intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

18 câu nói nên tránh trong giao tiếp hàng ngày - Phần cuối

Chia sẻ: Hanh Phuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

142
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu '18 câu nói nên tránh trong giao tiếp hàng ngày - phần cuối', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 18 câu nói nên tránh trong giao tiếp hàng ngày - Phần cuối

  1. 18 câu nói nên tránh trong giao tiếp hàng ngày - Phần 1 Có những câu nói bình thường mà bạn tưởng chừng không thể gây khó chịu cho ai hay thậm chí là đẩy bạn vào tình huống khó xử được. Vì “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, những tình huống sau có thể cho bạn một số mẹo nhỏ trong giao tiếp hàng ngày. Khi nhận xét về ngoại hình ai đó… Hãy tế nhị khi nhận xét về ngoại hình người khác - Ảnh: Realsimple
  2. #1. Đừng nói: “Chị trông tệ quá!” Vì sao: Điều đó có nghĩa cô ấy trông không bình thường cho lắm Thay vì vậy, hãy nói: “Mọi việc vẫn ổn chứ?”. Chúng ta thường buột miệng bình luận từ “tệ” khi thấy ai đó thật không ăn nhập với mọi người xung quanh. Vì vậy, chỉ cần hỏi thôi, đừng đưa ra bình luận như thế. #2. Đừng nói: “Ồ, bạn chắc phải giảm cả chục cân ấy nhỉ!” Vì sao: Với một người trông gầy hơn hẳn trước đây, điều này nhấn mạnh vào việc cô ấy đã từng trông không quyến rũ chút nào. Thay vì vậy, hãy nói: “Bạn trông tuyệt quá.” Và hãy dừng chủ đề này ở đây. Nếu bạn thực sự tò mò về sự mảnh dẻ của cô ấy, hãy hỏi thêm: “Bạn có bí quyết gì vậy?” #3. Đừng nói: “Bác trông rất tuyệt ở tuổi của mình.” Vì sao: Cách nói này có thể được xem là thô lỗ, người nghe có thể hiểu thế này: “Bác trông tuyệt đấy– so với những người cao tuổi khác.”
  3. Thay vì vậy, hãy nói: “Bác trông tuyệt quá!” #4. Đừng nói: “Mình sẽ không mặc kiểu này đâu.” Vì sao: Câu này có thể bị hiểu lầm nghiêm trọng thành: ”Tôi không mặc nó đâu vì nó xấu quá.” Thay vì vậy, hãy nói: “Bạn thật hợp với quần jean bó sát.” Nếu bạn đã lỡ lời, hãy biện bạch thêm theo kiểu: “Chân mình không dài như bạn nên mình không mặc được kiểu quần bó này.” Ở nơi làm việc… Công sở là nơi bạn cần phải cẩn thận lời ăn tiếng nói nhất - Ảnh: Realsimple
  4. #5. Đừng nói: “Đó không phải việc của tôi.” Vì sao: Nếu sếp bạn yêu cầu bạn làm gì, thì đó chính xác là việc của bạn.” Thay vì vậy, hãy nói: “Tôi không chắc tôi có thể ưu tiên cho việc đó lúc này.” Sau đó, hãy nói chuyện với sếp về trách nhiệm của bạn. #6. Đừng nói: “Chuyện này nghe hơi kỳ cục, nhưng mà …“ Vì sao: Ồ, đừng tự hạ thấp giá trị ý tưởng của bạn bằng kiểu nói thiếu tự tin như thế. Không ai nghĩ là bạn khiêm tốn đâu, họ sẽ nghĩ là bạn thậm chí còn chẳng tin tưởng lắm vào ý tưởng của mình. Thay vì vậy, hãy nói: Những gì bạn nghĩ. Và hãy trình bày chúng một cách rành rọt và tự tin nhất. #7. Đừng nói: “Lúc này tôi không nói chuyện với bạn được đâu.” Vì sao: Đây là sự thô lỗ, bất kể là trong tình huống trực tiếp hay trên điện thoại.
  5. Thay vì vậy, hãy nói: “Tôi đang dở tay một chút. Tôi có thể gọi lại cho bạn khi xong việc không?”Hãy giải thích nhẹ nhàng với họ rằng vì sao bạn không thể nói chuyện lúc này và hẹn lại một lúc khác. Bạn cũng nên chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại trong lúc bạn cần tập trung và không muốn có việc khác cắt ngang. Trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng… Những gì bạn nói có thể quyết định bạn có được nhận vào làm việc hay không - Ảnh: Realsimple #8. Đừng nói: “Sếp hiện tại của tôi thật kinh khủng.”
  6. Vì sao: Thật không chuyên nghiệp chút nào. Nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi khi nào thì bạn cũng sẽ độc miệng như vậy về họ. Và biết đâu chừng, người phỏng vấn bạn có thể quen biết sếp hiện tại của bạn thì sao. Thay vì vậy, hãy nói: “Tôi sẵn sàng cho một thử thách mới,” hay một luận điểm tích cực tương tự như thế. #9. Đừng nói: “Anh / chị nghĩ là tôi phù hợp với vị trí này chứ?” Vì sao: Bạn là người được phỏng vấn, chứ không phải là người phỏng vấn. Thay vì vậy, hãy nói: “Anh / chị yêu thích điều gì khi làm việc ở đây?” Bạn có thể đặt các câu hỏi nhưng phải thể hiện được sự quan tâm thực sự của bạn đến công ty mà bạn ứng tuyển. #10. Đừng nói: “Giờ làm việc ra sao?” và “Chính sách nghỉ phép như thế nào?” Vì sao: Bạn đang muốn được nhìn nhận là người tập trung làm cho xong việc hơn là làm cho hết giờ phải không nào?
  7. Thay vì vậy, hãy nói: “Công việc thường nhật ở đây như thế nào?” Sau đó, nếu sau khi nói vòng vo chán rồi mà nhà tuyển dụng vẫn chẳng đả động gì đến chế độ nghỉ ngơi, lúc này hãy hỏi: “Anh / chị có thể cho tôi biết về các chính sách đãi ngộ và quyền lợi cho nhân viên công ty không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1