intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính

Chia sẻ: Doquyen_1 Doquyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau gần 3 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngày 207, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo nhan đề "Bài học đối với các Ngân hàng Trung ương từ cuộc khủng hoảng", trong đó nhấn mạnh 3 bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách để tránh nguy cơ sa trở lại vào khủng hoảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính

  1. 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính Sau gần 3 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngày 20- 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo nhan đề "Bài học đối với các Ngân hàng Trung ương từ cuộc khủng hoảng", trong đó nhấn mạnh 3 bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách để tránh nguy cơ sa trở lại vào khủng hoảng. 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính Thứ nhất, IMF tin rằng ổn định tài chính nên tập trung vào việc duy trì sử dụng những chính sách thận trọng vĩ mô nhằm tìm kiếm sự đảm bảo ổn định tài chính bằng cách giảm thiểu sự tích tụ các nguy cơ mang tính hệ thống. Các công cụ thận trọng vĩ mô bao gồm các đòi hỏi về vốn và vật đệm, khả năng
  2. dự báo thất thoát, khả năng thanh toán tiền mặt... Báo cáo của IMF cũng cho rằng tất cả các thể chế hệ thống tiềm năng và thị trường nên hoạt động trong phạm vi điều hành của sự thận trọng vĩ mô. Các ngân hàng trung ương nên đóng vai trò chủ đạo cho dù họ có hay không đóng vai trò điều tiết chính. Thứ hai, IMF khẳng định rằng ổn định giá nên tiếp tục là mục tiêu chủ đạo của chính sách tiền tệ. Báo cáo cho biết "Ngân hàng trung ương phải duy trì sự ổn định về lòng tin đối với ổn định về giá mà họ có được trước khi xảy ra khủng hoảng và lòng tin này phải được bảo vệ. Việc kiểm soát và phân tích diễn biến và rủi ro của hệ thống tài chính có thể hòa nhập tốt hơn trong việc hình thành thực thi chính sách tiền tệ". Thứ ba, IMF tin rằng việc ngân hàng trung ương cần có những thay đổi đối với hoạt động tiền mặt và cơ cấu quản lý khủng hoảng. Theo cơ quan này, "thay đổi để tăng cường sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức của các hoạt động của ngân hàng trung ương sẽ cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống". Việt Nam với chính sách tài chính hậu khủng hoảng Ngày 21-7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc tổ chức chương trình đối thoại chính sách Việt Nam - Hàn Quốc. Tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về các chủ đề Chính sách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là hai vấn đề đang thu hút mối quan tâm hàng đầu trong thời đại toàn cầu hóa.
  3. Ông Phạm Văn Hà, Nhóm tư vấn chính sách Bộ Tài chính nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam đã áp dụng một số những chính sách trong giai đoạn khủng hoảng như sử dụng các gói kích cầu; chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng và bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2009, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp như cắt giảm thuế, bổ sung vốn đầu tư phát triển và trong năm 2010 tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế cũng như đưa ra các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao. Theo ông Hà, trong thời kỳ hậu khủng hoảng, Việt Nam cần phấn đấu hoàn thành vượt nhiệm vụ thu và tiết kiệm chi để hạn chế thâm hụt ngân sách; vốn kích cầu năm nay nên hướng về các ngành xuất khẩu, dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng; tạm thời chưa tăng giá các mặt hàng chiến lược nhằm ổn định mặt hàng giá chung tạo lập mặt bằng lạm phát thấp. Bên cạnh đó, tăng cường tính minh bạch cho thị trường tài chính như sớm hoàn thiện thị trường bất động sản, tăng cường thông tin trên thị trường chứng khoán... Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - TS Đỗ Nhất Hoàng nhấn mạnh, mục tiêu của Việt Nam trong năm 2011-2015 là tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 300 tỷ USD, trong đó vốn nước ngoài chiếm khoảng 33%. Một số ngành Việt Nam cần ưu tiên đầu tư là công nghệ cao, cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến. TS Joo-Kyung Kim Trung tâm Phát triển quốc tế, Viện phát triển Hàn Quốc chia sẻ, chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu của Hàn Quốc hiện nay là giám sát tính thanh khoản của ngoại tệ; cắt giảm lãi suất và giám sát tính thanh khoản; gói kích cầu trên phạm vi rộng; tăng cường hỗ trợ các
  4. doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường sức mạnh của các ngân hàng. Bài học Hàn Quốc nhận được từ sau khủng hoảng là cần áp dụng các chính sách như kiểm soát vốn, quản lý dự trữ ngoại tệ và hợp tác tài chính khu vực.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1