intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

24 Đề kiểm tra HK2 Ngữ Văn 6 năm 2012-2013

Chia sẻ: Ngoc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

1.594
lượt xem
303
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh 24 đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ Văn 6 năm 2012-2013 sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 24 Đề kiểm tra HK2 Ngữ Văn 6 năm 2012-2013

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút --- * --- Câu 1 (2 điểm): Chép thuộc lòng khổ thơ cuối trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? Em hiểu Lẽ thường tình ở đây là gì ?. Câu 2 (2 điểm): Thế nào là biện pháp tu từ ẩn dụ? Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong câu sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Câu 3 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong 2 câu sau? a) Tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ. b) Nhà điêu khắc đã biến khối đá thành bức tượng vô cùng sinh động. Câu 4 (5 điểm): Mùa hè đã đến thật rồi. Em hãy tả cảnh vật lúc vào hè ? --- Hết ---
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện dân gian nào sau đây không phải là truyền thuyết ? A. Con Rồng, cháu Tiên B. Thánh Gióng C. Thạch Sanh D. Sơn Tinh, Thủy Tinh Câu 2. Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Những dòng trên là ý nghĩa của truyện nào ? A. Thầy bói xem voi B. Lợn cưới, áo mới C. Treo biển D. Ếch ngồi đáy giếng Câu 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện Thánh Gióng là gì ? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 4. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn từ tiếng nào ? A. tiếng Pháp B. tiếng Hán C. tiếng Anh D. tiếng Nga Câu 5. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Câu văn trên có mấy tính từ ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Câu trên có mấy cụm động từ ? A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm Câu 7. Từ nào sau đây là từ Hán Việt ? A. lương y B. người ta C. đàn bà D. của cải Câu 8. Tập quán: Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. Nghĩa của từ tập quán đã được giải nghĩa theo cách nào ? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) Em đã học truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ văn 6, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục): a) Trong những hành động của Thái y lệnh họ Phạm, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ? b) Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ta có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ? Câu 2. (6 điểm) Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi. --- HẾT --- Họ và tên học sinh: ……………………..………….....……… Số báo danh: ……………
  3. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I THÁI THỤY NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn : NGỮ VĂN 6 Phần I. Trắc nghiệm: 2 điểm Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A B B C A A Phần II. Tự luận: 8 điểm Câu ý Nội dung Điểm Em đã học truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ Câu 1: văn 6, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục): 2,0 a) Trong những hành động của Thái y lệnh họ Phạm, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ? - Học sinh có thể kể những hành động của vị Thái y lệnh, sau đó 1,0 nêu điều làm bản thân cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất là: Thái y 1 lệnh vẫn đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua, dù có lệnh vua gọi... b) Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ta có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ? - Bài học được rút ra qua câu chuyện là: người thầy thuốc giỏi 1,0 không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân... Câu 2: 2 Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi. 6,0 Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi (chuyện có thực), học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài. Mở bài: 1,0 + HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự 2 sáng tạo của hs. 4,0 + Giới thiệu về một kỉ niệm làm em nhớ mãi… + Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, 1,0 không gian…) 3,0 + Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh … + Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể… 0,5 0,5 3 Kết bài: 1,0 Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ…
  4. * VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN (Câu 2 phần tự luận): Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại một kỉ niệm thời ấu thơ. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả… Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một kỉ niệm thời ấu thơ, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp. Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày chưa đạt yêu cầu. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ… trân trọng những sáng tạo của học sinh. - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. * Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).
  5. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2013 - 2014) MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian 90 phút(không kể giao đề) I/MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (Trường THCS Tân Khánh Hòa - Dành cho học sinh trung bình) 1/Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong học kì I. 2/Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng. 3/Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III/ THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Tên Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn - Truyện dân -Nhớ các thể
  6. gian loại của văn học dân gian. -Truyện trung -Nhớ ý truyện đại ”Con Hổ có nghĩa” Số câu Số câu:2 Số câu: 2 Số điểm Số điểm:2 điểm:2 Tỉ lệ % 20% =20% 2. Tiếng Việt -Danh từ -Nhớ khái niệm danh từ. -Cụm động từ -Xác định cụm động từ Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số câu:2 Số điểm Số điểm:1 Số điểm:1 điểm:2 Tỉ lệ % 10% 10% =20% 3. Tập làm văn Kể về người Tự sự bạn thân. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 6 điểm: 6 Tỉ lệ % 60% =60% Tổng số câu Số câu: 3 Số câu:1 Số câu: 1 Số câu: 5
  7. Tổng số điểm Số điểm: 3 Số điểm: 1 Số điểm: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ % 30% 10% 60% 100% IV. NỘI DUNG KIỂM TRA: Câu 1 (1đ): Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? Câu 2 (1đ): Trình bày ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa? Câu 3 (1đ): Thế nào là danh từ? Cho hai ví dụ minh họa về danh từ? Câu 4 (1đ): Hãy xác định cụm động từ trong các câu sau: a/ Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. b/ Bạn ấy đã đi học. Câu 5 (6đ): Viết một bài văn kể về một người thân trong gia đình của em. V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Câu 1 (1đ): Học sinh kể đúng mỗi thể loại được 0,25đ. Các thể loại văn học dân gian đã học: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Câu 2 (1đ): Ý nghĩa truyện Con Hổ có nghĩa: Truyện đề cao giá trị đạo lí làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người. Câu 3 (1đ): -Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ... (0,5đ) -Học sinh lấy đúng hai ví dụ về danh từ .(0,5đ) Câu 4 (1đ): Học sinh xác định đúng cụm động từ trong mỗi câu là: a/ đang đùa nghịch ở sau nhà (0,5đ) b/ đã đi học (0,5đ) Câu 5 (6đ): * Yêu cầu chung:
  8. -Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học. -Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, các chi tiết và hình ảnh được trình bày thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a.MB: (1đ) Giới thiệu chung về người thân. b.TB:(4đ) Học sinh kể được các chi tiết tiêu biểu về người thân của mình: - Kể về ý thích, tính cách, việc làm của người thân thể hiện qua lời nói, hành động… - Tình cảm, cách đối xử của người thân ấy với mọi người trong GĐ và với riêng HS. c.KB:(1đ) Cảm nghĩ của học sinh về người thân ấy. *Lưu ý: -Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tự sự là 2 điểm. -Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. -Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.
  9. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn phương án đúng để trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện dân gian nào sau đây không phải là truyền thuyết ? A. Con Rồng, cháu Tiên B. Thánh Gióng C. Thạch Sanh D. Sơn Tinh, Thủy Tinh Câu 2. Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. Những dòng trên là ý nghĩa của truyện nào ? A. Thầy bói xem voi B. Lợn cưới, áo mới C. Treo biển D. Ếch ngồi đáy giếng Câu 3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện Thánh Gióng là gì ? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 4. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn từ tiếng nào ? A. tiếng Pháp B. tiếng Hán C. tiếng Anh D. tiếng Nga Câu 5. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Câu văn trên có mấy tính từ ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Câu trên có mấy cụm động từ ? A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm Câu 7. Từ nào sau đây là từ Hán Việt ? A. lương y B. người ta C. đàn bà D. của cải Câu 8. Tập quán: Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. Nghĩa của từ tập quán đã được giải nghĩa theo cách nào ? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) Em đã học truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ văn 6, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục): a) Trong những hành động của Thái y lệnh họ Phạm, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ? b) Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ta có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ? Câu 2. (6 điểm) Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi. --- HẾT ---
  10. Họ và tên học sinh: ……………………..………….....……… Số báo danh: …………… PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I THÁI THỤY NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn : NGỮ VĂN 6 Phần I. Trắc nghiệm: 2 điểm Gồm 8 câu: Làm đúng mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A B B C A A Phần II. Tự luận: 8 điểm Câu ý Nội dung Điểm Em đã học truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Ngữ Câu 1: văn 6, Tập một - Nhà xuất bản Giáo dục): 2,0 a) Trong những hành động của Thái y lệnh họ Phạm, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất ? - Học sinh có thể kể những hành động của vị Thái y lệnh, sau đó 1,0 nêu điều làm bản thân cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất là: Thái y 1 lệnh vẫn đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi sau mới chữa bệnh cho người nhà vua, dù có lệnh vua gọi... b) Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, ta có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì ? - Bài học được rút ra qua câu chuyện là: người thầy thuốc giỏi 1,0 không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân... Câu 2: 2 Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi. 6,0 Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi (chuyện có thực), học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài. Mở bài: 1,0 + HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện 2 Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự 4,0 sáng tạo của hs. + Giới thiệu về một kỉ niệm làm em nhớ mãi… 1,0 + Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, 3,0 không gian…) + Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh … 0,5
  11. + Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể… 0,5 3 Kết bài: 1,0 Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ… * VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN (Câu 2 phần tự luận): Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại một kỉ niệm thời ấu thơ. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả… Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một kỉ niệm thời ấu thơ, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp. Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày chưa đạt yêu cầu. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ… trân trọng những sáng tạo của học sinh. - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. * Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 9,0 ; 9,5 ; 10 ).
  12. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 Bài 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp các câu trong đoạn văn a.Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt, không một tiếng chim, không một sợi gió. b.Cây chuối cũng ngủ, tàu lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre , bóng duối cũng im lặng. c.Bình minh của hoa phượng là một màu hoa còn non, nếu mưa lại càng tươi dịu. d.Khi sương vừa tan, những tia nắng đầu tiên đã hắt chéo qua thung lũng, trái lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn. d.Ba muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi Bài 2: Cho câu thơ sau: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Bác Hồ) a.Giải thích nghĩa của từ xuân và cho biết từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển. b.Xác định từ loại của các từ xuân. Bài 3: Trong bài "Tiếng ru " nhà thơ Tố Hữu có viết như sau: Một ngôi sao chắng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng lên mùa vang Một người -đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Em hiểu nhà thơ muốn nói điều gì với chúng ta? Bài 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong các ví dụ : a.Vạt áo choàng thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều.(Nguyễn Đình An) b.Bầy ong giữ hộ cho người Những mùi hoa đã tàn phai tháng ngày.(Nguyễn Đức Mậu) Bài 5: Tả cảnh vật sau cơn mưa
  13. TRƯỜNG TH CS TÂN TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH: 2011-2012 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút ( Không kể chép đề) Câu 1: (1đ) Kể tên những thể loại truyện dân gian em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Câu 2: (1đ) Nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào? Câu 3: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) a/ Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b/ Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 4: (6đ) Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em. -----------------------------------------------
  14. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH: 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 Câu 1: (1 đ) a/ Những thể loại truyện dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 6 là: Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. (1đ) (Nêu đúng mỗi loại truyện được 0,25đ) Câu 2: (1đ) Nêu đúng mỗi thử thách (0,25đ) Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua là – Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh diệt chằn tinh – Xuống hang, diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang. – Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. – Chiêu hàng quân sĩ mười tám nước chư hầu. Câu 3: (2đ) a/ Cụm danh từ: một người chồng thật xứng đáng.(1đ) b/ Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. (1đ) Phần trước Phần trung tâm Phần sau một người chồng thật xứng đáng Câu 4: (6đ) * Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự. - Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a) Mở bài (0,5đ) Vua Hùng kén rể b) Thân bài (5đ) – Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. – Vua Hùng ra điều kiện chọn rể – Sơn Tinh đến trước, được vợ. – Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. – Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. c) Kết bài (0,5đ) Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
  15. MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NH:2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN 6 Vận Nhận biết Thông hiểu dụng Vận dụng cao Nội dung thấp Tổng kiến thức T T T T TL TL TL TL N N N N I/ Văn học : Số câu:2 - Thể loại - Nhớ được tên các Số điểm: 2 truyện dân thể loại truyện dân Tỉ lệ:20% gian gian đã học. - Văn bản - Nhận biết được Thạch Sanh những nét chính về nội dung văn bản Số câu Số câu:2 Số câu:2 Số điểm Số điểm: 2đ Số điểm:2,0 đ Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:20% II/ Tiếng Số câu:1 Việt : Số điểm: 2 – Cụm danh - Hiểu cụm Tỉ lệ:20% từ danh từ xác định được mô hình cấu tạo của cụm danh từ. Số câu Số câu:1 Số câu:2 Số điểm Số điểm:2đ Số điểm: 2,0đ Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:20% III/ Tập Số câu:1 làm văn Số điểm:6,0đ Văn tự sự Biết viết bài Tỉ lệ:60% văn kể chuyện Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:6,0đ Số điểm: 6,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:60% Tỉ lệ:60% T Số câu 1 1 1 4 Ổ Điểm 2,0đ 2,0đ 6,0đ 10đ N Tỷ lệ 20% 20% 60% 100% G
  16. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 Bài 1:Các câu trong đoạn văn sau được liên kết theo cách nào?Bằng phương tiện gì? Hãy chỉ ra tác dụng của các phép liên kết ấy? Nghe chuyện Phù ĐổngThiên Vương, tôi thường tưởng tuợng tới một trang nam nhi, sức vóc khác người nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận,đem sức khoẻ mà đánh tan giặc,nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bát cơm(chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn ĐÌnh Thi) Bài 2: Phát hiện lỗi sai và sửa lại các câu sau: a.Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc. b.Lòng em xúc động, nhìn theo lá quốc kì. Bài 3: Từ "đi" trong câu nào dưới đây đựơc dùng theo nghĩa chuyển?Đặt một câu có sử dụng từ đi dùng theo nghĩa chuyển. a.Đi một ngày đàng,học một sàng khôn. b.ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. c.Sai một li đi một dặm. Bài 4: Từ "giá" trong cụm từ "làm giá đỗ" , "giá xăng dầu",là loại từ nào?(Đồng âm,đồng nghĩa,nhiều nghĩa,) Bài 5: Chỉ ra bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của các câu sau rồi cho biết câu nào là câu ghép; A.Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ. b.Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ấm lạnh,ánh nắng lọt qua kẽ lá trong xanh. c.Vị chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Bài 6: Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa hai câu thơ của Trần Đăng Khoa trong bài thơ "Mẹ ốm" Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bài 7:Tả khu vườn một buổi sáng đẹp trời BTVN Câu 1: Câu: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.” có mấy vế câu?
  17. Câu 2: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì ? Câu 3: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ? Câu 4: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.” Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu? Câu 5: Cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong mỗi câu A. Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ. B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em. C. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. D. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Câu 6: Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.” (Theo Vũ Tú Nam) Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép? Câu 7: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.” Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Câu 8: Có mấy tính từ trong câu sau:“Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.”? Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Rậm rạp, nồng nàn, bãi bờ, hăng hắc C.Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc B.Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, hăng hắc D. Rậm rạp, nồng nàn, hăng hắc, không khí Câu 10: Các dấu phẩy trong câu: “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi hương.” được dùng để làm gì? Câu 11 Một cơn mưa phùn buổi đầu xuân hay một trận mưa rào ngày mùa hạ đều có thể mang đến cho thiên nhiên một nét đẹp riêng, quyến rũ... Em hãy tả lại một cảnh đẹp của quê hương em, trong hoặc sau cơn mưa.
  18. ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN 90 PHÚT I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM :3 điểm . Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá( Truyện Treo biển ) A. Hai người B. Ba người C. Bốn người D. Năm người Câu 2: Trong truyện Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng , ai là người đầu tiên có ý định so bì với lão miệng? A .Cô Mắt B .Cậu Chân C. Bác Tai D. Cậu Tay Câu 3: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện : A. Truyện trung đại B .Truyện cỏ tích C. Truyện ngụ ngôn D.Truyện cười Câu4 : Đằng sau tiếng cười , truyện Lợn cưới , áo mới nhằm phê phán : A.Những người giàu có nói chung B. Những thói hư tật xấu C. Những người có tính khoe khoang, phô bày, trưng diện D. Những người nghèo mà tỏ ra mình giàu Câu 5 :Truyện Con hổ có nghĩa đề cao : A. Dũng cảm B. Không tham lam C. Giúp đỡ người khác D. Aân nghĩa trọng đạo làm người Câu 6 : Điền vào chỗ trống (….) để câu sau trọn nghĩa: Chỉ từ là những từ dùng để ……………………………………………………,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Câu 7: Gạch chân dưới cụm động từ trong câu sau : Chúng tôi đang hành quân về phía trước Câu 8: Nhóm động từ đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm phía sau : A . Định , toan , dám B . Đi , chạy , cười , đọc C . Buồn , đau , ghét , nhớ D. Thêu , may, đan , khâu Câu 9 :Các từ : bé , oai thuộc tính từ tuyệt đối A. Đúng B. Sai Câu 10: Gạch chân dưới cụm tính từ trong câu sau : Nó sun sun như con đỉa Câu 11 : Ngôi kể là : A.Vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện B. kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba C .Người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp D. Người kể có thể kể linh hoạt , tự do Câu 12 : Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học là thuộc kiểu : A . Người thật việc thật B . Kể chuyện tưởng tượng C . Kể chuyện về sự đổi mới của trương sau mười năm D . Kể chuyện đời thường …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… II / PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 : Qua hai ví dụ sau , em thấy nghĩa của các từ từng và mỗi có gì giống và khác nhau : a. Thần dùng phép lạ , bốc từng quả đồi , dời từng dãy núi. b. Một hôm , bị giặc đuổi , Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngã .(2 điểm) Câu 2 : Kể về những đổi mới ở quê em (.5 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I / PHẦN TRẮC NGHIỆM :
  19. * Mỗi câu đúng : 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp C A A C D trỏ đang A B Sun A B án vào hành sun sự quân như vật về con phía đỉa trước II/ PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 : Điểm giống và khác nhau giữa từ từng và mỗi là : * Giống nhau :Tách ra từng sự vật , từng cá thể ( 1 điểm) * Khác nhau :(1 điểm ) - từng : mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự , hết cá thể này đến cá thể khác . - mỗi : mang ý nghĩa nhấn mạnh , tách riêng từng cá thể , không mang ý nghĩa lần lượt . Câu 2 : 5 điểm A Yêu cầu : 1 Về nội dung : Kể được các sự việc chứng tỏ sự đổi mới rõ rệt của quê hương . 2 Về hình thức : Bài viết đủ ba phần : MB , TB , KB ; văn phong sáng sủa , đúng ngữ pháp , chính tả , chữ viết rõ ràng . B Một số ý cụ thể cần có : I .MB : HS có thể mở bài bằng hiều cách khác nhau , miễn là giới thiệu được khái quát sự đổi mới ở quê hương và thể hiện được tình cảm yêu mến , tự hào . II .TB : Lần lượt kể về sự đổi mới 1 .Hình ảnh con đường : Rãi nhựa , rộng rãi ( So với hình ảnh con đường trước kia ) 2 .Những ngôi nhà xây mới 3 .Trường học , bệnh viện , nhà máy , xí nghiệp thi nhau mọc 4 .Những vùng đất hoang biến thành những đồi cây 5 .Hình ảnh con người vui tươi, hồ hởi , tấp nập ngược xuôi . 6 .Ban đêm điện thắp sáng như thành phố . III . KB - Yêu mến , tự hào về quê hương - Ước mong quê hương ngày càng giàu đẹp C Biểu điểm: 1 Hình thức : 1 điểm - Bố cục , diễn đạt , chữ viết , trình bày ( 0,5 đ) - Sử dụng đúng ngôi kể , lời kể phù hợp với ngôi kể( .0,5 đ) 2 Nội dung : 4 điểm MB ( 0, 5 điểm ) TB ( 3 điểm ) KB ( 0,5 điểm ) ĐÊ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN 90 PHÚT I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM :3 điểm . Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Trong truyện Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng , ai là người đầu tiên có ý định so bì với lão miệng? A .Cô Mắt B .Cậu Chân C. Bác Tai D. Cậu Tay Câu2 : Đằng sau tiếng cười , truyện Lợn cưới , áo mới nhằm phê phán : A.Những người giàu có nói chung B. Những thói hư tật xấu C. Những người có tính khoe khoang, phô bày, trưng diện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2