intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

18 cách dọn nhà hiệu quả

Chia sẻ: Dalat Trangmat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

151
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một ngôi nhà ngăn nắp, tinh tươm - tất cả nằm trong óc tổ chức, sắp xếp của bạn. Hãy thay đổi mọi thứ xung quanh bạn bằng cách học sắp xếp gọn gàng và để nó làm thay đổi cuộc sống của bạn. Bồn rửa chén đầy bát đĩa dơ? Bạn không tài nào tìm được chìa khóa của mình? Hóa đơn quan trọng thất lạc đâu rồi? Một ngày bên ngoài bộn bề đủ để bạn muốn điên đầu lên, bạn cần trở về ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp của mình. Nhưng nếu đó là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 18 cách dọn nhà hiệu quả

  1. 18 cách dọn nhà hiệu quả Một ngôi nhà ngăn nắp, tinh tươm - tất cả nằm trong óc tổ chức, sắp xếp của bạn. Hãy thay đổi mọi thứ xung quanh bạn bằng cách học sắp xếp gọn gàng và để nó làm thay đổi cuộc sống của bạn. Bồn rửa chén đầy bát đĩa dơ? Bạn không tài nào tìm được chìa khóa của mình? Hóa đơn quan trọng thất lạc đâu rồi? Một ngày bên ngoài bộn bề đủ để bạn muốn điên đầu lên, bạn cần trở về ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp của mình. Nhưng nếu đó là một ngôi nhà bừa bãi, đồ đạc vứt lung tung, căng thẳng hơn. Khi ấy, sao bạn không thử những lời khuyên sau đây. Khởi đầu một cách thông minh 1. Không được trì hoãn Bạn phải sắp xếp thời gian, ít xem tivi đi. Tập thói quen buổi tối trước khi đi ngủ dọn dẹp quần áo dơ cũng như sắp xếp văn phòng gọn gàng trước khi ra về. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút thôi cũng là tốt rồi. 2. Dọn dẹp vào buổi sáng
  2. Sẽ không nên chút nào nếu bạn dọn dẹp vào buổi tối khi bạn đã quá mệt mỏi và mụ mẫm. Buổi sáng là lúc bạn tỉnh táo và nhanh nhạy hơn. Cố gắng dành một tiếng đồng hồ mỗi sáng thứ bảy, bạn sẽ thấy hoàn toàn bất ngờ vì sao mình có thể làm được nhiều việc đến thế. 3. Tìm người cùng dọn dẹp Dọn dẹp nhà cửa là một công việc khó nhọc làm bạn kiệt sức, vì khi đụng đến đồ đạc trong nhà, bạn thường có nhiều cảm xúc và nhớ lại những kỷ niệm. Đó là chưa kể dọn dẹp một mình dễ làm bạn nản chí. Hãy nhờ bạn bè giúp đỡ. Bạn cần ai đó khích lệ khi bạn bắt đầu cảm thấy nản. Họ không có những mối liên hệ tình cảm với đồ đạc trong nhà nên họ sẽ khách quan hơn. 4. Thay đổi công việc Nếu bạn dọn dẹp trong suốt hai tiếng đồng hồ và gần như không tài nào tiếp tục được, bạn cần dành vài phút cho những việc ít phải nhắc nhớ đến những kỷ niệm như dọn dẹp nhà xe chẳng hạn. Thay đổi công việc dọn dẹp của bạn: Trong nhà - ngoài nhà, công việc trí óc - công việc dùng sức... bạn sẽ thấy dễ dàng hơn. Kết quả mỹ mãn, nhanh chóng: 5. Đừng quá ôm đồm
  3. Vì bạn sẽ nản và trì hoãn nữa cho mà xem . Hãy cứ từng chút một mà thôi. Bắt đầu từ việc don dẹp hộc tủ đầu giường chẳng hạn, bằng cách này bạn sẽ có cảm giác hoàn thành từng bước một và bạn muốn tiếp tục. 6. Bắt đầu ở nơi có thể dọn nhanh nhất Như thế bạn sẽ có thêm hứng khởi để dọn dẹp và sẽ thấy công việc của mình vợi đi nhanh chóng. Kho, gầm cầu thang... là những nơi bạn có thể dọn sạch nhanh chóng mà không cần phải rà soát lại. Những nơi chứa đồ cũ kỹ nhất là những nơi bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng nhất. 7. Tiếp theo là nơi cần dốc sức nhiều nhất Khi đã hứng khởi, bạn cần tập trung vào nơi khiến bạn mệt mỏi nhất khi dọn dẹp. Đó có thể là căn bếp, nơi bạn không thể tìm được một hộp súp khi cần, hay tủ quần áo, nơi bạn phải mất hàng tiếng đồng hồ để tìm được bộ quần áo màu xanh của mình. 8. Đừng quá cầu toàn Những người cầu toàn thường không thích dọn dẹp. Nhưng điều quan trọng là phải biết sắp xếp ngay từ đầu. Lưu giấy tờ thành từng file để bạn có thể nhanh chóng tìm ra một hóa đơn khi cần. Bạn phải thường điều chỉnh cách tổ chức sắp xếp nếu thấy không hiệu quả.
  4. 9. Những thứ cần lưu giữ Thay vì lựa chọn những thứ bỏ đi, bạn hãy quyết định xem những gì bạn yêu thích cần được giữ lại. Lựa ra những thứ cần giữ lại bao giờ cũng là cách dọn dẹp hiệu quả hơn thói quen vứt hết mọi thứ đi. Chỉ giữ lại những đồ vật đặc biệt như vật lưu niệm sau những chuyến đi thú vị, nhắc nhở thời thơ ấu hay ảnh cưới của ông bà bạn. Tìm nơi cất giữ chúng và vứt bỏ những thứ còn lại. 10. Hãy nghĩ đến những người cần dùng chúng Lập danh sách những nơi bạn sẽ cho đi những thứ bạn không cần dùng nữa, cho đồng bào bão lũ, đem về quê, hay bán đấu giá trên mạng đối với những món xưa cũ và có giá trị nào đó. Đưa được những thứ này đến những người cần dùng chúng, bạn sẽ cảm thấy việc bỏ chúng đi dễ dàng hơn. Đôi bên cùng có lợi! 11. Sắp xếp đồ vật ở những nơi tiện dụng Không phải mọi cái luôn cố định đúng một chỗ nhưng rõ ràng nó phải có nơi có chỗ của nó, như băng đĩa phải để trên kệ gần TV, đầu máy. 12. Chia làm hai giai đoạn Nếu bạn dọn dẹp tử quần áo và phân vân không biết nên vứt một đống quần áo đi hay không thì tốt nhất hãy gói chúng lại. Để chúng trong cốp
  5. xe trong một tuần và xem bạn có cần đến chúng không. Nếu bạn không cần đến thứ nào trong túi đó suốt một tuần đó thì bạn hãy bỏ chúng đi. Bạn sẽ không cần đến chúng đâu. 13. Những tấm ảnh Phân loại những bức ảnh của bạn. Đưa cho những người khác (những người muốn xem chúng) xem những bức ảnh này và cuối cùng chỉ ra những bức ảnh mà bạn thích nhất. Những bức ảnh luôn có chỗ trên kệ, trong album. Hãy treo những bức ảnh đẹp nhất trên tường để mọi người có thể thấy và ngắm nhìn. 14. Lưu giữ hồ sơ có thể mang đi được Bạn có thể sắp xếp những thứ cần dùng trong nhà theo những danh mục. Chia thành các hồ sơ hóa đơn, giấy tờ ngân hàng, biên nhận, giấy tờ thuế. Để các hồ sơ này trong hộc đựng hồ sơ có thể mang đi được. Như vậy bạn có thể thoải mái đem vào phòng khách, phòng ngủ hay đem đến văn phòng. Bố trí không gian tối ưu 15. Hãy nhắm đến mục đích sau này
  6. Nhớ rằng bạn cần lưu giữ báo, tạp chí và nhiều thứ linh tinh khác. Sắp xếp nơi để chứa những thứ bạn sẽ sẽ cần phải lưu giữ cho những sở thích, các mối quan hệ, công việc và cho những thay đổi. Khi bạn đã sắp xếp được như vậy bạn sẽ thấy mọi cái ổn thỏa giống như bạn đã hoàn thành một chương trong đời bạn và bắt đầu sang một trang mới. 16. Bỏ đi những thứ "lỡ sau này cần" Hãy nghĩ xem liệu bạn có thực sự cần đến cái ấm cũ kỹ đó sau này không? Hẳn là không. Nếu thứ gì đó bạn bỏ xó, không sử dụng trong một thời gian dài, tại sao bạn lại cho rằng bạn sẽ cần đến nó một ngày nào đó? Cái bạn không cần đang chiếm mất chỗ của những thứ bạn cần dùng đấy? 17. Đừng tiếc những món quà mà bạn không thích Bạn cần phải trân trọng tình cảm của người tặng quà, nhưng cũng đừng giữ những thứ không để làm gì cả. Thay vào đó chỉ giữ lại những thứ làm bạn hứng thú và vui thích. Nếu là một quà tặng không hợp với phong cách của bạn, bạn có quyền đem nó cho ai thích và hợp với nó hơn. 18. Mọi người trong gia đình cùng làm Dành một tiếng đồng hò mỗi ngày thứ bảy để cả nhà cùng lau dọn nhà,
  7. hoặc mỗi tháng một lần quét dọn mạng nhện, sắp xếp nhà kho... Viết ra những việc cần làm theo thứ tự ưu tiên cho mọi người trong nhà. Cuối tháng khi xong việc, thưởng cho cả gia đình bằng buổi đi chơi xa hay thưởng thức món ăn ngon hoặc xem một bộ phim hay. Bạn sẽ thấy công việc dọn dẹp thật ý nghĩa, tạo niềm hứng khởi và tạo mối dây gắn kết trong gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2