intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 đề KT chất lượng HK 2 Địa 12

Chia sẻ: đinh Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

165
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo 2 đề kiểm tra chất lượng học kì 2 môn Địa lớp 12 để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 đề KT chất lượng HK 2 Địa 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II ĐỒNG THÁP Năm học: 2011 – 2012 Môn thi: ĐỊA LÍ – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 01 trang) Ngày thi: 10/04/2012 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (8,0 điểm) CÂU I: (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ Ở NƯỚC TA, GIAI Đ0ẠN 1979 – 2009 (đơn vị:‰) Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6 Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7 1. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979- 2009. 2. Nhận xét về sự thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm. Câu II (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THAN VÀ ĐIỆN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Năm 1990 1995 2000 2005 Than (Triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 34.1 Điện (Tỉ kWh) 8,8 14,7 26,7 52,1 1. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng than và điện của nước ta giai đoạn 1990-2005. 2.Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhật xét sản lượng than và điện của nước ta thời kì trên. Câu III (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học : 1. Phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng và phân bố công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? 2. Nêu sự phân bố các nhóm đất chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. II. PHẦN RIÊNG: (2,0 điểm) Thí sinh chọn câu IVa hoặc câu IVb Câu IVa. (2,0 điểm) Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến ngành thủy sản của nước ta? Câu IVb. (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NƯỚC TA NĂM 2006 ( Đơn vị:nghìn ha) LOẠI ĐẤT SỬ DỤNG DIỆN TÍCH Đất nông nghiệp 9.412,2 Đất lâm nghiệp 14.437,3 Đất chuyên dùng 1.401,0 Đất thổ cư 602,7 Đất chưa sử dụng 7.268,0 ( Nguồn niên giám thống kê Việt Nam năm 2006) Hãy tính cơ cấu và nhận xét hiện trạng sử dụng đất của nước ta năm 2006.HẾT. Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II ĐỒNG THÁP Năm học: 2011 – 2012 Môn thi: ĐỊA LÍ – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (gồm 02 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM CÂU I 1.Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta: đơn vị:% (2,0 đ) Năm 1979 1989 1999 2009 0,5 Tỉ suất gia tăng 1,1 2,5 2,3 1,6 dân số tự nhiên (nếu thí sinh ghi đơn vị ‰ thì không cho điểm) 2. Nhận xét về sự thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm: Từ năm 1979 đến năm 2009: - Tỉ suất sinh giảm nhanh và giảm liên tục (số liệu dẫn chứng) 0,5 - Tỉ suất tử không ổn định, nhìn chung gần đây có xu hướng giảm 0,5 chậm (số liệu dẫn chứng) - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và giảm liên tục 0,5 (số liệu dẫn chứng) Câu II 1. Vẽ biểu đồ kết hợp : thẫm mỹ, chính xác, có đầy đủ chi tiết trên 2,0 (3,0 đ) biểu đồ 2.Nhận xét: Sản lượng than và điện của nước ta có xu hướng tăng qua các năm - Về sản lượng than : Tăng rất mạnh và liên tục ( dẫn chứng) 0,5 - Về sản lượng điện : Tăng rất mạnh và liên tục ( dẫn chứng) 0,5 Câu III 1. Phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện (3,0 đ) trạng và phân bố công nghiệp của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - Nguyên liệu từ khoáng sản, thủy hải sản. (dẫn chứng) 0,5 - Các trung tâm công nghiệp : Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan 0,25 Thiết. - Công nghiệp : cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản và sản xuất 0,25 hàng tiêu dùng - Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành khu 0,25 công nghiệp tập trung và khu chế xuất. - Vùng hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng. Vấn đề này 0,5 đang được giải quyết theo hướng: + Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500KV + Xây dựng các nhà máy thủy điện :Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A Vương , Đa Nhim - Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, xây dựng khu 0,5 kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội  công nghiệp của vùng sẽ phát triển rõ rệt trong thập kỉ tới.
  3. 2. Sự phân bố các loại đất chính ở ĐBSCL: - Đất phù sa ngọt: phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu 0,25 - Đất phèn: phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên… 0,25 - Đất mặn: phân bố ven biển phía Đông, Nam và Đông Nam 0,25 Câu IV (2,0 đ) Câu IVa .Điều kiện thuận lợi, khó khăn về tự nhiên ảnh hưởng đến ngành thủy sản của nước ta * Thuận lợi: 0,25 - Có biển Đông rộng lớn, nguồn lợi hải sản khá phong phú. - Có 4 ngư truờng lớn: Quảng Ninh - Hải Phòng, Ninh Thuận- Bình 0,25 Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau -Kiên Giang , Truờng Sa- Hoàng Sa. - Bờ biển dài, có nhiều vũng, vịnh, đầm ,phá,… thuận lợi nuôi trồng 0, 5 và xây dựng các cảng cá. - Rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản nuớc lợ. 0,25 - Sông ngòi, kênh rạch, ao hồ nuôi trồng thủy sản nước ngọt. 0,25 * Khó khăn: 0,25 - Thiên tai: gió bão. - Môi trường ven biển bị suy thoái, nguồn lợi hải sản bị suy giảm. 0,25 Câu IVb. * Tính cơ cấu: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NƯỚC TA NĂM 2006 ( đơn vị : % ) LOẠI ĐẤT SỬ DỤNG CƠ CẤU Đất nông nghiệp 28,4 Đất lâm nghiệp 43,6 0,5 Đất chuyên dùng 4,2 Đất thổ cư 1,8 Đất chưa sử dụng 22,0 Cả nước 100,0 * Nhận xét: Cơ cấu sử dụng các loại đất của nước ta năm 2006 chiếm tỉ lệ không đồng đều 0,25 - Đất lâm nghiệp : chiếm tỉ trọng cao nhất (43,6%)  Tỉ trọng này vẫn còn thấp so với nước ta địa hình là đồi núi và khí hậu nhiệt 0, 5 đới ẩm gió mùa. - Đất nông nghiệp : đứng thứ 2 về tỉ trọng (24,8%) 0,25 - Đất chuyên dùng và thổ cư còn chiếm tỉ trọng nhỏ(chuyên dùng 4,2%; thổ cư 1,8%)  Có xu hướng tăng do nước ta đang thực hiện 0, 5 CNH-HĐH và dân số tăng. -Đất chưa sử dụng: còn chiếm tỉ trọng khá lớn (22,0%)  Có xu hướng giảm do khai hoang và trồng rừng. 0,25 HẾT
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TỈNH ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 - 2013 Môn thi: ĐỊA LÝ – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 01 trang) Ngày thi: /04/2013 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta? 2. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, hãy nêu tên các trung tâm du lịch cấp quốc gia của Việt Nam và các nguồn tài nguyên du lịch có ở trung tâm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh? Câu II. (3,0 điểm) Cho bảng sau: Số khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến (đơn vị: nghìn lượt) Năm 2000 2005 Phương tiện đến Tổng số 2140 3478 - Đường hàng không 1113 2335 - Đường thủy 256 201 - Đường bộ 771 942 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện số khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến của năm 2000 và năm 2005. 2. Nhận xét sự thay đổi qui mô và cơ cấu số khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến trong thời gian trên. Câu III. ( 3,0 điểm ) 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu thực trạng việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải ở vùng Bắc Trung Bộ? 2. Ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? II. PHẦN RIÊNG (Tự chọn) (2,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) 1. Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động Việt Nam? 2. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, nêu tên các đô thị có qui mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người? Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Dựa vào Atlat đia lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Nêu sự phân bố của ngành công nghiệp dệt, may ở nước ta? 2. Vì sao so với ngành công nghiệp dệt, công nghiệp may phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn?. Hết. Thí sinh được sử dụng Atlat địa lý VN để làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………….. Số báo danh……………………………. Chữ kí của giám thị 1:……………………. Chữ kí của giám thị 2:…………………..
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC TỈNH ĐỒNG THÁP HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 12 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Câu Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 8,0 1.Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa: 1,0 - Sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng nhiều máy móc, công nghệ mới. 0,25 - Nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp, năng 0,25 suất cao. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ, mục đích tạo ra 0,25 nhiều lợi nhuận. Câu I - Phân bố ở những nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa, gần trục giao 0,25 (2,0 đ) thông, ven các thành phố lớn. 2.Các trung tâm du lịch cấp quốc gia: 0,5 Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng 0,5 Các nguồn tài nguyên du lịch ở trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh: 0,5 - Hà Nội: thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền, … 0,25 - Thành phố Hồ Chí Minh: thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, làng nghề cổ truyền, … 0,25 1. Vẽ biểu đồ tròn: 1,5 * Yêu cầu: - Vẽ 2 biểu đồ tròn, có R2005 > R2000 - Có đơn vị, bảng chú giải, tên biểu đồ, kí hiệu, chỉ số, bảng xử lý số liệu - Vẽ đúng mỗi biểu đồ cho 0,75 điểm (đúng 2 biểu đồ cho 1,5 điểm). - Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ. * Các khoản trừ: - Chia tỉ lệ sai biểu đồ và không bắt đầu từ hướng bắc, theo chiều kim đồng hồ thì không cho điểm biểu đồ đó. - Thiếu đơn vị, bảng chú giải, tên biểu đồ, kí hiệu, chỉ số trừ 0,25 điểm cho mỗi chi tiết. Câu II - Thiếu bảng xử lý số liệu trừ 0,5 điểm. (3,0 đ) Cơ cấu khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến (Đơn vị: %) Phương tiện đến 2000 2005 Tổng số 100,0 100,0 - Đường hàng không 52,0 67,1 0,5 - Đường thủy 12,0 5,8 - Đường bộ 36,0 27,1 2. Nhận xét: 1,0 - Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam tăng (dẫn chứng số liệu) 0,25 - Cơ cấu khách quốc tế vào Việt Nam có sự thay đổi: + Tăng tỉ trọng khách vào Việt Nam bằng đường hàng không (dẫn chứng ) 0,25 + Giảm tỉ trọng đường thủy và đường bộ (dẫn chứng số liệu) 0,5
  6. 1. Hiện trạng giao thông ở Bắc Trung Bộ: 2,0 - Quốc lộ 1A được nâng cấp, hiện đại, việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân đã làm tăng khả năng vận chuyển Bắc -Nam 0,5 - Đường sắt Bắc – Nam đang được nâng cấp 0,25 - Xây dựng các tuyến đường ngang theo hướng Đông -Tây: quốc lộ 7, 8, 9 … , hàng loạt cửa khẩu mở ra ( Lao Bảo là cửa khẩu quan trọng ) 0,5 - Đường Hồ Chí Minh đang hoàn thành sẽ thúc đấy sự phát triển kinh tế ở các huyện phía Tây. 0,25 - Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện: cảng Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, …gắn liền với các khu kinh tế cảng biển. 0,25 Câu III - Các sân bay Phú Bài, Vinh, …. được nâng cấp, giúp tăng cường thu hút (3,0 đ) khách du lịch. 0,25 Ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: 1,0 - Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 0,25 - Cung cấp nguồn nguyên liệu lớn, ổn định ngành công nghiệp chế biến, cơ sở để vùng tiến hành công nghiệp hóa. 0,25 - Góp phần phân bố lại dân cư trong cả nước, tạo việc làm, tạo ra tập quán sản xuất mới cho người dân tộc. 0,25 - Nâng cao thu nhập của người dân, ổn định cuộc sống, hạn chế nạn du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy. 0,25 PHẦN RIÊNG 2,0 1. Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta: 1,5 a. Thế mạnh - Nguồn lao động lớn, năm 2005 có 42,53 triệu người tham gia hoạt động kinh tế, mỗi năm bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động mới. 0,25 Câu - Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế IV.a hệ. 0,25 (2,0 đ) - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao 0,25 b. Hạn chế - Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. 0,25 - Trình độ lao động thấp 0,25 - Thiếu đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề 0,25 2. Các đô thị có qui mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người: Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ 0,5 1. Phân bố của ngành công nghiệp dệt, may: 1,0 Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu… 1,0 Câu 2. Công nghiệp may phát triển mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao 1,0 IV.b hơn do: (2,0 đ) - Đổi mới trang thiết bị 0,25 - Thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. 0,5 - Chất lượng sản phẩm ngày càng cao. 0,25 Lưu ý: Trường hợp học sinh trả lời ý khác đáp án nhưng đúng thì vẫn cho điểm -------HẾT-------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2