intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

30 giây là thời gian tối đa để mỗi website giữ khách

Chia sẻ: Phượng Cửu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có tới 89,5% những người tham gia một khảo sát gần đây khẳng định họ sẽ chuyển sang một gian hàng trực tuyến khác nếu website thương mại mà họ yêu thích hoạt động quá trì trệ và mất tới hơn nửa phút để tải thông tin. Mike Tobin, Giám đốc điều hành TelecityRedbus, công ty chuyên về dịch vụ hosting tại Anh và là đơn vị thực hiện nghiên cứu trên, khẳng định Internet đã mang đến cho người tiêu dùng "nhiều lý do và cơ hội để mua sắm hơn".Tuy nhiên, Tobin cho rằng: "Lòng trung thành của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 30 giây là thời gian tối đa để mỗi website giữ khách

  1. 30 giây là thời gian tối đa để mỗi website giữ khách Có tới 89,5% những người tham gia một khảo sát gần đây khẳng định họ sẽ chuyển sang một gian hàng trực tuyến khác nếu website thương mại mà họ yêu thích hoạt động quá trì trệ và mất tới hơn nửa phút để tải thông tin. Mike Tobin, Giám đốc điều hành TelecityRedbus, công ty chuyên về dịch vụ hosting tại Anh và là đơn vị thực hiện nghiên cứu trên, khẳng định Internet đã mang đến cho người tiêu dùng "nhiều lý do và cơ hội để mua sắm hơn".Tuy nhiên, Tobin cho rằng: "Lòng trung thành của người tiêu dùng đối với một nhãn hiệu trực tuyến rất mong manh. Bạn phải hoạt động lanh lẹ như chơi bóng thì may ra mới có thể lấy được niềm tin của khách hàng".85% trong số hơn 2.000 người được phỏng vấn đều nói thời gian "chết" của website sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của một doanh nghiệp. "Trang web gặp trục trặc trong 10 phút giờ không còn là vấn đề 'ngắn hạn', nhất thời nữa. Thời gian tải quá lâu cũng khiến các công ty mất đi một lượng doanh thu lớn từ những người tiêu dùng khó tính và thiếu kiên nhẫn", Tobin nhận xét. TelecityRedbus đã thống kê ba lý do hàng đầu khiến khách hàng quay sang website của đối thủ là dịch vụ hỗ trợ khách hàng tồi (70,8%), thời gian tải chậm (68,9%) và không chuyển hàng theo đúng đơn đặt hàng (68,5%). Mọi thứ bạn đã sắp xếp ổn thoả: nội dung, tiêu đề, thông tin mô tả, từ khoá, quảng cáo, đối tác liên kết và Google đã chấp thuận bạn là một nhà xuất bản AdSense! Các bài tập về nhà bạn đã hoàn thành, lời khuyên của các chuyên gia SEO (Tối ưu Công cụ Tìm kiếm) cũng đã được bạn cần mẫn áp dụng. Đồng thời bạn đã có một hệ thống thống kê để theo dõi khách viếng thăm web site. Mọi việc đã vào guồng! Phải mất một thời gian nhưng cuối cùng bạn đã được chứng kiến cảnh khách đến web site ngày càng đông và nụ cười tươi rói nở trên gương mặt… cho đến khi bạn nhận ra rằng hầu như không có sự chuyển đổi từ khách viếng thăm thành khách mua hàng và khi kiểm tra các số liệu thì bạn phát hiện thấy khách trung bình chỉ ở web site của bạn khoảng vài giây! Có điều gì trục trặc chăng? Bạn có thể bán được gì nếu khách viếng thăm đến cửa hàng nhưng không vào tận nơi? Câu trả lời là rất có thể do sự vắng mặt của “visual glue” - một thuật ngữ mới có thể bạn chưa nghe bao giờ. “Visual glue” nghĩa là làm cho mắt của khách viếng thăm “dán” vào trang web. Đó là ấn tượng nhìn được bằng mắt trước khi bất kỳ một từ ngữ nào được đọc. “Ấn tượng đầu tiên“ đó sẽ không có cơ hội lần 2 để tạo ra. Một thực tế là mọi người thường đánh giá cuốn sách qua bìa. Do đó, web site của bạn nếu được tính toán và xây dựng cẩn thận thì cũng cần có một cái “bìa” đáng giá… đó chính là phần đồ hoạ. Nếu site của bạn trông như được thiết kế bởi một nữ sinh sau giờ học thì ngay lập tức bạn sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp và những gì bạn chào bán cũng sẽ chịu chung số phận. Cho nên những gì nhìn thấy đầu tiên (visual glue) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
  2. Có bao nhiêu web site bạn viếng thăm trông giống như những màn hình video đen trắng hay có bao nhiều web site trông giống như những trang báo cáo nhạt nhẽo? Bạn ở lại những trang đó bao lâu?… Có lẽ không lâu bởi chẳng có gì để ngầm báo với bạn rằng bạn đang đến thăm một web site chuyên nghiệp và hiện đại. Hành động đó là phản ứng với “những ấn tượng đầu tiên” về web site. Có thể những website đó có thông tin mà bạn đang tìm kiếm… nhưng bạn không ở lại đó bởi vì mắt của bạn “nói với bạn rằng” chẳng có lý do gì để làm điều đó cả. Do đó bạn phải chú ý nhiều đến “vỏ ngoài” của web site như với các nội dung của nó. Sau đây là một số điều bạn nên đặc biệt chú ý: Các hình ảnh, như logo, phải có nền (background) sáng sủa giống như nền dùng trên trang hoặc cho các bảng. Cách này sẽ xoá bỏ được “vầng hào quang” màu sắc xung quanh những hình ảnh mà có thể làm cho chúng trông như thể không được đưa lên trang web ngay từ đầu mà là một ý tưởng nảy ra sau. Độ phân giải và kích cỡ của ảnh rất quan trọng vì 2 mục đích: sự rõ ràng và thời gian tải. Trang web sẽ rõ ràng khi hình ảnh được thu nhỏ từ khổ gốc để được khổ chính xác cần thiết cho trang web. Nếu các ảnh trên web là ảnh “bitmap” (tập hợp của các điểm màu) thì khi phóng lớn, chất lượng ảnh sẽ bị mất và trông chúng sẽ thô và xấu xí. Độ phân giải của ảnh nên để ở 96 dpi để có thể hiển thị rõ ràng trên các máy tính hiện đại. Hình ảnh, nếu là JPEG thì có thể nén để giảm dung lượng tới 80% mà không làm mất sự rõ ràng. Điều này sẽ làm giảm kích cỡ tổng thể của file ảnh và do đó cải thiện được thời gian tải. Định dạng ảnh cũng tác động đến sự rõ ràng của hình ảnh. Theo nguyên tắc chung, JPEG là dạng lý tưởng cho ảnh chụp và ảnh mỹ thuật trong khi GIF lại thích hợp nhất với line art (vẽ nét đơn) và đồ hoạ bởi ở đó màu sắc không bị pha trộn nhiều. Làm theo những hướng dẫn đơn giản này đảm bảo khách viếng thăm sẽ dễ dàng thấy các thành phần đồ hoạ của bạn. Màn hình nền (background) nên đơn giản trừ khi site của bạn xoay quanh một sự kiện nào đó hay hướng tới khán giả trẻ. Nói chung, background nên để làm sao để phần text được dễ nhìn. Chẳng hạn như phần text màu đỏ trên nền đen là một ví dụ điển hình của những gì không nên làm. Lạm dụng kỹ thuật đồ hoạ có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến các kết quả vì 2 lý do. Một là sẽ làm rối mắt người xem, gây khó chịu và do đó làm cho khách viếng thăm muốn chạy trốn khỏi site. Hai là do nhiều hình hoạ nên thời gian load trang web chậm. Mọi người đều rất thiếu kiên nhẫn, và thời gian tải chậm chắc chắn sẽ không giữ chân được họ. Tuy nhiên, nếu site của bạn thiên nhiều về hình hoạ thì có thể sử dụng thumbnail (hình ngón tay trỏ) để chỉ đến các hình ảnh lớn và rõ ràng hơn. Logo chính là lời tuyên ngôn đầu tiên. Nếu khả năng có hạn thì bạn có thể dùng các chương trình như PaintShop Pro để quản lý các hình ảnh trên site được theo những hướng dẫn trên. Logo web site cần phải được thiết kế riêng, đặc biệt nếu bạn muốn một logo “đơn giản”. Điều này mới đầu nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng vấn đề là logo càng ít yếu tố thì mỗi yếu tố lại càng có tầm quan trọng hơn trong việc lựa chọn, sử dụng và kết hợp trong một logo. Trên đây là những điều cơ bản để xây dựng một web site hấp dẫn thị giác, đem lại cho nó một chút “visual glue”. Nếu web site của bạn thiên về nghệ thuật và bạn muốn tự làm tất cả hoặc một số thiết kế đồ hoạ thì tôi gợi ý cho bạn chương trình Xara X, rất hữu ích nhưng lại là các phương tiện rẻ tiền để tạo nội dung đồ họa (với cả vector - đồ hình hướng đối tượng và bitmap). Chương trình có khả năng lưu giữ các file ở nhiều dạng khác nhau và có phần hướng dẫn. Ngoài ra, người sử dụng chương trình Xara Xone cũng rất lớn nên bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ và có
  3. thể download nhiều plug-in về Xara. Hãy nhớ… mọi người thường đánh giá sự vật qua cái nhìn đầu tiên. Điều đó là không công bằng nhưng có một việc bạn có thể làm là quan tâm tới “vỏ ngoài” càng nhiều càng tốt giống như sự quan tâm bạn dành cho nội dung của web site.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2