YOMEDIA
ADSENSE
15 LỜi Khuyên HỌc TiẾng Anh!
122
lượt xem 25
download
lượt xem 25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 15 LỜi Khuyên HỌc TiẾng Anh!
- 15 LỜi Khuyên HỌc TiẾng Anh! 1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. A'p dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 23 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. (Sưu tầm của... những người sưu tầm)... Bài 1: 1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.
- 3. Học cách ghi nhớ Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển tivi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. 5. Hãy nối mạng Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thống Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn: Chủ đề: shopping, holidays, money vv… Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv... Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv... Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv… Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….. 7. Bạn hãy phấn khích lên
- Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt. Bài 2: 15 LỜI KHUYÊN HỌC TIẾNG ANH 1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. A\'p dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 23 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. Bài 3: Bí kíp" học tiếng Anh của chuyên gia nước ngoài (VietNamNet) Nhân hội nghị quốc gia về tiếng Anh, phóng viên VietNamNet đã phỏng vấn các chuyên gia một số kinh nghiệm dạy và học môn ngoại ngữ này. Ông Peter Moor, tác giả của những cuốn sách giáo khoa tiếng Anh nổi tiếng
- Đừng quá chú trọng văn phạm, đọc tài liệu mà cố gắng lắng nghe người bản xứ nói càng nhiều càng tốt. Đừng e ngại nếu phạm lỗi khi nói. Không có quy định học tiếng Anh ở độ tuổi nào, 3040 tuổi thậm chí hơn thế nữa vẫn có thể học tiếng Anh. Tuy nhiên nếu học ngoại ngữ từ bé thì phát âm theo giọng người bản xứ sẽ chuẩn hơn so vớikhi đã lớn. Với kỹ năng phát âm, đầu tiên phải tập nghe. Lúc ban đầu không nghe được, cố gắng nghe người bản xứ để hỗ trợ cho việc học của mình. Đến khi phát âm không chỉ là độ trầm bổng mà còn phải xem chữ đó phát âm như thế nào và nhịp điệu của câu ra sao. Khi tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha mở băng ra chỉ nghe được vài từ nhưng sau vài tháng có thể nghe được nhiều hơn và tôi đã có thể học được 4 thứ tiếng: Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp. Giáo viên, thường có khuynh hướng dạy tất cả những gì họ biết. Theo tôi, nên dạy vừa đủ cho học sinh cần biết. Một tiết học có thể học trên 10 từ là đủ và cần thiết phải ôn lại thường xuyên những gì đã dạy để sinh viên nhớ lâu. Ông Thommas Hayton, giảng viên Hội đồng Anh Malaysia Tôi nhận thấy sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh rất đỡ cho giáo viên và chính các em học sinh tiếp thu bài giảng cũng nhanh hơn. Cụ thể là sử dụng Powerpoint trong máy tính cho các bài học trên lớp. Vai trò của Powerpoint trong bài giảng trên lớp không chỉ là lật từng trang của bài diễn thuyết, chẳng mấy chốc học sinh lăn ra ngủ. Thay vào đó, cần tận dụng triệt để tính năng tương tác được cài đặt trong này như nhạc, phông chữ giống phim hoạt hình, mầu sắc lấp lánh... để các em thấy thú vị với bài giảng và các em có thể tham gia trực tiếp. Ông Mario Rinvoluci, Giám đốc Bộ phận đào tạo giáo viên ở trường Pilgrims (Anh) Có 2 mốc thời gian mà học trò cũng ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của tôi. Những năm 70, học trò của tôi là người Iran nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy. Các trò này rất thông minh và sáng dạ, kỹ năng nghe nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc và viết rất tệ. Năm 1990, sinh viên của tôi đa số là người Nhật, họ viết rất tốt và hầu như không có lỗi chính tả; nhưng nói không tốt,cũng không chịu nói và nghe cũng rất tồi. Qua 2 trường hợp trên cho thấy, tùy từng đối tượng học sinh mà áp dụng cách dạy cho tốt. Theo tôi nên sử dụng phương pháp đa trí tuệ. Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các trường tiểu học và trung học ở Mỹ. Cách này không chỉ sử dụng cho môn ngoại ngữ mà còn cho cả các môn khác như Toán, Lịch sử… Ở nước Anh những đặc trưng này cũng được sử dụng phần nào.
- Trước đây theo truyền thống các trường ĐH ở Mỹ kiểm tra học sinh bằng những bài học kiểm tra về khả năng tư duy toán học và khả năng tư duy ngôn ngữ thế nhưng tôi tin rằng có những loại trí thông minh khác như trường hợp Moza chẳng hạn! Hình thức đa phương tiện này giúp người học rất nhiều, ví dụ trong lớp 40 người có 6 7 học sinh giỏi ngôn ngữ. Giáo viên có tồi đến đâu, các em cũng học nhanh và sáng dạ. Tuy nhiên, những em còn lại không hẳn là kém mà thông minh theo dạng khác như âm nhạc thì giáo viên có thể truyển tải việc học tiếng Anh thông qua âm nhạc. Và..... hay nhất !!! Lời khuyên học tiếng anh hiệu quả của bà Alexandria S.Hadden 1. Phải đặt ra cho mình một mục tiêu. Học để làm gì? Học giỏi đến cỡ nào là vừa (dịch, nói chuyện hay dành cho học thuật) ? 2. Cố gắng học đều đặn, ngày nào cũng học dù đó là ngày lễ hay nghỉ hè. Học mỗi ngày một ít, thực tập những điều đã biết và học thêm những điều mới. 3. Khi đạt được một tiến bộ mới cũng nên tưởng thưởng cho mình. 4. Tìm một người đã rất thành công trong việc học ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm. 5. Đừng e ngại. Phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để học tập tiếng Anh. 6. Cố gắng đọc dù đọc một cuốn sách dành cho trẻ con hay một đoạn trong bài báo. 7. Đừng bao giờ chán nản. Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới thành công. Cố gắng tạo niềm vui trong học tập.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn