YOMEDIA
ADSENSE
17 Đề kiểm tra HK2 Ngữ Văn 12 - Kèm đáp án
1.129
lượt xem 187
download
lượt xem 187
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu tham khảo 17 đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ Văn 12 có kèm đáp án giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đạt kết quả tốt hơn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 17 Đề kiểm tra HK2 Ngữ Văn 12 - Kèm đáp án
- S GIÁO D C VÀ ÀO T O KI M TRA HKII – L P 12 THPT KIÊN GIANG MÔN: NG VĂN Ngày ki m tra: 27/4/2010 ( thi có 01 trang) Th i gian làm bài: 150 phút I. PH N CHUNG CHO T T C THÍ SINH (5,0 i m) Câu 1 (2,0 i m): Tóm t t ng n g n nh ng nét chính v cu c i nhân v t Xô-cô-l p trong truy n ng n S ph n con ngư i c a nhà văn M. Sô-lô-khôp? Theo anh/ch , qua s ph n nhân v t này, nhà văn mu n g i g m i u gì n ngư i c? Câu 2 (3,0 i m): Vi t bài văn ng n (không quá 400 t ) trình bày suy nghĩ c a anh/ch v hi n tư ng vô c m hi n nay trong gi i tr . II. PH N RIÊNG (5,0 i m) V n d ng kh năng c – hi u và ki n th c văn h c vi t bài ngh lu n văn h c. Thí sinh ch ư c làm m t trong hai câu (câu 3.a ho c 3.b). Câu 3.a. Theo Chương trình Chu n (5,0 i m) C m nh n c a anh/ch v nhân v t ngư i àn bà hàng chài trong truy n ng n Chi c thuy n ngoài xa c a nhà văn Nguy n Minh Châu. Câu 3.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 i m) Phân tích nhân v t bà Hi n trong truy n ng n M t ngư i Hà N i th y ư c nh ng nét p v con ngư i Hà N i trong c m nh n c a nhà văn Nguy n Kh i. ------ H t ------ Thí sinh không ư c s d ng tài li u, giám th không gi i thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 12 THPT KIÊN GIANG MÔN: NGỮ VĂN Đề thi chính thức Ngày kiểm tra: 27/4/2010 Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có ba trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang diểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa số điểm (nếu có), phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm Câu 1 Tóm tắt ngắn gọn cuộc đời nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn Số phận 2.0 con người của nhà văn M. Sô-lô-khôp? Theo anh/chị, qua số phận nhân vật này, nhà văn muốn gửi gắm điều gì đến người đọc? Tóm tắt cần làm rõ các ý sau: * Nhân vật Xô-cô-lốp trong chiến tranh: 0.75 + Bản thân: tham gia Hồng quân Liên-xô, bị thương, bị bắt làm tù binh trong trại tù binh phát-xít, trốn thoát về với đơn vị tiếp tục chiến đấu. + Gia đình: vợ và hai con gái bị chết bom, con trai hi sinh đúng vào ngày chiến thắng.. 0.75 * Nhân vật Xô-cô-lốp sau chiến tranh: + Giải ngũ, ở nhờ nhà bạn, làm lái xe cho nông trường, nhận bé Va-ni- a làm con, không nguôi nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra. + Bị mất việc, dẫn bé Va-ni-a sang tỉnh khác kiếm việc làm với ý chí “sẵn sàng cuốc bộ khắp nước Nga” để có việc làm, nuôi bé Va-ni-a khôn lớn. Điều nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc qua số phận Xô-cô-lốp: 0.5 - Ca ngợi tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. - Suy ngẫm, trăn trở về số phận con người và tin tưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăm gian khổ, vượt qua số phận éo le. Câu 2 Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về hiện 3.0 tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. * Yêu cầu: - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. Thí sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài
- viết cần bảo đảm có các ý sau: Nêu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. 0.25 Giải quyết vấn đề * Giải thích khái niệm Vô cảm: Vô cảm là không có cảm xúc, người vô cảm 0.5 là người không có hoặc không biểu hiện cảm xúc trước những sự việc xấy ra trong cuộc sống xung quanh mình. * Thực trạng và tác hại của hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ:: 0.75 - Cần đưa ra một số hiện tượng, biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống (có thể lấy dẫn chứng trong gia đình, xã hội và nhất là trong môi trường học đường thời gian gần đây) - Tác hại: vô cảm lâu dần thành thói quen, cách sống, thái độ sống khiến con người dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác, trước những bất công, ngang trái, dẫn đến lối sống ích kỉ, gián tiếp làm cái ác, cái xấu nảy mầm và phát triển trong nhà trường, xã hội….. * Nguyên nhân: 0.75 - Chủ quan: Một bộ phận không ít trong giới trẻ hiện nay thiếu ý thức rèn luyện tư cách và đạo đức, ít chú ý bồi dưỡng tâm hồn mà chỉ chạy theo lối sống thực dụng, thiên về coi trọng vật chất và hưởng thụ cá nhân, ít quan tâm đến người khác, dù là người thân trong gia đình hay cộng đồng xã hội. - Khách quan: Sự buông lỏng giáo dục của gia đình, trong nhà trường hiện nay có hiện tượng chú trọng dạy chữ hơn dạy người, công tác tuyên truyền giáo dục của các đoàn thể chưa sâu rộng, tác dụng giáo dục, tuyên truyền chưa cao…. * Bài học thực tiễn đối với tất cả mọi người: 0.5 - Nhận thức rõ tác hại to lớn mà xã hội phải gánh chịu khi con người ta khô cằn cảm xúc - Tìm ra những giải pháp cụ thể để hạn chế tối đa hiện tượng trên. Kết thúc vấn đề 0.25 Thái độ đánh giá đối với vấn đề bàn luận: Phê phán nghiêm khắc những biểu hiện vô cảm, bản thân phải luôn luôn đấu tranh với chính mình, với cuộc sống để làm cho gia đình, môi trường học tập và xã hội tốt đẹp hơn Câu Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn 5.0 3a Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Yêu cầu: - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu. - Về kiến thức: Nắm vững văn bản tác phẩm, làm rõ hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài được khắc họa trong tác phẩm. Thí sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau: Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, truyện ngắn và nhân vật người đàn bà hàng 0.50 chài. Giải quyết vấn đề: phân tích làm rõ những nội dung sau: - Những nét ngoại hình: khuôn mặt, dáng hình, y phục… 0.5 gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. - Cảnh ngộ: Gia đình hàng chài đông con, quá nghèo, cuộc 1.5 sống bấp bênh. Chồng quẫn bách quá nên lấy việc đánh vợ như một liệu pháp giải tỏa những bế tắc. Người đàn bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau. Khi bị chồng đánh không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn gợi sự tò mò, băn khoăn nơi người đọc.
- - Phẩm chất: Thấu hiểu nỗi khổ của chồng, cam chịu nhẫn 2.0 nhục vì các con, vì cuộc sống và những bữa ăn no của lũ con nên nhất quyết gắn bó với gã đàn ông vũ phu và độc ác. Đặc biệt, trong nỗi đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nơi cái gia đình nhỏ bé, nghèo khổ của chị gợi ra nỗi xót thương, cảm thông, trân trọng lẫn day dứt trong người đọc. Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung về nhân vật và cảm nhận được thông điệp 0.50 nhà văn muốn gửi gắm cho người đọc qua nhân vật. Câu Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà nội để thấy 5.0 3b được những nét đẹp về con người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Khải. Yêu cầu - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu. - Về kiến thức: Nắm vững văn bản tác phẩm, làm rõ hình ảnh nhân vật bà Hiền- biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Khải.: Thí sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau: Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, truyện ngắn và nhân vật bà Hiền (gắn với định 0.50 hướng ở đề ra: biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Khải). Giải quyết vấn đề: phân tích làm rõ những nội dung sau: a. Nhân vật bà Hiền: - Là người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản 3.0 lĩnh của một con người luôn dám là mình: khai thác các chi tiết miêu tả việc bà chọn chồng, sinh con, nuôi dạy con, quản lí gia đình, thái độ và cách sống trước những thời điểm lịch sử, trước những giai đoạn thăng trầm của đất nước…. - Là hiện thân của cái nét văn hóa duyên dáng, lịch lãm, sang trọng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến: khai thác các chi tiết miêu tả bà Hiền ở phong thái quý phái, thái độ điềm tĩnh, ung dung tự tại trước những đổi thay của thời cuộc, niềm tin vào quy luật tự nhiên… b. Cảm nhận về người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải: 1.0 - Người Hà Nội có bản lĩnh, cốt cách đặc biệt. Họ luôn là mình, vững vàng trước mọi biến cố, đổi thay của thời cuộc với ý thức sâu sắc là người Hà Nội, đồng thời luôn thể hiện cái nét văn hóa duyên dáng, lịch lãm, sang trọng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. - Thái độ nhà văn: ao ước thiết tha là Hà Nội hôm nay làm sao khai thác, phát huy và làm giàu có thêm cái chất Hà Nội, bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của Hà Nội để mọi vẻ đẹp riêng ấy của đất kinh kì đều phát sáng. Kết thúc vấn đề: 0.50 - Đánh giá nhân vật: bà Hiền là hạt bụi vàng làm nên bản sắc Hà Nội, văn hóa Hà Nội - Đồng cảm với mong ước của nhà văn. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu cả về nội dung kiến thức lẫn hình thức diễn đạt theo yêu cầu chung đã nêu.
- ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN –LỚP 12 NĂM HỌC 2010 - 2011 THỜI GIAN : 90’ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 3 điểm ) Trình bày trong một bài văn ngắn ( không quá 500 từ ) suy nghĩ của anh /chị về ý kiến sau của Ăng- ghen : Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị. II. PHẦN RIÊNG : ( 7 điểm ) Học sinh học chương trình nào chỉ làm đề dành riêng cho chương trình đó ( Đề 1 hoặc đề 2 ) ĐỀ 1 : Theo chương trình chuẩn : Cảm nhận của anh /chị về tính cách của hai chị em Chiến và Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi . ĐỀ 2 : Theo chương trình nâng cao : Trong suốt cuộc đời viết văn của mình, Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở để gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Điều đó được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ? ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN –LỚP 12 NĂM HỌC 2010 - 2011 THỜI GIAN : 90’ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 3 điểm ) Trình bày trong một bài văn ngắn ( không quá 500 từ ) suy nghĩ của anh /chị về ý kiến sau của Ăng- ghen : Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị. II. PHẦN RIÊNG : ( 7 điểm ) Học sinh học chương trình nào chỉ làm đề dành riêng cho chương trình đó ( Đề 1 hoặc đề 2 ) ĐỀ 1 : Theo chương trình chuẩn : Cảm nhận của anh /chị về tính cách của hai chị em Chiến và Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi . ĐỀ 2 : Theo chương trình nâng cao : Trong suốt cuộc đời viết văn của mình, Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở để gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Điều đó được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ?
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM THI VĂN 12- HKII ( 10-11) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 3 điểm ) 1.Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp . 2. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể nêu ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách song cần nêu bật các ý chính sau : - Nhấn mạnh và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người là sự khiêm tốn và giản dị . Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình. - Con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị để hòa đồng với xã hội.Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ … - Nêu suy nghĩ về hành động của bản thân, tu dưỡng đạo đức, có ý thức thái độ học tập tốt, có sự hòa đồng với cộng đồng, tập thể . 3.Cách cho điểm : - Điểm 3 : Đáp ứng được các yêu cầu trên , có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt . - Điểm 2 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên , có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt . - Điếm 1 : Nội dung sơ sài , diễn đạt yếu . - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề . II. PHẦN RIÊNG : ĐỀ 1 : Theo chương trình chuẩn : 1.Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi , kết cấu chặt chẽ , diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ và lỗi ngữ pháp . 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và tác phẩm, học sinh biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật tính cách của các nhân vật . Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật các ý chính sau : a/Những nét tính cách chung : - Thương cha thương mẹ , cùng một ước nguyện cầm súng trả thù cho ba má , căm thù giặc sâu sắc . - Đều là những chiến sĩ dũng cảm , gan góc , từng lập nhiều chiến công . b/Nét riêng : - Chị Chiến : + Chiến có những nét giống mẹ . Giống ở tính gan góc và đảm đang tháo vát ( tính toán thu xếp việc nhà đâu vào đấy trước khi lên đường khiến Việt và cả chú Năm phải phục … ) + Rất thương em , luôn nhường nhịn em với em ( nhưng không nhường đi bộ đội ..) và đúng là một cô gái giàu nữ tính ( chi tiết cái gương luôn trong túi …) - Việt : + Là cậu con trai mới lớn còn trẻ con, ngây thơ, ham chơi (thích bắn chim, bắt ếch, hay giành chị, hiếu động …) + Nét ngây thơ của Việt làm cho chất anh hùng của nhân vật thêm đẹp và độc đáo . c/Đánh giá chung: Truyện viết về những đứa con trong một gia đình nhưng thông qua đó Nguyễn Thi phản ánh cuộc sống Nam bộ thời đánh Mĩ . Việt và Chiến tiêu biểu cho lớp thế hệ trẻ kế tục những truyền thống tốt đẹp của gia đình , dân tộc . d/ Nghệ thuật : Phân tích ngắn gọn những thành công về cách kể chuyện ( hóa thân vào nhân vật ) , xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc , xây dựng chi tiết giàu ý nghĩa ( cảnh mang bàn thờ má đi gởi …)
- 3.Cách cho điểm : - Điểm 7 : Đáp ứng được các yêu cầu trên , có mở rộng , liên hệ , viết văn có cảm xúc , hình ảnh ,có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt . - Điểm 5 : Trình bày được các yêu cầu trên , có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt , văn sáng sủa , rõ ràng . - Điếm 3 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên , còn mắc một số lỗi nhưng không sai kiến thức . - Điểm 1: Nội dung sơ sài , diễn đạt yếu . - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề . ( Lưu ý : Các thang điểm còn lại giáo viên tùy theo mức độ làm bài mà ghi điểm phù hợp ) ĐỀ 2 : Theo chương trình nâng cao : 1.Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi , kết cấu chặt chẽ , diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ và lỗi ngữ pháp . 2. Yêu cầu về kiến thức : Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và tác phẩm , học sinh biết cách chọn , phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật tính cách của các nhân vật . Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật các ý chính sau : - Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện buồn về hiện thực cuộc sống xù xì , thô nháp , con người phải đối diện với cái ác , cái xấu để sinh tồn . Những nhân vật trong tác phẩm là hiện thân cho những mảng đời tối tăm , cơ cực vẫn tồn tại trong cuộc sống quanh ta . - Nhưng dưới con mắt của người nghệ sĩ , cuộc sống vẫn ánh lên những niềm tin , niềm hi vọng về phẩm chất con người ( thể hiện tập trung qua hình tượng người phụ nữ ) : đó là bản năng hướng đến sự sống , là tấm lòng bao dung , tình mẫu tử thiêng liêng tha thiết , sự bền bỉ nhẫn nại , đức hi sinh …. - Niềm khắc khoải của Nguyễn Minh Châu trước cuộc sống đầy rẫy những nhọc nhằn , bất trắc : Làm thế nào để cuộc sống của mỗi con người không bị chà đạp , trở nên tốt đẹp hơn ? Đó chính là chiều sâu của giá trị nhân văn được kết đọng trong tác phẩm . - Nghệ thuật : Xây dựng tình huống truyện độc đáo , mang ý nghĩa sâu sắc : khám phá , phát hiện chiều sâu cuộc đời qua những nghịch lí éo le, nhan đề tác phẩm là một hình ảnh biểu tượng đa nghĩa , nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời . 3.Cách cho điểm : - Điểm 7 : Đáp ứng được các yêu cầu trên , có mở rộng , liên hệ , viết văn có cảm xúc , hình ảnh ,có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt . - Điểm 5 : Trình bày được các yêu cầu trên , có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt ,văn sáng sủa , rõ ràng . - Điếm 3 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên , còn mắc một số lỗi nhưng không sai kiến thức . - Điểm 1: Nội dung sơ sài , diễn đạt yếu . - Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề . ( Lưu ý : Các thang điểm còn lại giáo viên tùy theo mức độ làm bài mà ghi điểm phù hợp ) - Hết -
- SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 – 2011 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 12 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Nêu ý nghĩa của những biểu tượng ẩn dụ mà tác giả Hê-minh uê đặt trong phần chìm của tác phẩm “Ông già và biển cả” Câu 2: (3 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) bàn về lòng tự trọng của con người. Câu 3: (5 điểm) Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
- SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN :NGỮ VĂN KHỐI : 12 Câu 1: (2 điểm) - Các biểu tượng ẩn dụ: Ông lão, biển cả, con cá Kiếm, hành trình đi câu - Ý nghĩa + Ông lão: biểu tượng cho con người có khát vọng đẹp và luôn dũng cảm đấu tranh để thực hiện khát vọng và cũng là người tỉnh táo, ý thức được giới hạn của mình. (0.5 điểm) + Biển cả: khung cảnh kì vĩ, biểu tượng cho không gian thử thách và môi trường hoạt động sáng tạo của con người. (0.5 điểm) + Con cá Kiếm: biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người (0.5 điểm) + Hành trình đi câu của ông lão: thực hiện ước mơ và cũng là hành trình nhận ra giới hạn của con người trước khát vọng lớn lao, quá sức, nhưng không khiến con người chùng bước mà có giá trị nuôi dưỡng những ước mơ khác. Câu 2: (3 điểm) HS nêu được các ý sau: - Giải thích được khái niệm: lòng tự trọng – biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình trong mọi hoàn cảnh. - Vai trò của lòng tự trọng đối với mỗi người: lòng tự luôn làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng dến những chuẩn mực chung của xã hội. - Con người nếu không có lòng tự trọng thì sẽ như thế nào ? Những biểu hiện của lòng tự trọng: trung thực, hết lòng vì công việc, dám nhìn nhận sai trái, dám bênh vực lẽ phải. - Lòng tự trọng được biểu hiện ở những mức độ như thế nào ? Câu 3: (5 điểm ) A) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách phân tích các tình huống trong truyện ngắn qua hình tượng các nhân vật. Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi dung từ, lỗi ngữ pháp thông thường. B) Về kiến thức Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm * Nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo, chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực. - Giọng điệu trần thuật biến đổi linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, giàu sức gợi. * Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống - Đó là phát hiện đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương, vẻ đẹp bên ngoài nhiều khi đánh lừa ta. - Khi chiếc thuyền đến gần, người nghệ sĩ nhiếp ảnh phát hiện ra một sự thật đầy nghịch lí cảnh gia đình làng chài (cảnh người chồng đánh vợ) - Người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn không chịu bỏ chồng. Tình huống này có thể rút ra nhận thức đừng vội đánh giá con người khi chỉ mới nhìn vào cuộc sống bên ngoài của họ. - Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện. Cuộc sống luôn là một thực thể phong phú, phức tạp luôn tồn tại những mặt đối lập cần có một cái nhìn đa diện , nhiều chiều trước một vấn đề trong cuộc sống .
- C Biểu điểm - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu đã nêu trên, hoặc tuy ý chưa thật đầy đủ nhưng có sự cảm nhận tinh tế ở một số điểm, văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 4: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một số sai sót nhỏ. - Điểm 3: Tỏ ra hiểu nội dung chính của tác phẩm. Trình bày được khoảng một nửa số ý trên, hoặc có nêu được ý nhưng phân tích sơ sài. Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý, không mất nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết rõ ràng. - Điểm 2: Chưa nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm, phân tích quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả. - Điểm 1: Sai lạc cả nội dung và phương pháp THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA I. Mục tiêu đề kiểm tra 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II môn Ngữ văn 12 của học sinh. 2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 12 học kì II theo hai nội dung cơ bản: Văn học và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Nhớ và hiểu được kiến thức cơ bản về văn học - Vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn học và xã hội II. Hình thức đề kiểm tra. Tự luận. III. Thiết lập ma trận. - Liệt kê các Chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Ngữ văn 12, học kì II. - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận. Chủ Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng đề Thấp Cao Nhận biết Hiểu được ý được các biểu nghĩa của các tượng ẩn dụ: biểu tượng ẩn Văn học ông lão, biển dụ. 2,0 (1 câu) cả, con cá Kiếm, hành trình đi câu. ( 1,0 ) (1,0) Vấn đề cần - Giải thích Biết cách làm Phối hợp các nghị luận. được khái niệm một bài văn phương pháp và các biểu hiện nghị luận về nghị luận hợp của lòng tự một tư tưởng, lí Làm NLXH trọng. đạo lí. 3.0 văn (1 câu) - Mức độ biểu hiện của lòng tự trọng. - Lấy dẫn chứng
- (0.5) (1.0) (1.0) (0.5) Nắm được các - Phân tích được - Qua các tình - Nghệ thuật nét chính về các tình huống huống trên xây dựng tình tác giả, tác trong truyện: hiểu được điều huống truyện phẩm tình huống độc nhà văn muốn độc đáo đáo, mang ý nói. nghĩa khám phá, - Hiểu được ý phát hiện về đời nghĩa của tình NLVH sống. huống truyện 5.0 (1 câu) + Vẻ đẹp của độc đáo mang chiếc thuyền tính khám phá ngoài xa. về cuộc sống. + Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện. (1.0) (3.0) (0.5) (0.5) Tổng số điểm 10.0 2.5 5.0 1.5 1.0 ( TS câu) (3 câu)
- SỞ GD - ĐT BÌNH PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (GDTX) NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi : Ngữ văn 12 (Gồm 01 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn. Câu 2 (3,0 điểm): Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (Không quá 400 từ) trình bày nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay. Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. --------HẾT-------
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI ( Gồm 02 trang) I. Hướng dẫn chung: - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động , linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá số điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 ( lẻ 0, 25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm: Câu Ý Nội dung Điểm 1 Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn 2.0 a. Cuộc đời (1.5 điểm) - Lỗ Tấn (1881-1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc. 0.5 - Năm 13 tuổi, cha ông lâm bệnh vì không có tiền chạy chữa mà mất, Lỗ Tấn ôm mộng học nghề y từ đấy. 0.25 - Đang học trường Cao Đẳng Y khoa Tiên Đài (Nhật Bản), ông đã từ bỏ nghề thuốc vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng 0.25 bằng chữa bệnh tinh thần nên ông chuyển sang làm văn nghệ. - Ông chủ trương dùng ngòi bút của mình để phanh phui những căn bệnh tinh thần của nhân dân và lưu ý mọi người tìm phương thuốc 0.5 chạy chữa . b. Sự nghiệp (0.5 điểm) 0.5 - Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Thuốc. 2 Viết một bài văn ngắn( không quá 400 từ) trình bày nhận thức 3.0 và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay. 2.1 Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn NL xã hội, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.2 Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải thiết thực, hợp lí, thuyết phục, cần làm rõ các ý chính sau : a. - Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5
- b - Làm rõ hiện tượng lãng phí và những biểu hiện của lãng phí về 0,5 tiền bạc, của cải, công sức và thời gian. - Nhận thức về hiện tượng lãng phí trong đời sống của giới trẻ như: 0,5 Sử dụng tiền bạc, thời gian, công sức vào những việc vô bổ, thú chơi không lành mạnh.. - Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng lãng phí. 0,5 - Trách nhiệm của tuổi trẻ nhằm khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng 0,5 phí. c. - Rút ra bài học cho bản thân. 0,5 3 Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ 5.0 nhặt của Kim Lân 3.1 Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận văn học (phân tích nhân vật). - Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. 3.2 Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0.5 b. - Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ (3.0 điểm) - Tâm trạng của bà cụ Tứ : ngạc nhiên, buồn tủi xót xa; vui mừng 2,0 lẫn lo âu... - Bà cụ Tứ có những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt 1,0 nam: nhân hậu, bao dung, rất mực thương con, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. - Nghệ thuật: + Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. 0,75 + Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. 0,25 c. Đánh giá chung về nhân vật 0,5 Lưu ý : - Các tổ chuyên môn cần thảo luận, thống nhất đáp án trước khi chấm. - Vận dụng đáp án, thang điểm và căn cứ vào thực tế bài làm của thí sinh để linh hoạt cho điểm (Do đặc trưng của môn Ngữ văn). - HẾT-
- S GIÁO D C VÀ ÀO T O KI M TRA HKII – L P 12 THPT KIÊN GIANG MÔN: NG VĂN Ngày ki m tra: 27/4/2010 ( thi có 01 trang) Th i gian làm bài: 150 phút I. PH N CHUNG CHO T T C THÍ SINH (5,0 i m) Câu 1 (2,0 i m): Tóm t t ng n g n nh ng nét chính v cu c i nhân v t Xô-cô-l p trong truy n ng n S ph n con ngư i c a nhà văn M. Sô-lô-khôp? Theo anh/ch , qua s ph n nhân v t này, nhà văn mu n g i g m i u gì n ngư i c? Câu 2 (3,0 i m): Vi t bài văn ng n (không quá 400 t ) trình bày suy nghĩ c a anh/ch v hi n tư ng vô c m hi n nay trong gi i tr . II. PH N RIÊNG (5,0 i m) V n d ng kh năng c – hi u và ki n th c văn h c vi t bài ngh lu n văn h c. Thí sinh ch ư c làm m t trong hai câu (câu 3.a ho c 3.b). Câu 3.a. Theo Chương trình Chu n (5,0 i m) C m nh n c a anh/ch v nhân v t ngư i àn bà hàng chài trong truy n ng n Chi c thuy n ngoài xa c a nhà văn Nguy n Minh Châu. Câu 3.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 i m) Phân tích nhân v t bà Hi n trong truy n ng n M t ngư i Hà N i th y ư c nh ng nét p v con ngư i Hà N i trong c m nh n c a nhà văn Nguy n Kh i. ------ H t ------ Thí sinh không ư c s d ng tài li u, giám th không gi i thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 12 THPT KIÊN GIANG MÔN: NGỮ VĂN Đề thi chính thức Ngày kiểm tra: 27/4/2010 Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có ba trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang diểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa số điểm (nếu có), phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm Câu 1 Tóm tắt ngắn gọn cuộc đời nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện ngắn Số phận 2.0 con người của nhà văn M. Sô-lô-khôp? Theo anh/chị, qua số phận nhân vật này, nhà văn muốn gửi gắm điều gì đến người đọc? Tóm tắt cần làm rõ các ý sau: * Nhân vật Xô-cô-lốp trong chiến tranh: 0.75 + Bản thân: tham gia Hồng quân Liên-xô, bị thương, bị bắt làm tù binh trong trại tù binh phát-xít, trốn thoát về với đơn vị tiếp tục chiến đấu. + Gia đình: vợ và hai con gái bị chết bom, con trai hi sinh đúng vào ngày chiến thắng.. 0.75 * Nhân vật Xô-cô-lốp sau chiến tranh: + Giải ngũ, ở nhờ nhà bạn, làm lái xe cho nông trường, nhận bé Va-ni- a làm con, không nguôi nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra. + Bị mất việc, dẫn bé Va-ni-a sang tỉnh khác kiếm việc làm với ý chí “sẵn sàng cuốc bộ khắp nước Nga” để có việc làm, nuôi bé Va-ni-a khôn lớn. Điều nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc qua số phận Xô-cô-lốp: 0.5 - Ca ngợi tính cách Nga kiên cường và nhân hậu. - Suy ngẫm, trăn trở về số phận con người và tin tưởng rằng ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăm gian khổ, vượt qua số phận éo le. Câu 2 Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về hiện 3.0 tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. * Yêu cầu: - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. Thí sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài
- viết cần bảo đảm có các ý sau: Nêu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ. 0.25 Giải quyết vấn đề * Giải thích khái niệm Vô cảm: Vô cảm là không có cảm xúc, người vô cảm 0.5 là người không có hoặc không biểu hiện cảm xúc trước những sự việc xấy ra trong cuộc sống xung quanh mình. * Thực trạng và tác hại của hiện tượng vô cảm hiện nay trong giới trẻ:: 0.75 - Cần đưa ra một số hiện tượng, biểu hiện của bệnh vô cảm trong cuộc sống (có thể lấy dẫn chứng trong gia đình, xã hội và nhất là trong môi trường học đường thời gian gần đây) - Tác hại: vô cảm lâu dần thành thói quen, cách sống, thái độ sống khiến con người dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác, trước những bất công, ngang trái, dẫn đến lối sống ích kỉ, gián tiếp làm cái ác, cái xấu nảy mầm và phát triển trong nhà trường, xã hội….. * Nguyên nhân: 0.75 - Chủ quan: Một bộ phận không ít trong giới trẻ hiện nay thiếu ý thức rèn luyện tư cách và đạo đức, ít chú ý bồi dưỡng tâm hồn mà chỉ chạy theo lối sống thực dụng, thiên về coi trọng vật chất và hưởng thụ cá nhân, ít quan tâm đến người khác, dù là người thân trong gia đình hay cộng đồng xã hội. - Khách quan: Sự buông lỏng giáo dục của gia đình, trong nhà trường hiện nay có hiện tượng chú trọng dạy chữ hơn dạy người, công tác tuyên truyền giáo dục của các đoàn thể chưa sâu rộng, tác dụng giáo dục, tuyên truyền chưa cao…. * Bài học thực tiễn đối với tất cả mọi người: 0.5 - Nhận thức rõ tác hại to lớn mà xã hội phải gánh chịu khi con người ta khô cằn cảm xúc - Tìm ra những giải pháp cụ thể để hạn chế tối đa hiện tượng trên. Kết thúc vấn đề 0.25 Thái độ đánh giá đối với vấn đề bàn luận: Phê phán nghiêm khắc những biểu hiện vô cảm, bản thân phải luôn luôn đấu tranh với chính mình, với cuộc sống để làm cho gia đình, môi trường học tập và xã hội tốt đẹp hơn Câu Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn 5.0 3a Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Yêu cầu: - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu. - Về kiến thức: Nắm vững văn bản tác phẩm, làm rõ hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài được khắc họa trong tác phẩm. Thí sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau: Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, truyện ngắn và nhân vật người đàn bà hàng 0.50 chài. Giải quyết vấn đề: phân tích làm rõ những nội dung sau: - Những nét ngoại hình: khuôn mặt, dáng hình, y phục… 0.5 gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. - Cảnh ngộ: Gia đình hàng chài đông con, quá nghèo, cuộc 1.5 sống bấp bênh. Chồng quẫn bách quá nên lấy việc đánh vợ như một liệu pháp giải tỏa những bế tắc. Người đàn bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau. Khi bị chồng đánh không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn gợi sự tò mò, băn khoăn nơi người đọc.
- - Phẩm chất: Thấu hiểu nỗi khổ của chồng, cam chịu nhẫn 2.0 nhục vì các con, vì cuộc sống và những bữa ăn no của lũ con nên nhất quyết gắn bó với gã đàn ông vũ phu và độc ác. Đặc biệt, trong nỗi đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nơi cái gia đình nhỏ bé, nghèo khổ của chị gợi ra nỗi xót thương, cảm thông, trân trọng lẫn day dứt trong người đọc. Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung về nhân vật và cảm nhận được thông điệp 0.50 nhà văn muốn gửi gắm cho người đọc qua nhân vật. Câu Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà nội để thấy 5.0 3b được những nét đẹp về con người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Khải. Yêu cầu - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp, dẫn chứng chọn lọc và tiêu biểu. - Về kiến thức: Nắm vững văn bản tác phẩm, làm rõ hình ảnh nhân vật bà Hiền- biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Khải.: Thí sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau: Nêu vấn đề: Giới thiệu tác giả, truyện ngắn và nhân vật bà Hiền (gắn với định 0.50 hướng ở đề ra: biểu tượng cho vẻ đẹp của người Hà Nội trong cảm nhận của nhà văn Nguyễn Khải). Giải quyết vấn đề: phân tích làm rõ những nội dung sau: a. Nhân vật bà Hiền: - Là người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản 3.0 lĩnh của một con người luôn dám là mình: khai thác các chi tiết miêu tả việc bà chọn chồng, sinh con, nuôi dạy con, quản lí gia đình, thái độ và cách sống trước những thời điểm lịch sử, trước những giai đoạn thăng trầm của đất nước…. - Là hiện thân của cái nét văn hóa duyên dáng, lịch lãm, sang trọng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến: khai thác các chi tiết miêu tả bà Hiền ở phong thái quý phái, thái độ điềm tĩnh, ung dung tự tại trước những đổi thay của thời cuộc, niềm tin vào quy luật tự nhiên… b. Cảm nhận về người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải: 1.0 - Người Hà Nội có bản lĩnh, cốt cách đặc biệt. Họ luôn là mình, vững vàng trước mọi biến cố, đổi thay của thời cuộc với ý thức sâu sắc là người Hà Nội, đồng thời luôn thể hiện cái nét văn hóa duyên dáng, lịch lãm, sang trọng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. - Thái độ nhà văn: ao ước thiết tha là Hà Nội hôm nay làm sao khai thác, phát huy và làm giàu có thêm cái chất Hà Nội, bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của Hà Nội để mọi vẻ đẹp riêng ấy của đất kinh kì đều phát sáng. Kết thúc vấn đề: 0.50 - Đánh giá nhân vật: bà Hiền là hạt bụi vàng làm nên bản sắc Hà Nội, văn hóa Hà Nội - Đồng cảm với mong ước của nhà văn. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa cho mỗi ý, mỗi câu khi bài viết của thí sinh đạt yêu cầu cả về nội dung kiến thức lẫn hình thức diễn đạt theo yêu cầu chung đã nêu.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn