Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
21 CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHÂN BỆNH TAY CHÂN MIỆNG<br />
BIẾN CHỨNG NẶNG ĐƯỢC LỌC MÁU LIÊN TỤC<br />
Nguyễn Việt Trường*, Nguyễn Minh Tiến*, Lê Thị Uyên Ly*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân bệnh tay chân miệng biến chứng nặng được lọc<br />
máu liên tục nhập khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ 01/06/2011 đến<br />
31/10/2011.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
Kết quả: Qua chăm sóc điều dưỡng 60 trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng, xác định<br />
bằng PCR phết họng trực tràng EV/EV71 dương tính, được lọc máu liên tục phương thức tĩnh mạch –<br />
tĩnh mạch, cho thấy điều dưỡng thành thạo các kỹ thuật như chuẩn bị túi dịch thay thế đúng cách 100%,<br />
lắp hệ thống dây, màng lọc, túi dịch thay thế vào máy thành công 81,7%, mồi dịch hệ thống dây màng lọc<br />
và test mồi dịch (priming test) thành công 86,7%, thay túi dịch thay thế đúng kỹ thuật 83,3%, phát hiện<br />
được các biến chứng sốc (41,7%), hạ thân nhiệt (28,3%), phát hiện các báo động máy lọc máu với các sự cố<br />
quan trọng (56,1%) như áp lực máu ra quá âm, áp lực xuyên màng quá cao do tắc catheter (36,7%), đông<br />
màng lọc (21,7%), cũng như phát hiện khí hệ thống (8,3%).<br />
Kết luận: Công tác điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân bệnh tay chân miệng biến chứng nặng đóng vai trò<br />
quan trọng trong quá trình điều trị. Người điều dưỡng cần nắm vững và thành thạo kỹ thuật chăm sóc điều<br />
dưỡng bệnh nhân lọc máu liên tục, phát hiện các biến chứng liên quan đến lọc máu liên tục, thông báo và hỗ trợ<br />
đắc lực cho bác sĩ trong quá trình điều trị và xử lý tình huống để cứu sống nhiều hơn nữa các trường hợp bệnh<br />
tay chân miệng biến chứng nặng.<br />
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, biến chứng nặng, lọc máu tĩnh- tĩnh mạch liên tục, chăm sóc điều dưỡng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
NURSING CARE OF HAND FOOT MOUTH DISEASE PATIENTS WITH SEVERE COMPLICATION<br />
TREATED WITH CONTINUOUS VENO-VENOUS HEMOFILTRATION<br />
Nguyen Viet Truong, Nguyen Minh Tien, Le Thi Uyen Ly<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 149 - 156<br />
Objectives: Explore techniques of nursing care of continuous veno-venous hemofiltration (CVVH) on<br />
treatment of hand foot mouth disease (HFMD) with severe complication.<br />
Methods: Prospective descriptive study of cases series.<br />
Results: On nursing care of 60 cases of HFMD with severe complication confirmed by throat or rectal swab<br />
PCR positive for EV/EV71, given CVVH, showed that the nurses were skillful at techniques of nursing care of<br />
CVVH such as preparation of replacement fluid 100%, loading filter cassette 81.7%, priming system & priming<br />
test 86.7%, changing bags 83.3%, detecting CVVH induced complications such as hypotension 41.7%,<br />
hypothermia 28.3%, recognizing vital alarms such as extremely negative access pressure, high transmembrane<br />
pressure due to clotted catheter (36.7%) or clotted filter (21.7%), air in system as well.<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: ĐD Nguyễn Việt Trường, ĐT: 0903 335 840,<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Email: vtruong197@yahoo.com<br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Conclusions: Nursing care for CVVH in HFMD patients with severe complications plays important role<br />
during management. Nurses must be graspful and skillful at techniques of nursing care of CVVH, detecting<br />
related complications, then informing and assisting physicians in management of conditions in order to save more<br />
patients.<br />
Key words: Hand Foot Mouth Disease, severe complication, continuous veno-venous hemofiltration,<br />
nursing care.<br />
Hồi sức tích cực - chống độc trong thời gian từ<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1/6-31/10/2011 nhằm rút ra một số nhận xét, kinh<br />
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm<br />
nghiệm về chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân<br />
lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do<br />
bệnh tay chân miệng biến chứng nặng được lọc<br />
vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân<br />
máu liên tục, góp phần cải thiện tỉ lệ tử vong.<br />
gây bệnh thường gặp là Coxsackie vi rút A16 và<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là sang<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
thương da niêm dưới dạng bóng nước ở vị trí<br />
đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân,<br />
Khảo sát kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh<br />
mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng<br />
nhân bệnh tay chân miệng nặng lọc máu liên tục<br />
nguy hiểm như viêm não, tổn thương tim, suy<br />
tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện<br />
tuần hoàn, suy hô hấp, phù phổi cấp dẫn đến tử<br />
Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 01/06/2011<br />
vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí<br />
đến tháng 31/10/2011.<br />
kịp thời. Điều trị bệnh tay chân miệng hiện nay<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
ở nước ta đã được Bộ Y Tế ban hành phác đồ<br />
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng<br />
hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân<br />
biến chứng hô hấp, tuần hoàn, thần kinh ở các<br />
miệng dựa theo phác đồ của Tổ Chức Y tế Thế<br />
trẻ bệnh tay chân miệng.<br />
Giới và phần lớn các trường hợp đáp ứng tốt với<br />
Xác định tỉ lệ các đặc điểm kỹ thuật trong<br />
điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tay<br />
chăm sóc và theo dõi bệnh nhân lọc máu liên<br />
chân miệng biến chứng nặng suy hô hấp tuần<br />
tục.<br />
hoàn, tổn thương tim, rối loạn thần kinh thực<br />
Xác định tỉ lệ biến chứng liên quan đến kỹ<br />
vật kém đáp ứng với phác đồ điều trị, đưa đến<br />
thuật lọc máu: Đông màng lọc, vỡ màng lọc, khí<br />
tử vong nhanh chóng hoặc di chứng nặng nề.<br />
trong hệ thống, chảy máu, tắc Catheter.<br />
Các trường hợp này được các bác sĩ chỉ định lọc<br />
máu liên tục như là một biện pháp điều trị hỗ<br />
Xác định tỉ lệ sống còn, số lần lọc máu liên<br />
trợ nhằm mục đích lấy các chất cytokine gây<br />
tục, thời gian nằm hồi sức.<br />
viêm ra khỏi cơ thể trẻ, cải thiện tình trạng bệnh.<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Trong quá trình lọc máu liên tục, việc chăm sóc<br />
và theo dõi bệnh nhân cũng như hoạt động máy<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
lọc máu là một công tác rất quan trọng của điều<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu loạt trường hợp.<br />
dưỡng góp phần không nhỏ vào thành công<br />
Dân số nghiên cứu<br />
chung cứu sống bệnh nhân. Người điều dưỡng<br />
Dân số mục tiêu<br />
phải biết cách chăm sóc bệnh nhân lọc máu liên<br />
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là<br />
tục, phát hiện sớm những báo động đơn giản<br />
bệnh tay chân miệng điều trị tại khoa Hồi sức<br />
của máy lọc máu, xử trí ngay hay báo bác sĩ xử<br />
tích cực - Chống độc Bệnh Viện Nhi Đồng 1.<br />
trí kịp thời những báo động phức tạp. Đó là lý<br />
do chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Chăm<br />
Dân số chọn mẫu<br />
sóc và theo dõi bệnh nhân bệnh tay chân miệng<br />
Tất cả bệnh nhân bệnh tay chân biến chứng<br />
biến chứng nặng được lọc máu liên tục” tại khoa<br />
nặng nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực -<br />
<br />
150<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chống độc Bệnh Viện Nhi Đồng 1, được áp<br />
dụng lọc máu liên tục.<br />
<br />
Đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm 2 nòng số<br />
7F hoặc 8F (tùy bệnh nhân).<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
<br />
Màng lọc Aquamax HF 03 cho trẻ < 20 kg,<br />
HF 07 cho trẻ 20 kg đối với máy Aquarius,<br />
màng lọc M60 cho trẻ < 20 kg hoặc M100 cho trẻ<br />
20 kg đối với máy PRISMA flex.<br />
<br />
Theo phương pháp liên tiếp không xác suất<br />
từ 01/06/2011-31/10/2011.<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Tất cả trẻ bệnh tay chân miệng biến chứng<br />
nặng (độ 3, 4) được chẩn đoán lâm sàng và điều<br />
trị theo phác đồ Bộ Y Tế (1) có chỉ định lọc máu<br />
liên tục và được xác định bằng xét nghiệm phết<br />
họng hoặc phết trực tràng làm PCR EV/EV71<br />
dương tính.<br />
Chỉ định lọc máu liên tục trong bệnh tay<br />
chân miệng biến chứng nặng:<br />
Thở máy + sốc không đáp ứng với các biện<br />
pháp chống sốc sau 2 giờ.<br />
Thở máy + sốt cao liên tục không đáp ứng<br />
với biện pháp điều trị hạ sốt tích cực.<br />
Thở máy + tổn thương tim: suy tim,<br />
troponin I (+).<br />
Thở máy + rối loạn thần kinh thực vật (nhịp<br />
tim nhanh > 180 l/p/không sốt, da nổi bông/rối<br />
loạn vận mạch dù huyết áp bình thường hoặc<br />
tăng.<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh tay chân<br />
miệng theo tiêu chuẩn lâm sàng phác đồ Bộ Y<br />
Tế nhưng xét nghiệm phết họng hoặc phết trực<br />
tràng làm PCR EV/EV71 âm tính.<br />
Bệnh nhân được chuyển từ tuyến trước đến<br />
nhưng không ghi rõ các dữ kiện cần cho nghiên<br />
cứu.<br />
Có bất thường bệnh lý khác đi kèm như<br />
bệnh tim, phổi, thần kinh.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Sau khi có chỉ định lọc máu, bệnh nhân sẽ<br />
được tiến hành lọc máu theo qui trình lọc máu<br />
liên tục của khoa hồi sức như sau:<br />
Máy PRISMA flex hoặc máy Aquarius (đã<br />
được trang bị tại Khoa Hồi Sức).<br />
Dịch lọc sử dụng: dung dịch Hemosol.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Tốc độ lọc hay tốc độ dịch thay thế: 40<br />
ml/kg/h, Tốc độ bơm máu 4-6 ml/kg/ph.<br />
Kháng đông: Fraxiparin liều tấn công 10-20<br />
UI/kg, liều duy trì 5-10 UI/kg/giờ tùy bệnh nhân.<br />
Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân lọc máu<br />
liên tục: Chuẩn bị túi dịch thay thế hemosol:<br />
Dung dịch thay thế Hemosol B0: Gồm 1 túi 5 lít<br />
có 2 ngăn: ngăn A gồm: thể tích 250 ml có chứa<br />
CaCl2.2H2O 5,145 gam, MgCl2.6H2O 2,033 gam<br />
và lactic acid 5,4 gam; ngăn B gồm: thể tích 4750<br />
ml có chứa NaCl 6,45 gam và NaHCO3 1,09 gam.<br />
Trước khi sử dụng sẽ bẻ đầu nối thông giữa 2<br />
ngăn cho dung dịch từ ngăn A chảy sang ngăn<br />
B và lắc đều trong 5 – 10 phút. Sau khi pha ta<br />
được dung dịch thay thế có thể tích 5000 ml với<br />
nồng độ các ion như sau: Na+ 140 mmol/L, Ca2+<br />
1,75 mmol/L, Mg2+ 0,5 mmol/L, Cl- 109,5<br />
mmol/L, lactate 3 mmol/L và bicarbonate 32<br />
mmol/L.<br />
Lắp đặt hệ thống dây, màng lọc, túi dịch<br />
thay thế, ống tiêm (thường là ống tiêm 50 ml)<br />
dung dịch chứa thuốc kháng đông (liều theo y<br />
lệnh bác sĩ) trong normal saline vào máy.<br />
Mồi dịch hệ thống dây, màng lọc bằng dung<br />
dịch heparine 5 đv/ml normal saline đến khi hết<br />
khí hệ thống và hoàn thành priming test.<br />
Làm thông catheter tĩnh mạch đùi bằng<br />
dung dịch heparine 5 đv/ml normal saline, rút<br />
bỏ cục máu đông nếu có.<br />
Tiêm Fraxiparine liều tấn công theo y lệnh<br />
bác sĩ.<br />
Pha KCl 10% vào túi dịch thay thế theo y<br />
lệnh bác sĩ.<br />
Thực hiện các xét nghiệm trước lọc máu theo<br />
y lệnh bác sĩ.<br />
Đo M, HA trước lấy máu và kết thúc lấy<br />
máu ra, sau đó mỗi giờ trong 6 giờ đầu (thường<br />
<br />
151<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
ghi nhận qua monitor đa thông số).<br />
Theo dõi sinh hiệu: M, HA, NĐ, NT, tri giác,<br />
sắc môi, SpO2, và lượng xuất nhập mỗi giờ trong<br />
6 giờ đầu, ít nhất mỗi 2 - 4 giờ trong 24 giờ kế,<br />
nhằm phát hiện biến chứng hạ thân nhiệt, sốc,<br />
rối loạn nhịp tim.<br />
Thay túi dịch thay thế khi hết.<br />
Theo dõi phát hiện báo động máy lọc máu:<br />
báo động áp lực máu ra thấp, áp lực máu về cao,<br />
khí hệ thống.<br />
<br />
Thu nhập số liệu<br />
Bệnh nhân tay chân miệng biến chứng nặng<br />
thuộc lô nghiên cứu được tiến hành thu thập số<br />
liệu trong quá trình lọc máu, theo hồ sơ nghiên<br />
cứu kèm theo bao gồm:<br />
a. Đặc điểm bệnh nhân: Tuổi, giới, địa chỉ,<br />
ngày xuất hiện sốc, ngày xuất hiện biến chứng<br />
thở bất thường.<br />
b. Biểu hiện lâm sàng trước lúc và trong<br />
quá trình lọc máu liên tục tại thời điểm t0, t1,<br />
t2, t3, t4, t5, t6, t7-12, t13-18, t19-24: sốc, rối<br />
loạn tri giác (Glasgow), xanh tái, da nổi bông,<br />
toan chuyển hoá.<br />
c. Quan sát điều dưỡng thực hiện các đặc<br />
điểm kỹ thuật trong chăm sóc và theo dõi bệnh<br />
nhân lọc máu liên tục.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích<br />
số liệu, sử dụng các phép kiểm Independent<br />
Samples T Test dành cho biến định lượng độc<br />
lập, phép kiểm paired-sample t test dành cho<br />
biến định lượng cặp đôi, phép kiểm χ2 dành<br />
cho biến định tính so sánh 2 tỉ lệ độc lập,<br />
phép kiểm Wilcoxon Signed Ranks Test dành<br />
cho biến định tính so sánh cặp đôi, ngưỡng ý<br />
nghĩa thống kê P < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ 01/06/2011 – 31/10/2011,<br />
có 71 trẻ bệnh tay chân miệng biến chứng nặng<br />
được lọc máu liên tục, trong đó có 60 (85,7%) trẻ<br />
được xác định chẩn đoán bằng phết họng hoặc<br />
<br />
152<br />
<br />
phết trực tràng PCR EV/EV71 dương tính được<br />
đưa vào lô nghiên cứu, với các đặc điểm sau:<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi sinh<br />
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi sinh<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Tuổi (tháng) trung bình<br />
25,4 11,9 (4 tháng – 6 tuổi)<br />
≤ 3 tuổi<br />
52 (86,7%)<br />
Cân nặng (kg)≤ 10kg<br />
11,3 ± 2,6 30 (50%)<br />
Giới: Nam/nữ<br />
35 (58,3%) / 25 (41,7%)<br />
Địa phương: Thành<br />
15 (25%) / 45 (75%)<br />
phố/tỉnh<br />
Điều trị tuyến trước/tự đến<br />
41 (68,3%) / 19 (31,7%)<br />
Độ nặng tay chân miệng<br />
14 (23,3%) / 46 (76,7%)<br />
lúc lọc máu liên tục độ 3/4<br />
Hồng ban lòng bàn tay<br />
56 (93,3%)<br />
Hồng ban lòng bàn chân<br />
52 (86,7%)<br />
Loét miệng<br />
29 (48,3%)<br />
Mụn nước tay/chân/mông<br />
22 (36,7%)<br />
PCR dịch phết họng/trực<br />
tràng<br />
EV71 dương tính<br />
33 (55%)<br />
EV dương tính<br />
27 (45%)<br />
<br />
Tình trạng lâm sàng bệnh tay chân miệng<br />
trước lọc máu liên tục<br />
Bảng 2. Tình trạng lâm sàng bệnh tay chân miệng<br />
trước lọc máu liên tục<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Biến chứng hô hấp<br />
Ngưng thở lúc nhập viện<br />
5 (8,3%)<br />
Tím tái<br />
5 (8,3%)<br />
Phù phổi<br />
16 (26,7%)<br />
Thở không đều<br />
10 (16,7%)<br />
Thở rít thì hít vào<br />
6 (10%)<br />
Rút lõm ngực<br />
11 (18,3%)<br />
Khò khè<br />
4 (6,7%)<br />
Thở bụng<br />
1 (1,7%)<br />
Ngày bệnh xuất hiện biến chứng hô<br />
1-6 (1-5: 85%)<br />
hấp<br />
Biến chứng tuần hoàn<br />
Sốc<br />
46 (76,7%)<br />
Ngày bệnh lúc vào sốc<br />
1-5 (2-4: 80,4%)<br />
Cao huyết áp<br />
9 (15%)<br />
Nhịp tim nhanh (>180 l/ph)/do sốt 51 (85%)/ 15 (25%)<br />
Nhịp nhanh thất/rung thất<br />
6 (10%)<br />
Biến chứng thần kinh<br />
Hôn mê (Glasgow < 10đ)<br />
25 (41,7%)<br />
Run chi/gồng chi<br />
8 (13,3%)<br />
Vả mồ hôi lạnh<br />
52 (86,7%)<br />
Da nổi bông/rối loạn vận mạch<br />
(73,3%)<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Đặc điểm lọc máu đợt đầu<br />
Bảng 3. Đặc điểm lọc máu đợt đầu<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Phương pháp CVVH<br />
60<br />
Chỉ định lọc máu<br />
Thở máy + Sốc không đáp ứng<br />
46 (76,7%)<br />
điều trị<br />
Thở máy + Sốt cao không đáp<br />
7 (11,7%)<br />
ứng hạ sốt<br />
Thở máy + Rối loạn thần kin thực<br />
5 (8,3%)<br />
vật<br />
Thở máy + Tổn thương tim<br />
2 (3,3%)<br />
Ngày bệnh lúc lọc máu (ngày)<br />
Median 4 (3-4: 78,3%)<br />
Thời gian từ lúc có chỉ định - lọc<br />
2,6 ± 1,3 (1-6)<br />
máu trung bình (giờ)<br />
Thời gian lọc máu trung bình (giờ)<br />
30,3 ± 8,3<br />
Thể tích dịch thay thế (ml/kg/giờ)<br />
41,8 ± 5,5<br />
Thể tích dịch lấy (ml/kg/giờ)<br />
0<br />
Dịch thay thế Hemosol<br />
60 (100%)<br />
Tốc độ bơm máu ml/kg/phút<br />
5,4 ± 1,5<br />
Fraxiparin<br />
60 (100%)<br />
Tấn công (UI/kg)<br />
20,4 ± 1,3<br />
Duy trì (UI/kg/giờ)<br />
13,6 ± 3,4<br />
Catheter 2 nòng 7F/8F<br />
53 (88,3%) / 7(11,7%)<br />
Số trường hợp lọc máu liên tục lần<br />
5 (8,3%)<br />
2<br />
<br />
CVVH Continuous veno-Venous Hemofiltration<br />
<br />
Can thiệp điều trị ngoài lọc máu liên tục<br />
Bảng 4. Kết quả điều trị<br />
Đặc điểm<br />
Biện pháp hỗ trợ hô hấp (thở máy)<br />
Biện pháp hỗ trợ tuần hoàn (chống sốc)<br />
Thuốc chống loạn nhịp<br />
Sốc điện<br />
Lidocain<br />
Amiodarone<br />
Biện pháp hỗ trợ thần kinh<br />
<br />
Kết quả<br />
60 (100%)<br />
46 (76,7%)<br />
6<br />
6<br />
5<br />
<br />
60 (100%) /<br />
20,6 ± 6,7<br />
Chống phù não mannitol 20% số ca (%) 9 (15%)<br />
60 (100%)<br />
Sử dụng gamaglobuline TTM<br />
Phenobarbital số ca/liều (mg/kg/ngày)<br />
<br />
Đặc điểm kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân<br />
(BN) lọc máu liên tục<br />
Bảng 5. Đặc điểm kỹ thuật chăm sóc BN lọc máu liên<br />
tục<br />
Đặc điểm kỹ thuật chăm sóc BN lọc máu<br />
Kết quả<br />
liên tục<br />
Chuẩn bị túi dịch thay thế hemosol đúng<br />
60/60 (100%)<br />
cách<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm kỹ thuật chăm sóc BN lọc máu<br />
liên tục<br />
Lắp đặt hệ thống dây, màng lọc vào máy<br />
thành công<br />
Mồi dịch hệ thống dây, màng lọc, priming<br />
test thành công<br />
Làm thông catheter tĩnh mạch đùi<br />
Tiêm Fraxiparine liều tấn công theo y lệnh<br />
bác sĩ<br />
Pha KCl 10% vào túi dịch thay thế theo y<br />
lệnh bác sĩ<br />
Thực hiện xét nghiệm trước lọc máu theo y<br />
lệnh bác sĩ<br />
Đo M, HA trước lấy máu và kết thúc lấy<br />
máu ra<br />
Theo dõi sinh hiệu và lượng xuất nhập<br />
Thay túi dịch thay thế khi hết đúng kỹ thuật<br />
Theo dõi báo động máy lọc máu phát hiện<br />
sự cố<br />
<br />
Kết quả<br />
49/60 (81,7%)<br />
52/60 (86,7%)<br />
60/60 (100%)<br />
60/60 (100%)<br />
60/60 (100%)<br />
60/60 (100%)<br />
56/60 (93,3%)<br />
60/60 (100%)<br />
53/60 (88,3%)<br />
31/60 (51,6%)<br />
<br />
Theo dõi và phát hiện biến chứng lọc máu<br />
liên tục và kết qủa điều trị<br />
Bảng 6. Biến chứng và kết quả lọc máu liên tục<br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Biến chứng do can thiệp điều tri lọc máu liên tục<br />
Đông màng lọc<br />
13 (21,7%)<br />
Tắc catheter<br />
22 (36,7%)<br />
Khí hệ thống<br />
5 (8,3%)<br />
Sốc<br />
25 (41,7%)<br />
Hạ thân nhiệt<br />
17 (28,3%)<br />
Hạ kali máu<br />
26 (43,3%)<br />
Kết quả điều trị<br />
Thời gian nằm khoa hồi sức (ngày)<br />
10,2 ± 1,6<br />
Sống<br />
44 (73,3%)<br />
Di chứng lệ thuộc máy<br />
4 (6,7%)<br />
Tử vong<br />
12 (20%)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong thời gian từ 01/06/2011 – 31/10/2011,<br />
8348 trẻ bệnh tay chân miệng nhập bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1, trong đó có 231 trường hợp bệnh<br />
tay chân miệng biến chứng nặng nhập khoa Hồi<br />
sức. Trong số này có 71 trẻ bệnh tay chân miệng<br />
biến chứng nặng được lọc máu liên tục, nhưng<br />
chỉ có 60 trẻ được xác định chẩn đoán bằng phết<br />
họng hoặc phết trực tràng PCR EV/EV71 dương<br />
tính được đưa vào lô nghiên cứu trong đó EV71<br />
chiếm tỉ lệ 55%, với các đặc điểm dịch tễ sau:<br />
Bệnh tay chân miệng độ 3 (23,3%), độ 4 (76,7%).<br />
Tuổi mắc bệnh trung bình là 25,4 tháng, đa số<br />
<br />
153<br />
<br />