5 chuyển thể Tổng 32 24 16,8 15,2 52,5 47,5 4 4 5,5 4,5
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN: VẬT LÝ LỚP: 10 CHUẨN NĂM HỌC 2012-2013 Vận dụng Tên Chủ đề Cấp độ Nhận biết Thông hiểu (nội dung, Cấp độ thấp cao Cộng (cấp độ 1) (cấp độ 2) chương) (cấp độ 3) (cấp độ 4) Chủ đề 1. Các định luật bảo toàn (10 tiết) 1. Động lượng. Phát biểu và viết được hệ thức của định Vận dụng định luật bảo toàn Đl bảo toàn động luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai động lượng để giải được các lượng vật. bài tập đối với hai vật va (2,5 tiết) = 7,8% Viết được công thức tính động lượng và chạm mềm. nêu được đơn vị đo động lượng 2. Công và công Nêu được khái niệm công Phát biểu được định nghĩa và viết được Vận dụng được các công suất cơ học. công thức tính công. thức (1,5 tiết) = 4,7% Phân biệt được công cơ A học. A Fscos và P = . t 3. Động năng Nêu được khái niệm Phát biểu được định nghĩa và viết được (1,5 tiết) = 4,7% động năng công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. 4. Thế năng Nêu được khái niệm thế Phát biểu được định nghĩa thế năng (2 tiết) = 6,3% năng, trọng trường đàn trọng trường của một vật và viết được hồi. công thức tính thế năng này. Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. 5. Cơ năng Nêu được khái niệm cơ Phát biểu được định nghĩa cơ năng và Vận dụng định luật bảo toàn (1,5 tiết) = 4,7% năng trong trọng trường. viết được biểu thức của cơ năng. cơ năng để giải được bài toán Phát biểu được định luật bảo toàn cơ chuyển động của một vật. năng và viết được hệ thức của định luật này. Số câu(số điểm) Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,0 Số điểm: Số điểm: 2,5
- Tỉ lệ ( %) Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 25% Chủ đề 2. Chất khí (6 tiết) 1. Cấu tạo chất. Phát biểu được nội dung Thuyết động học cơ bản của thuyết động phân tử học phân tử chất khí. (1 tiết) = 3,1% Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng. 2. QT đẳng Nêu được quá trình đẳng Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri- Vẽ được đường đẳng nhiệt nhiệt. Định luật nhiệt. ốt, và viết biểu thức. trong hệ toạ độ (p,V). Bôilơ-Mariốt (1,5 tiết) = 4,7% 3. QT đẳng tích. Nêu được quá trình đẳng Phát biểu được định luật Sáclơ, và viết Vẽ được đường đẳng tích Định luật Sáclơ tích. biểu thức. trong hệ toạ độ (V,T). (1,5 tiết) = 4,7% 4. PTTT của khí Nêu được các thông số p, Viết được phương trình trạng thái của Vận dụng được phương trình lí tưởng V, T xác định trạng thái pV trạng thái của khí lí tưởng. của một lượng khí. khí lí tưởng = hằng số. Vẽ được đường đẳng áp (2 tiết) = 6,3% T Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì. trong hệ toạ độ (V, T). Số câu(số điểm) Số câu: 1 Số câu: Số câu: 1 Số câu: Số câu: 2 Số điểm:1 ,5 Số điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: Số điểm: 2,5 Tỉ lệ ( %) Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 25% Chủ đề 3. Cơ sở của nhiệt động lực học (4 tiết) 1. Nội năng và Nêu được nội năng gồm Nêu được có lực tương tác giữa các Vận dụng được mối quan hệ sự biến đổi nội động năng của các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. giữa nội năng với nhiệt độ và năng (nguyên tử, phân tử) và Nêu được ví dụ về hai cách làm thay đổi thể tích để giải thích một số (1,5 tiết) = 4,7% thế năng tương tác giữa nội năng. hiện tượng đơn giản có liên chúng. quan. 2. Các nguyên lí Phát biểu được nguyên lí I Nhiệt động của nhiêt động lực học. Viết được hệ thức của nguyên lí lực học I Nhiệt động lực học U = A + Q. (2,5 tiết) = 7,8% Nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này. Phát biểu được nguyên lí II Nhiệt động lực học.
- Số câu(số điểm) Số câu: 1 Số câu: Số câu: 1 Số câu: Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: Số điểm: 2,5 Tỉ lệ ( %) Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 25% Chủ đề 4. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (12 tiết) 1. Chất kết tinh Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất và chất vô định rắn vô định hình về cấu trúc vi mô và hình những tính chất vĩ mô của chúng. (1 tiết) = 3,1% Phân biệt được biến dạng đàn hồi và 2. Biến dạng cơ biến dạng dẻo. của vật rắn Phát biểu và viết được hệ thức của định (1,5 tiết) = 4,7% luật Húc đối với biến dạng của vật rắn. Viết được các công thức nở dài và nở Vận dụng được công thức nở 3. Sự nở vì nhiệt khối. dài và nở khối của vật rắn để của vật rắn Nêu được ý nghĩa của sự nở dài, sự nở giải các bài tập đơn giản. (1,5 tiết) = 4,7% khối của vật rắn trong đời sống và kĩ thuật Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt, dính ướt và không dính ướt. Mô tả được hình dạng mặt thoáng của 4. Các hiện chất lỏng ở sát thành bình trong trường tượng bề mặt hợp chất lỏng dính ướt và không dính của chất lỏng ướt. (4 tiết) = 12,5% Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. Kể được một số ứng dụng về hiện tượng mao dẫn trong đời sống và kĩ thuật. Viết được công thức tính nhiệt nóng Vận dụng được công thức Q chảy của vật rắn Q = m. = m, để giải các bài tập đơn 5. Sự chuyển thể Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà. giản. của các chất Viết được công thức tính nhiệt hoá hơi Vận dụng được công thức Q (2,5 tiết) = 7,8% = Lm để giải các bài tập đơn Q = Lm. giản. Giải thích được quá trình bay hơi và
- ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử. Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ. Nêu được định nghĩa độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không 6. Độ ẩm của khí. không khí Nêu được ảnh hưởng của độ ẩm không (1,5 tiết) = 4,7% khí đối với sức khoẻ con người, đời sống động, thực vật và chất lượng hàng hoá. Số câu(số điểm) Số câu: 1 Số câu: Số câu: 1 Số câu: Số câu: 2 Số điểm: 1,0 Số điểm: Số điểm: 1,5 Số điểm: Số điểm: 2,5 Tỉ lệ ( %) Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 25% Tổng số câu: Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 4 Số câu:0 Số câu: 8 Số điểm: Số điểm: 4,0 Số điểm: 1,5 Số điểm: 4,5 Số điểm: Số điểm:10 Tỉ lệ ( %) Tỷ lệ: 40% Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 45% Tỷ lệ % Tỷ lệ: 100%
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn