CÁC DẠNG VIẾT LẠI CÂU CƠ BẢN<br />
Bài viết này tổng hợp gần 30 dạng viết lại câu cơ bản, có khả năng xuất hiện trong đề thi<br />
THPT Quốc gia môn Tiếng Anh. Tuy phần này chỉ chiếm 0.5 điểm toàn bài nhưng cũng không nên<br />
chủ quan, để mất những điểm dù nhỏ nhất. Hơn nữa, đây cũng là cách học ngữ pháp hay, một số câu<br />
trắc nghiệm ở phần A cũng kiểm tra ngữ pháp phần viết lại câu này. Hi vọng phần tổng hợp dưới<br />
đây tuy có thể chưa đầy đủ những có thể giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới.<br />
<br />
Các dạng viết lại câu<br />
1 & 2. Chuyển từ chủ động sang bị động và ngược lại<br />
3. Quá khứ đơn + AGO -> Hiện tại hoàn thành + FOR<br />
4 & 5. Chuyển câu có mệnh đề IF sang mệnh đề UNLESS và ngược lại.<br />
6 & 7. Chuyển so sánh HƠN sang so sánh KHÔNG BẰNG và ngược lại<br />
8. Chuyển cấu trúc IT + TAKE + TIME thành SB + SPEND + TIME và ngược lại<br />
9. Các dạng chuyển về Câu ĐIỀU KIỆN – Loại 2 và 3<br />
10. Chuyển TÍNH TỪ V-ing sang TÍNH TỪ V-ed<br />
11. Chuyển V-ing ở đầu câu thành IT ở đầu câu (CHỦ NGỮ GIẢ)<br />
12. Chuyển từ WHOSE sang WHO …. BELONG TO<br />
13. Cấu trúc TOO + ADJ sang NOT + ADJ NGƯỢC NGHĨA + ENOUGH<br />
14. Đổi cấu trúc V + ADV thành ADJ + N-CHỈ NGƯỜI<br />
15. Chuyển dạng BỊ ĐỘNG THƯỜNG sang BỊ ĐỘNG HAVE STH DONE<br />
16. Chuyển so sánh HƠN NHẤT với EVER sang so sánh HƠN với NEVER (ở thì hieenjt ại hoàn<br />
thành)<br />
17. Chuyển dạng UNTIL => IT IS/WAS NOT UNTIL<br />
18. Các dạng chuyển về I WISH và IF ONLY<br />
19. Chuyển từ SO … THAT sang SUCH … THATvà ngược lại<br />
20. Cấu trúc Càng … Càng …<br />
21. Câu gián tiếp<br />
22. Đảo ngữ<br />
23. Dùng cấu trúc TOO (Quá … không thể)<br />
<br />
24. Chuyển mệnh đề because sang because of<br />
25. Chuyển từ So sánh nhất về So sánh không hơn<br />
26. Dạng bị động nâng cao<br />
27. Mệnh đề quan hệ .........<br />
Một số cấu trúc lẻ tương đương<br />
<br />
Nội dung chi tiết<br />
1. DẠNG 1: Chuyển từ CHỦ ĐỘNG sang BỊ ĐỘNG<br />
- Cấu trúc của câu bị động:<br />
S (Chủ ngữ) + to be + V-Past Participle (động từ cột 3) + by + O (tân ngữ)<br />
- Các bước thực hiện:<br />
+ Bước 1: Xác định tân ngữ của câu, đưa tân ngữ đó đặt lên đầu câu, bây giờ là chủ ngữ.<br />
+ Bước 2: Chia thì cho động từ to be theo chủ ngữ mới và thì của câu gốc<br />
+ Bước 3: Đưa động từ về cột 3 (Past Participle), cuối cùng là by + chủ ngữ của câu gốc (giờ<br />
thành tân ngữ) cùng với các chi tiết khác (nếu có).<br />
- Ví dụ:<br />
<br />
I took my dog to the zoo.<br />
=> My dog was taken to the zoo by me.<br />
<br />
2. DẠNG 2: Chuyển từ BỊ ĐỘNG sang CHỦ ĐỘNG<br />
- Dạng này ít khi gặp nhưng biết cách đảo ngược se giúp ích rất nhiều cho việc viết lại câu dạng 1.<br />
- Các bước thực hiện:<br />
+ Bước 1: Xác định THÌ của câu bị động<br />
+ Bước 2: Đổi vị trí của Tân ngữ và Chủ ngữ<br />
+ Bước 3: Sử dụng công thức câu chủ động của THÌ đó.<br />
- Ví dụ:<br />
+The glass was broken by the boy (Gương bị làm vỡ bởi cậu bé)<br />
<br />
Phân tích: Câu bị động ở thì quá khứ đơn, tân ngữ là the boy, chủ ngữ là the glass, động từ là<br />
break. Như vậy, câu chủ động có chủ ngữ the boy, tân ngữ the glass.<br />
=> The boy broke the glass. (Cậu bé làm vỡ gương)<br />
3. DẠNG 3: CHUYỂN QUÁ KHỨ ĐƠN CÓ AGO SANG HIỆN TẠI HOÀN THÀNH VỚI<br />
FOR<br />
* Loại 1:<br />
S + STARTED/ BEGAN + V-ing + THỜI GIAN + AGO (Ai bắt đầu làm gì cách đây bao lâu) => S<br />
+ HAVE/HAS + V-p2 + FOR + THỜI GIAN (Ai đã làm việc đấy được bao lâu.)<br />
- Ví dụ:<br />
+ He started smoking 10 ten years ago. (Hắn bắt đầu hút thuốc 10 năm trước)<br />
=> He has smoked for 10 years. (Hắn đã hút thuốc được 10 năm)<br />
* Loại 2:<br />
- Ai lần cuối làm gì cách đây bao lâu:<br />
(1) - S + LAST + V-quá khứ đơn + THỜI GIAN + AGO<br />
(2) - THE LAST TIME + S + V-quá khứ đơn + WAS + THỜI GIAN + AGO<br />
=> S + HAVE/ HAS + NOT (HAVEN’T/ HASN’T) + V-p2 + FOR + THỜI GIAN (Ai đã không<br />
làm gì được bao lâu.)<br />
- Ví dụ:<br />
(1) I last saw her three days ago (Tao thấy nó lần cuối 3 ngày trước)<br />
=> I haven’t seen her for three days. (Tao đã không thấy nó được 3 ngày)<br />
(2) - The last time she ate ice-cream was two months ago (Lần cuối cô ấy ăn kem là 2 tháng<br />
trước)<br />
=> She hasn’t eaten ice-cream for two months (Cô ấy đã không ăn kem được 2 tháng)<br />
<br />
4. DẠNG 4: IF => UNLESS<br />
- Cấu trúc unless chỉ áp dụng cho câu điều kiện loại một nên mệnh đề IF ở câu gốc phải thuộc câu<br />
điều kiện LOẠI 1.<br />
* Dạng 1: IF S +<br />
<br />
DO/ DOES<br />
DON’T/ DOESN’T<br />
<br />
+ V-Nguyên thể, S + V-Tương lai đơn<br />
<br />
=> UNLESS + S + V-hiện tại đơn (ngược lại câu gốc), S + TƯƠNG LAI ĐƠN<br />
- Ví dụ:<br />
+ If they don’t hurry, they will be late. (Nếu họ không đi gấp, họ sẽ bị trễ)<br />
=> Unless they hurry, they will be late. (Trừ khi họ đi gấp, họ sẽ bị trễ)<br />
* Dạng 2:<br />
<br />
(Ít gặp) IF + S + V- Hiện tại đơn, S + V- Tương lai đơn khẳng định/ Phủ định<br />
=> UNLESS + S + V- Hiện tại đơn, S + V- Tương lai đơn phủ định/ khẳng định<br />
<br />
- Ví dụ:<br />
+ If he makes mistakes, he won’t succeed (Nếu nó mắc lỗi, nó sẽ không thành công)<br />
=> Unless he makes mistakes, he will succeed. (Trừ khi nó mắc lỗi, nó sẽ thành công)<br />
<br />
5. DẠNG 5: UNLESS => IF<br />
- Cách viết lại: Chỉ cần PHỦ ĐỊNH vế của IF.<br />
- Ví dụ:<br />
+ Unless the boy apologises, the girl won’t forgive him. (Trừ khi cậu bé xin lỗi, cô bé sẽ không<br />
tha thứ)<br />
=> If the boy doesn't apologise, the girl won't forgive him. (Nếu cậu bé không xin lỗi, cô bé sẽ<br />
không tha thứ)<br />
<br />
6. DẠNG 6: SO SÁNH HƠN => SO SÁNH KHÔNG BẰNG<br />
- Theo nghĩa: A HƠN B => B KHÔNG BĂNG A<br />
- Yêu cầu: nắm được công thức của SO SÁNH HƠN và SO SÁNH NGANG BẰNG của Tính từ và<br />
Trạng từ.<br />
- Cách biến đổi: S1 + SO SÁNH HƠN + S2 => S2 + PHỦ ĐỊNH + SO SÁNH BẰNG + S1<br />
- Ví dụ:<br />
+ She is more beautiful than her friends (Cô ấy đẹp hơn bạn bè cô ấy)<br />
=> Her friends aren’t as beautiful as she. (Bạn bè cô ấy không đẹp bằng cô ấy)<br />
+ He drives faster than I do. (Hắn lái xe nhanh hơn tôi)<br />
<br />
=> I don’t drive as fast as he does. (Tôi lái xe không nhanh bằng nó)<br />
7. DẠNG 7: SO SÁNH KHÔNG BẰNG => SO SÁNH HƠN (ít gặp)<br />
- Ngược lại với dạng 6 thôi.<br />
- Ví dụ:<br />
+ I don’t cook as well as my mother does. (Tôi không nấu ăn giỏi bằng mẹ tôi)<br />
=> My mother cooks better than I do. (Mẹ tôi nấu ăn giỏi hơn tôi)<br />
<br />
8. DẠNG 8: 2 DẠNG SONG SONG: AI TỐN BAO LÂU ĐỂ LÀM GÌ<br />
- Cách biến đổi:<br />
<br />
IT + TAKES/ TOOK + SB + THỜI GIAN + TO + V-nguyên thể =><br />
SB + SPEND(s)/ SPENT + THỜI GIAN + V-ing<br />
<br />
- Ví dụ:<br />
+ It took me three hours to finish my homework.<br />
=> I spent three hours finishing my homeworks<br />
(đều dịch là: “Tôi tốn/ dành ra 3 giờ để làm xong bài tập”)<br />
+ She often spends five days writing reports => It often takes her five days to write reports<br />
(đều dịch là: “Cô ta thường tốn/ dành ra 5 ngày để viết báo cáo)<br />
<br />
9. DẠNG 9: CÁC DẠNG CHUYỂN VỀ CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 VÀ 3<br />
- Dạng này có IF ở đầu câu viết lại theo nghĩa câu gốc.<br />
- Yêu cầu: Thuộc công thức câu điều kiện loại 2 và 3 và dịch được câu gốc và câu viết lại.<br />
=> phải xác định được vế nào là vế ĐIỀU KIỆN, vế nào là vế HỆ QUẢ.<br />
* Những việc liên quan đến HIỆN TẠI => chuyển về LOẠI 2 (nếu như câu gốc có CAN thì chuyển<br />
về COULD). Ví dụ:<br />
+ He doesn’t have money, so he won’t buy a car. (Nó không có tiền, nên nó sẽ không mua<br />
xe)<br />
<br />