intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

21 đặc điểm của lãnh đạo thành công

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

435
lượt xem
145
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi nghiêm cứu đặc điểm xử sự của 100 nhà lãnh đạo cao cấp, hai nhà tâm lý học Mỹ Jozep Kenjemi và Kazimir Kovalski đã phát hiện ra một số đặc điểm chung đem lại thành công cho các nhà lãnh đạo. Bạn có thể so sánh với cách ứng xử của mình với khả năng lý tưởng của một nhà lãnh đạo thành đạt, đồng thời giúp loại trừ những nhược điểm của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 21 đặc điểm của lãnh đạo thành công

  1. 21 đặc điểm của lãnh đạo thành công (phần 1) Sau khi nghiêm cứu đặc điểm xử sự của 100 nhà lãnh đạo cao cấp, hai nhà tâm lý học Mỹ Jozep Kenjemi và Kazimir Kovalski đã phát hiện ra một số đặc điểm chung đem lại thành công cho các nhà lãnh đạo. Bạn có thể so sánh với cách ứng xử của mình với khả năng lý tưởng của một nhà lãnh đạo thành đạt, đồng thời giúp loại trừ những nhược điểm của mình. Đặc điểm tư duy 1. Khả năng phân định tình huống. Những nhà lãnh đạo cá tính mạnh mẽ thường không cần nhiều đến những dữ liệu quá đầy đủ. Với vốn kiến thức sâu rộng, họ có thể biết cách phân định trong mọi tình huống xảy đến. 2. Khả năng phân tích nhiều vấn đề cùng một lúc. Không cần đến chỉ số quá cao theo lối trắc nghiệm đối với một nhà lãnh đạo đang thành đạt. Chỉ cần đến tính linh hoạt - một khía cạnh tối quan trọng trong cách cư xử của người lãnh đạo. 3. Kiên định trong tình huống bất ổn. Đây là một trong những phẩm chất chủ yếu của người lãnh đạo. Không lúng túng do không nắm được tình hình hoặc do thiếu thông tin trái chiều, anh ta vẫn sẽ giải quyết được công việc ngay lập tức mà người khác không thể. 4. Hiểu biết. Những nhà lãnh đạo cấp cao thường rất nhạy cảm, có linh cảm về sự phát triển. Họ có khả năng "phản ứng linh hoạt trong hoàn cảnh đường phố xô đẩy, chen chúc". Họ nắm bắt vấn đề và có khả năng nhanh chóng phát hiện ra yếu tố cốt lõi cũng như các yếu tố tiêu cực. Giải quyết trong tình huống bị kích động 5. Khả năng nhận trách nhiệm. Người lãnh đạo nhận trách nhiệm từ khi được bổ nhiệm, không cần phải xin xỏ vì việc đó và cũng không chú ý đến những lời chê bai của những người tự cho mình xứng đáng với cương vị đó. Anh ta không cho phép sự thất vọng, ghen tỵ và tức tối của người khác cản trở mình thực hiện quyền hạn được giao. 6. Sự bền bỉ. Người lãnh đạo thành công vẫn kiên trì thực hiện những gì mình dự định không cần ba hoa giáo điều, thậm chí kể cả khi những biện pháp anh ta thực hiện không được lòng mọi người lắm. Họ có sự linh cảm là ý tưởng nào cần phải được duy trì và họ quan tâm đến mọi thông tin về vấn đề đó. Họ cũng không sợ phải thống nhất với ai. 7. Khả năng hợp tác. Những nhà lãnh đạo thành công luôn biết cách kiềm chế sự hiềm khích của mình và hành động rất hiệu quả. Họ biết giấu kín những tình cảm thiếu thân thiện của bản thân. Người lãnh đạo như vậy có khả năng giao tiếp với bất cứ ai, tế nhị và khả năng nói chuyện ở bất cứ cấp nào. Nhờ khả năng thiết lập những cuộc tiếp xúc tay đôi, anh ta dễ dàng giành được sự ủng hộ bản thân và ý tưởng của mình trong tổ chức. Người lãnh đạo cần biết kiềm chế sự thù hằn và sự kích động. 8. Tính chủ động. Người lãnh đạo thành công là người chủ động. Anh ta luôn ở thế tiến công. Anh ta biết thu hút sự chú ý của mọi người. Anh ta biết khi nào thì bắt đầu công việc - đó là một phần linh cảm của anh ta. Khi những người khác dao động, thì anh ta hành động. Tính chủ động của người lãnh đạo như vậy là một trong những phẩm chất chủ yếu dẫn đến thành công - khả năng mạo hiểm. 9. Nghị lực. Người lãnh đạo khó có thể giành được thành công, nếu không có sức bền bỉ,
  2. Những người lãnh đạo thành đạt nhất có khả năng kiên trì trước thất bại mà không cảm thấy bi quan hoặc hèn kém. Họ bị lôi cuốn bởi quá trình chinh phục chiến thắng. Họ cố cố gắng bằng mọi cách và mọi biện pháp, không ngại tốn công sức ở mọi lúc và mọi nơi, không dẫm đạp lên đầu người khác, không tỏ ra là mình có thể làm tất cả. Thể hiện cá tính 12. Sử dụng quyền lực. Những người lãnh đạo cao cấp biết giao công việc cho người khác. Điều họ quan tâm trước hết là giành được mục tiêu. Họ hài lòng trước thành công của những người khác, chứ không phải bằng quyền năng vô hạn của mình. Quyền lực mà họ sử dụng xuất phát từ sự tôn trọng của mọi người. Họ không cố gắng để chiếm giữ càng nhiều chức vụ càng tốt, vì họ biết rằng ảnh hưởng của họ như vậy đã đủ và họ không cần phải lợi dụng quyền lực để đạt được thành công. Họ biết giá trị của mình và hài lòng với nó, họ tin tưởng ở bản thân. Tất cả những điều đó mang lại cho người lãnh đạo sức mạnh đối phó với tình hình không theo ý muốn. 13. Hòa đồng. Những người lãnh đạo thành công không định kiến và đánh giá chính xác cấp dưới của mình Họ hiểu một cách thấu đáo rằng không thể làm hài lòng tất cả. Họ biết thông cảm với mọi người và thể hiện mình không phải là người lãnh đạo bất lực và vô vị. Nhà lãnh đạo như vậy hiểu rằng dù cấp dưới muốn hay không muốn vẫn phải ủng hộ sự lãnh đạo của anh ta. Nhờ hoà đồng tình cảm mạnh mẽ như vậy, người lãnh đạo có thể áp dụng những biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ. 14. Quan tâm đến việc lớn mạnh của tổ chức, chứ không phải chỉ lo đến danh vọng của mình. Một người lãnh đạo thực thụ nhất thiết phải quan tâm đến tổ chức trước hết, đặt quyền lợi của tổ chức lên trên của cá nhân mình. Nguyện vọng lớn nhất của anh ta không phải là quyền lực cá nhân; anh ta không cần đến quyền lực để cả tổ chức phải theo anh ta. Sau khi rời khỏi tổ chức, anh ta muốn để lại thành quả của mình, chứ không phải mang nó đi theo. 15. Tính độc lập. Những người lãnh đạo thành đạt nhận thức rõ ranh giới khả năng của mình, hợp tác với những người khác, biết lắng nghe họ, nhưng khi công việc đến giới hạn phải thông qua quyết định cuối cùng thì họ thể hiện tính độc lập. Sau khi thông qua quyết định trên cơ sở có đầy đủ những dữ liệu, họ bảo vệ quyết định của mình. Người lãnh đạo như vậy khó có thể buộc họ đi đến quyết định, nếu như anh ta không đồng ý: anh ta sẵn sàng xin từ chức, chứ không làm điều mà anh ta cho là trái với quan điểm và chính kiến của mình. 16. Cảm xúc hài hước. Những người lãnh đạo thành đạt hơn cả là những người có cảm xúc hài hước. Họ có thể nhận thấy khía cạnh hài hước, trong khi người khác chỉ thấy bi kịch. Họ không để cho thất bại ức chế mình và có khả năng tìm được điều gì đó tuyệt vời trong tình huống khó khăn. Sau khi bị thất bại, họ thừa nhận và sẵn sàng chế nhạo bản thân mình, chứ không đổ lỗi cho người khác. Lý tưởng cá nhân 17. Linh hoạt. Người lãnh đạo không nhất thiết chỉ tập trung vào từng điểm của một vấn đề duy nhất: anh ta có thể chuyển từ hướng hoạt động này sang hướng hoạt động khác. Người lãnh đạo cần phải mở cửa đón nhận những ý tưởng mới, khả năng tư duy mới, những quá trình mới. Người lãnh đạo muốn thành công thì luôn phát triển tính linh hoạt hiểu rằng bản thân họ dễ dàng bị hạn chế bởi những ưu tiên và sự lôi cuốn. 18. Ứng xử đối với sốc. Người lãnh đạo phải biết quan tâm đến sức khoẻ của mình về cơ thể
  3. cũng như về tâm lý, biết ứng phó khi gặp sốc. Để làm được điều đó, anh ta phải biết cân bằng lối sống, kiểm soát được cuộc sống và thời gian của mình. Anh ta cảm thấy mình thoải mái với cách sống đó và hài lòng tận hưởng tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi cảm thấy mình bị sốc, anh ta biết mình làm gì để tránh gây tổn hại đến sức khoẻ. 19. Luôn luôn có mục tiêu. Người lãnh đạo phải có niềm tin vững chắc và mục tiêu rõ ràng. Mỗi buổi sáng khi thức giấc, anh ta không chỉ ngồi chờ đợi một ngày mới mang lại gì cho mình. Người lãnh đạo lập ra kế hoạch và mỗi ngày tiến gần đến mục tiêu đặt ra. Mục tiêu thông thường là những ước mơ về việc công ty anh ta sẽ trưởng thành như thế nào; ước mơ cuộc sống anh ta sẽ ra sao. Người lãnh đạo yêu thích và biết triết lý về ước mơ của mình. Tuy nhiên, ước mơ phải gắn liền với việc thực hiện được mục tiêu. 20. Hoàn chỉnh lý tưởng cá nhân. Người lãnh đạo hình dung rất rõ mình là ai, anh ta đang vươn tới cái gì, anh ta sống như thế nào với đầy đủ ý nghĩa của nó. Anh ta là người nhất quán và thường xuyên cố gắng để lời nói đi đôi với việc làm, để phù hợp với lý tưởng cá nhân. Kết quả của việc kết hợp lý tưởng cá nhân và hành vi là người lãnh đạo được sống trong thế giới của mình. Những người xung quanh dễ dàng giao tiếp với anh ta, họ cảm thấy không bị gượng ép trong quan hệ với anh ta, bất kể chức vụ và địa vị xã hội của anh ta thế nào. Mọi người không cảm thấy sợ sệt và dễ dàng chia sẻ những phiền muộn và quan tâm với anh ta. 21. Lãnh đạo vì cộng đồng. Người lãnh đạo phải biết sử dụng quyền lực của mình và hành động vì xã hội. Anh ta chịu trách nhiệm trước nghĩa vụ đặt lên anh ta, chẳng hạn như bảo vệ môi trường. Người lãnh đạo dành thời gian, sức lực và nghị lực để cải thiện đời sống của mọi người và phát triển xã hội, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của mình vì việc đó. Lê Văn Theo Yandex
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2