YOMEDIA
ADSENSE
2 đề kiểm tra HK1 Vật lý 8
116
lượt xem 25
download
lượt xem 25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Hãy tham khảo 2 đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí lớp 8.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 2 đề kiểm tra HK1 Vật lý 8
- Họ và tên: ……………………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I – ĐỀ A Lớp: 8 …… MÔN: VẬT LÝ 8 (Thời gian: 45 phút) Giáo viên chấm Điểm Nhận xét A. Trắc nghiệm: (4đ) I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 10 m/s trong thời gian 0,5 giờ. Đoạn đường ô tô đi được: a. 5 km. b. 18 km. c. 900 m. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 2: Trọng lực có: a. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên. b. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. c. Phương nằm ngang, chiều chuyển động. d. Phương xiên, chiều chuyển động. Câu 3: Điều kiện để có công cơ học: a. Có lực tác dụng vào vật. b. Vật chuyển dời. c. Có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương của lực. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 4: Cách làm giảm được lực ma sát : a. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. b. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. c. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. d. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. II. Đánh dấu X vào ô tương ứng: Đúng Sai Câu 5: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật. Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực có cường độ bằng nhau, cùng phương, cùng chiều. Câu 7: 76 cm Hg =103360 N/m2 ( dHg=136000 N/m3) Câu 8: Tàu hoả đang rời khỏi nhà ga, tàu hoả chuyển động so với nhà ga. B. Tự luận: (6đ) Câu 1: (1đ) Viết công thức tính công. Tên gọi, đơn vị các đại lượng . Câu 2: (1đ) Nêu điều kiện vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 3: (2đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 0,4 km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 300 m đi hết 300s. Tính: a. Thời gian đi hết quãng đường đầu b. Vận tốc chuyển động đều trên quãng đường sau. c. Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường. Câu 4: (2đ) Một khối nhôm có thể tích 2 dm3 được nhúng chìm trong một thùng cao 1,5 m chứa đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3,trọng lượng riêng của nhôm là 27000 N/m3 , bỏ qua sự thay đổi mức nước. Tính: a. Trọng lượng của khối nhôm. b. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng. c. Lực đẩy Ac-si-mét của nước lên khối nhôm. d. Nếu nhúng chìm khối nhôm ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác-si-mét có khác nhau không? Tại sao? BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………
- Họ và tên: ……………………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I – ĐỀ B Lớp: 8 …… MÔN: VẬT LÝ 8 (Thời gian: 45 phút) Giáo viên chấm Điểm Nhận xét A. Trắc nghiệm: (4đ) I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 10 m/s trong thời gian 0,5 giờ. Đoạn đường ô tô đi được: a. 900 km. b. 5 km. c. 18 m. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 2: Trọng lực có: a. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. b. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên. c. Phương xiên, chiều chuyển động. d. Phương nằm ngang, chiều chuyển động. Câu 3: Điều kiện để có công cơ học: a. Có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương của lực. b. Vật chuyển dời. c. Có lực tác dụng vào vật. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 4: Cách làm giảm được lực ma sát : a. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. b. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. c. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. d. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. II. Đánh dấu X vào ô tương ứng: Đúng Sai Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực có cường độ bằng nhau, cùng phương, cùng chiều. Câu 6: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng của vật. Câu 7: Tàu hoả đang rời khỏi nhà ga, tàu hoả chuyển động so với nhà ga. Câu 8: 76 cm Hg =103360 N/m2 ( dHg=136000 N/m3) B. Tự luận: (6đ) Câu 1: (1đ) Viết công thức tính công. Tên gọi, đơn vị các đại lượng . Câu 2: (1đ) Nêu điều kiện vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 3: (2đ) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 0,4 km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 300 m đi hết 300s. Tính: a. Thời gian đi hết quãng đường đầu. b. Vận tốc chuyển động đều trên quãng đường sau. c. Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường. Câu 4: (2đ) Một khối nhôm có thể tích 2 dm3 được nhúng chìm trong một thùng cao 1,5 m chứa đầy nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3,trọng lượng riêng của nhôm là 27000 N/m3 , bỏ qua sự thay đổi mức nước. Tính: a. Trọng lượng của khối nhôm. b. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng. c. Lực đẩy Ac-si-mét của nước lên khối nhôm. d. Nếu nhúng chìm khối nhôm ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác-si-mét có khác nhau không? Tại sao? BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………
- Trường THCS Tân Phước Khánh KIỂM TRA HỌC KỲ I (2012-2013) Họ, tên HS: ..................................................... MÔN: Vật lý Lớp: 8 Lớp: ...................... Số báo danh: …………… Thời gian làm bài: 60 phút (không kể phát đề) Phòng: ……….. Ngày:__/_ _/2012 Mã đề thi 142 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Khi cho vật A tương tác vào vật B, nếu vật A thay đổi vận tốc nhiều hơn vật B ta nói: A. Chưa thể khẳng định được vì còn tuỳ thuộc vào mức quán tính của hai vật. B. B. Quán tính của vật A nặng hơn vật B. C. Quán tính của hai vật là bằng nhau. D. Quán tính của vật A nhẹ hơn vật Câu 2: Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường B. Ô tô đứng yên so với nguời lái xe C. Ô tô chuyển động so với người lái xe D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường Câu 3: Khi mở nút chai đã được vặn chặt, ta thường phải lót tay bằng vải, bằng nỉ hoặc bằng cao su…sở dĩ làm như vậy là để: A. Tăng cường lực ma sát nghỉ giữa tay và nút chai. B. Không đau tay C. Tăng cường lực ma sát lăn giữa tay và nút chai. D. Tăng cường lực ma sát trượt giữa tay và nút chai. Câu 4: Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là: A. 25s B. 20s C. 40s D. 10s Câu 5: Khi biểu diễn một vectơ lực ta phải: A. Chỉ cần xác định chính xác điểm đặt. B. Chỉ cần xác định điểm đặt và phương của lực đó. Trang 1/1 - Mã đề thi 142
- C. Xác định điểm đặt và độ lớn của lực đó. D. Xác định đầy đủ điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực đó. Câu 6: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào: A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật. Câu 7: Đơn vị vận tốc là : A. s/m B. m.s C. Km/h D. Km.h Câu 8: Xe ô tô đi với vận tốc 90km/h đổi ra m/s là: A. 30m/s B. 20m/s C. 27.5m/s D. 25m/s Câu 9: Ô tô đi với vận tốc 15m/s đổi ra km/h là: A. 60km/h B. 54km/h C. 50km/h D. 64km/h Câu 10: Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học , biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của hai bàn chân là 0,01m2. Áp suất mà Hà tác dụng lên mặt sàn là: A. 45000N/m2. B. 450000 N/m2. C. 90000 N/m2. D. 900000 N/m 2. Câu 11: Càng lên cao, áp suất khí quyển: A. Càng tăng B. Càng giảm C. Có thể tăng và cũng có thể giảm D. Không thay đổi Câu 12: Một bình hình trụ cao 3m chứa đầy nước, trọng lượng riêng của nước d=10 000N/m 3, một điểm A trong bình cách đáy bình 1,8m. Áp suất của nước tác dụng lên điểm A là: A. 10000 N/m 3. B. 12000N/m3. C. 30000 N/m3. D. 18000 N/m 3. --------------------------------------- II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1: (2đ) Khi nào có công cơ học ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính công cơ học ? Đơn vị của công là gì? Trang 2/2 - Mã đề thi 142
- Bài 2: (2đ) Hãy giải thích hiện tượng sau và cho biết hiện tượng này ma sát có ích hay có hại: a. Giày đi mãi đế bị mòn. b. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. Bài 3: (2đ)Thể tích của miếng sắt là 4dm3. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu? Cho biết d nước = 10000 N/m3 ; drượu = 8000N/m3. Bài 4: (1đ) Biểu diễn các lực sau đây: a. Trọng lực của vật là 1000N (tỉ xích 1cm ứng với 250N). b. Lực kéo 20000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải ( tỉ xích 1cm ứng với 5000N) ------------------------------------------ ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 142
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn