intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

33 câu hỏi quản trị học

Chia sẻ: Nguyen Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

47
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Nhân lực luôn luôn là trụ cột là xương sống cho mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể sở hữu một tập thể những con người giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ có những chiến lược kinh doanh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 33 câu hỏi quản trị học

  1. Câu 1: Nhân lực luôn luôn là trụ cột là xương sống cho mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể sở hữu một tập thể những con người giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, có những đường lối phát triển đúng đắn và dễ dàng vượt qua những khó khăn có thể gặp trên con đường phát triển. Còn nếu như doanh nghiệp không thể sở hữu những bộ não tài năng thì cho dù tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đó lúc ban đầu có mạnh đến đâu thì nguy cơ thất bại (nếu như không nói là phá sản) sẽ là rất cao. Những điều nói trên tuy là những điều nói thì ai cũng đã biết nhưng để có thể thực hiện đựoc thì đó còn là cả một vấn đè lớn. VD: Có một anh bạn là một nhà quản trị của một doanh nghiệp, anh ấy rất giỏi nhưng cái tôi của anh ấy quá lớn. Anh ấy luôn tự cho mình là nhất và luôn bảo thủ những ý kiến của bản thân. Vì vậy xung quanh anh ấy chỉ có những người kém hơn anh ta hoặc cũng có người thật sự giỏi nhưng cái giỏi của họ chỉ có thể dừng ở mức độ hoàn thành tốt công việc được giao chứ không có tính đột phá. Và cái kết quả thì là doanh nghiệp của anh ấy nhanh chóng lâm vào tình trạng trì trệ chậm phát triển cuối cùng là phá sản. Thế mới biết anh có thẻ là một nhân viên tuyệt vời cho một vị trí nhưng để có thể trở thành một nhà quản trị giỏi thì không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Chúng ta không thể so sánh người này giỏi hơn người khác một cách tổng thể và chung chung được. Xét trên một khía cạnh nào đó, người này có thể giỏi hơn bạn, nhưng trên khía cạnh khác bạn lại giỏi hơn họ. Một nhà quản trị giỏi không chỉ có cái đầu bao quát, tổng thể, nhìn xa mà còn phải biết tìm kiếm, phát hiện và sử dụng những con người tài năng. Thậm chí những người đó còn có thể giỏi hơn nhà quản trị ở một góc nào đó, một lĩnh vực nào đó. Biết khai thác, sử dụng những người như vậy, đó chính là một trong những yếu tố tạo thành nhà quản trị giỏi. Câu 2: Trong dài hạn, mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận, điều này đã và đang và sẽ vẫn đúng trong bất cứ hình thái kinh tế nào.Tuy nhiên, trong một cách nhìn mới hơn về mục đích kinh doanh xét về tổng thể. Câu hỏi được đặt ra là: Kinh doanh là để làm giàu cho bản thân hay thực hiện xứ mệnh phụng sự xã hội? khi đi vào hoạt động doanh nghiệp đã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do dó có thể tác dộng tiêu cực tới xã hội và môi truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác dộng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình truớc xã hội. Thực tế cho thấy nguời tiêu dùng và nhà đầu tư ngày càng tính dến các tiêu chí thành tích của công ty về đạo đức, lao dộng, môi truờng, xã hội trong các quyết dịnh tiêu dùng hay đầu tu của mình. Hơn thế nữa, không chỉ liên quan đến tính cạnh tranh, trách nhiệm xã hội còn liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công ty. Những vụ đổ vỡ của tập đoàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hoặc ngay vụ các cây xăng gian lận bị rút giấy phép, người tiêu dùng quay mặt với Vedan là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy rằng thiếu trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị truờng và cộng đồng doanh nghiệp. Thực trạng trách nhiệm xã hội của Việt Nam hiện nay: Đối với các nước trên thế giới, trách nhiệm xã hội đã có từ lâu đời. Nhưng tại Việt Nam, chưa nhiều doanh nghiệp triển khai, và đó cũng chính là điểm yếu kém không thể đưa doanh nghiệp thật sự phát triển toàn diện. Trong xu thế toàn cầu hoá với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp đều phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư đóng vai trò rất quan
  2. trọng. Đặc biệt đối với nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, có ưu thế về khả năng cạnh tranh của những nghành kinh tế sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ…càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như mở rộng xuất khẩu. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thực hiện tốt "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" kết hợp hài hoà giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp lao động Việt nam và yêu cầu của bạn hàng, giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội, giữa quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao đông, đáp ứng các yêu cầu chung của Bộ Quy tắc ứng xử (CoC) thì chắc chắn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, luật pháp lao động quốc gia được thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên liên quan cũng được bảo đảm. Đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng cuả "xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam" trong thời đại mới. Câu 3 : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc “phát triển kinh tế bền vững”, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ. Vì các hoạt động xã hội chỉ là một khía cạnh “Lòng bác ái” trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngoài “Lòng bác ái” còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó... Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái. Nghĩa vụ về khía cạnh kinh tế: Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội “cần và muốn” với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Đối với doanh nghiệp: Thực sự tăng thêm phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng, cơ hội nghề nghiệp và phát triển chuyên môn, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng: Được sử dụng hàng hóa và dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn
  3. sản phẩm, thông tin về sản phẩm, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Nghĩa vụ về khía cạnh pháp lí: Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Nghĩa vụ về khía cạnh đạo đức: Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và ho ạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. Câu 4: Một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tiếp tục duy trì vị trí cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phải tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định trong cuộc chơi mới này. Có doanh nghiệp chọn ưu thế về chăm sóc khách hàng, có doanh nghiệp chọn ưu thế về mạng lưới phân phối, có doanh nghiệp chọn sự đa dạng, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp khác thì chọn uy tín thương hiệu làm lợi thế cạnh tranh. Dù chọn phương án nào, các doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh cũng có những lợi thế cạnh tranh giống mình. Chính vì thế bài toán đặt ra là doanh nghiệp phải tìm ra một chính sách quản trị thật hiệu quả trong tổ chức của mình. Và một nhà điều hành giỏi là một người có các tố chất sau đây: 1. Biết hoạch định các mục tiêu chiến lược 2. Tự tin, quyết đoán & nhất quán trong các quyết định 3. Khả năng phát huy làm việc nhóm 4. Phân công đúng người, đúng việc 5. Phát huy vai trò cán bộ trung gian 6. Theo sát công việc và hổ trợ kịp thời
  4. 7. Trân trọng những ý kiến đóng góp 8. Tạo chính sách & môi trường làm việc tốt 9. Tự hoàn thiện bản thân Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nâng cao năng lực trong các kĩ năng cơ bản của nhà quản trị: Kĩ năng tư duy: Tư duy và hoạch định phán đoán, sáng tạo, tổng hợp vấn đề của doanh nghiệp như một tổng thể và biết làm cho doanh nghiệp thích ứng với ngành, cộng động và thế giới. Kĩ năng nhân sự: Làm việc tốt như một thành viên trong nhóm và như người lãnh đạo. Kĩ năng chuyên môn: Hiểu biết và thành thạo về những lĩnh vực kĩ thuật chuyên môn. Câu 5: Những khuynh hướng quan trọng ảnh hưởng đến việc quản trị trong thế kỉ 21: 1. Tăng cường ứng dụng công nghệ Nếu doanh nghiệp không sẵn sàng để ứng dụng những công nghệ mới như vậy thì sẽ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau. 2. Sự lệ thuộc ngày càng tăng giữa các thị trường toàn cầu Các hoạt động kinh tế toàn cầu đang trở nên lệ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Những gì đang xảy ra ở một quốc gia có tác động rất lớn đến quốc gia khác. Nếu doanh nghiệp đang đi tìm khách hàng mới, các cơ hội mới và nguồn nhân lực mới thì điều đó chỉ có ý nghĩa khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp suy nghĩ về các chiến lược hướng đến việc giúp doanh nghiệp tham gia vào thị trường toàn cầu. Làm thế nào để doanh nghiệp lợi dụng được sự tăng trưởng ở các thị trường mới nổi lên? Ở góc độ nguồn nhân lực, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhân viên ở nhiều nước khác nhau cho các dự án hay các công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ tin học và Internet hỗ trợ làm việc từ xa. Hiển nhiên, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa, như văn hóa, an ninh…, nhưng có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa và công nghệ hiện đại đang tạo ra một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường. 3. Chi cho phúc lợi của nhân viên sẽ gia tăng Nền kinh tế thế kỉ XXI là nên kinh tế “tri thức”, và người lao động đang làm chủ phương tiện lao động của mình là tri thức. Chính vì thế, các công ty sử dụng các chương trình phúc lợi gia tăng như một công cụ để thu hút nhân tài hàng đầu trong ngành. 4. Môi trường làm việc ngày càng linh hoạt Môi trường làm việc trong tương lai sẽ ngày càng linh hoạt hơn. Các thế hệ trẻ có xu hướng đặt ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi hơn đối với các chủ doanh nghiệp, trong đó có yêu cầu áp dụng chế độ giờ giấc làm việc linh hoạt để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc hiểu nhiều hơn về các khuynh hướng ảnh hưởng đến quản trị giúp ta có thể có được những hoạch định chiến lược lâu dài để phát triển doanh nghiệp một cách bên vững. Câu 6: 1. Có khao khát mãnh liệt để chứng tỏ điều gì đó cho ai đó. Dù kinh doanh bất cứ ngành hàng hay lĩnh vực nào, mọi doanh nhân đều có điểm chung là khao khát thành công một cách mạnh mẽ. Bản thân tôi rời ghế trường đại học chỉ sau 3 tháng. Cha mẹ đã thất vọng đến mức thốt lên: “Cha mẹ luôn yêu thương dẫu cho con chẳng đạt được gì trong sự nghiệp”. Câu nói đó hóa ra lại là động lực khiến tôi phải nỗ lực chứng minh năng lực cho cha mẹ. Còn bạn? Khi bắt đầu sự nghiệp, bạn muốn chứng minh điều gì? Với ai? 2. Quan tâm đến mọi người xung quanh.
  5. Kinh doanh là có người mua kẻ bán. Vậy nên, để thành công, bạn cần chú ý đến cách thức nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Phải khiến mọi người cảm nhận được sự quan tâm của mình bằng cách hiểu rõ và tận tình giúp đỡ. 3. Tự tin. Doanh nhân thành đạt có sức mạnh và sự tự tin trong từng bước đi, lời nói, biểu hiện. Họ có tư thế đường hoàng, trang phục đứng đắn, ngôn ngữ cử chỉ hài hòa. Bạn có thể hỏi ý kiến bạn bè, người thân để tạo phong cách phù hợp. 4. Sự đồng cảm. Kinh doanh không có nghĩa là máu lạnh. Cần cân bằng thành công với sự nồng hậu và thành tâm. Khi bạn thực sự quan tâm đến sự thuận tiện cho khách hàng tiềm năng, bạn chia sẻ với họ nhiều vấn đề về bạn bè, người thân. Từ đó, mới nảy sinh sự đồng cảm và tin tưởng, là mối dây kết nối tuyệt vời. 5. Tập trung vào mục tiêu đã định. Khi kinh doanh nghiêm túc, bạn sẽ cần lập ra mục tiêu và trình bày chúng trong văn bản một cách rõ ràng. Bạn biết chính xác mình đang nỗ lực đạt thành tựu gì. Mục tiêu là kim chỉ nam giúp bạn tập trung vào con đường thẳng tiến, để đạt hiệu quả cao và sát hợp. 6. Kiên trì - bền bỉ. Doanh nhân là những người biết cách lập kế hoạch từng bước vươn đến mục tiêu. Họ có chiến lược quản lý thời gian hiệu quả và kiên trì thực hiện. 7. Nhiệt tình dẫu có gặp khó khăn. Không thể thay đổi qhá khứ cũng chẳng thể kiểm soát tương lai. Vậy nên, hãy sống nhiệt tình và lao động hết sức từng ngày, để mỗi ngày đều trọn vẹn và hoàn hảo nhất. Khi gặp khó khăn, bạn ghi ra giấy rõ ràng, rồi loại sạch những lo âu phiền muộn để nhìn vào vấn đề bằng cái đầu lạnh. Có thế mới nhận ra vấn đề không phức tạp lắm và tìm ra giải pháp tháo gỡ tốt nhất. 8. Lạc quan. Hãy tránh xa những hờn ghen, chuyện nhảm, cơn cuồng nộ và suy nghĩ tiêu cực. Đừng để thái độ bi quan cướp mất năng lượng và đẩy bạn lạc lối khỏi mục tiêu quan trọng nhất. 9. Con người đi trước đồng tiền. Người thành công biết yêu thương con người và sử dụng đồng tiền. Họ biết rằng phải chi tiền mới có thể hái ra tiền. Họ đầu tư một cách khôn ngoan để phục vụ khách hàng tốt nhất. 10. Đầu tư tri thức. Doanh nhân phải học cả đời. Thông tin không bao giờ cạn, kiến thức không bao giờ thừa. Học thêm để thành công hơn nữa. Giả sử các đặc điểm là có thể học được, làm thế nào bạn có thể đạt được điều đó? 1. Tận dụng cơ hội gặp gỡ các đối tác Điều này không có nghĩa là bạn chỉ biết ghi đầy vào trong sổ tay của mình những địa chỉ, số điện thoại rồi sau đó bạn không thèm “ngó ngàng” tới, mà điều quan trọng hơn là bạn phải nắm được thông tin về họ, biết tận dụng để học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm, cập nhật những thông tin liên quan đến công việc của bạn. Đừng quên rằng, tất cả những người được gọi là “thương nhân” đều thích quan hệ với ai quan tâm đến học không chỉ trong công việc, và đem đến cho họ sự thoải mái. 2. Kìm nén cảm xúc Trong kinh doanh, con người ta không được tỏ ra quá nhạy cảm với những suy nghĩ của người khác về mình. Càng không nên lộ ra mặt vẻ bực tức, hoặc những thù ghét mang tính chất cá nhân khi biết người khác đang làm tổn hại tới mình.
  6. 3. Biết tận dụng hậu phương Con cái, gia đình, bạn bè.. đều là những hậu phương quan trọng của bạn, ví dụ, cha mẹ sẵn sàng trông con hộ bạn khi bạn có công việc phải đi công tác xa. Bạn bè sẽ cho bạn nhiều lời khuyên có giá trị, còn bạn, bạn sẽ không phủ nhận được rằng bạn sẽ chuyên tâm, chăm chủ vào kinh doanh khi có một gia đình hạnh phúc chứ? 4. Hãy hành động Nếu bạn cảm thấy mình đang “muốn” một thứ gì đó, thì hãy cố gắng để hoàn thành được mục đích của mình. Sẽ là không khôn ngoan nếu như bạn chỉ biết ngồi im, chờ đợi thời cơ đến. Ông chủ chưa để ý đến bạn, thì hãy hành động để gây được sự chú ý của ông ấy. Hoặc vì một lý do nào đấy mà bạn không có chỗ trong ban dự án của công ty, hãy làm việc tích cực hơn. Biết đặt ra những mục đích cao, càng ngày bạn sẽ càng chứng tỏ được khả năng làm việc của mình. 5. Đừng ngần ngại trước những cuộc họp Bạn sẽ chỉ là những nhân viên bình thường nếu như bạn ngần ngại đứng lên, hoặc rụt rè không dám phát biểu “vì những ý kiến ngu ngốc” của mình trong cuộc họp của công ty. Bạn cần phải tận dụng dụng mọi cơ hội để đưa ra những ý kiến hay, những câu hỏi đáng phải suy nghĩ, mang tính chất xây dựng. Và bạn sẽ được mọi người nhìn nhận đúng với vị trí của mình. 6. Không ghen tức Đừng mất thời gian đi ghen tức, hoặc dèm pha những đồng nghiệp trẻ hơn mà lại thành công hơn bạn. Hãy dành thời gian và trí lực để hoàn thành công việc của mình. Nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát được đồng nghiệp của mình trong công việc, nhưng bạn lại có thể kiểm soát được chính mình. 7. Không phân biệt đối xử Có thể trong lòng bạn không thích một ai đó không có địa vị công việc như bạn, nhưng đừng thể hiện điều ấy ra quá rõ. Bởi không biết đâu, nay mai bạn lại ở trong tình trạng giống anh ta thì sao? Phân biệt đối xử với phụ nữ cũng làm cho mọi người tránh xa bạn. Còn nếu như bạn bị kẻ khác phân biệt, hãy học cách lờ đi những hành động đó. Chẳng có lý do để từ bỏ những ước mơ của bạn chỉ vì không được đối xử đúng mức. 8. Dám đương đầu với rủi ro Đừng e ngại đương đầu với thử thách, bởi phải có thử thách mới có thành công, điều đó đã thành quy luật rồi. Đôi khi chúng ta sẵn sàng đương đầu với rủi ro nhưng chúng ta lại sợ bị người khác chê cười là kẻ thất bại, là dốt nát. Khi bạn làm một việc nào đó mà chưa có ai làm, bạn sẽ thu lượm được nhiều kinh nghiệm quý báu và những kinh nghiệm đó sẽ được sử dụng trong nhiều lúc cần thiết. 9. Biết ước mơ, hoài bão Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ là một nhân viên bình thường, chắc chắn mơ ước đó sẽ thực hiện được. Nhưng tội gì phải thế, khi bạn có quyền mơ ước tới một chức vụ cao hơn? Những người thành đạt không bao giờ hài lòng với cái mà họ có, vì thế, hãy đặt ra cho mình những mơ ước và từng bước biến những mơ ước ấy thành hiện thực. Điều căn bản là bạn không ngừng mơ ước, và đừng bao giờ thất vọng. Hãy trở thành ông chủ nếu có thể. Đứng ra kinh doanh độc lập không phải là chuyện dễ dàng, bởi bạn phải chịu trách nhiệm với mọi việc mình làm. Nhưng bên cạnh đó, bạn lại hiểu biết hơn và không sợ bị cấp trên rầy la. Trước hết, hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó
  7. khăn và thất bại đồng thời, tính toán ký lưỡng về mặt tài chính. 11. Phải biết nghiêm khắc Càng ở trên nấc cao của danh vọng bạn càng phải tỏ ra nghiêm khắc và cứng rắn, bởi có thế bạn mới tồn tại được, tuy nhiên cũng cần phải có sự mềm dẻo và linh hoạt để thu phục được cảm tình của cấp dưới. Hãy nhớ quy tắc vàng của các doanh nhân: Đối thoại và hợp tác. Câu 7: Lợi ích của việc nhân viên tham gia quản lí vào quyết định của nhà quản trị: Có nhiều thông tin và kiến thức hơn, nhiều đường lối tiếp cận vấn đề, phân tích vần đề rộng, giảm bất trắc các giải pháp, có nhiều giải pháp, quyết định có chất lượng hơn, hiểu rõ vấn đề hơn. Câu 8: Các mô hình ra quyết định. 1. Quyết định cá nhân: Quyết định dựa vào cá nhân, rào cản và khó khăn lớn nhất của quá trình ra quyết định cá nhân là thiếu những thông tin cần thiết về vấn đề. Khi chúng ta ra quyết định, chúng ta thường bị chi phối bởi các cảm xúc cá nhân hay sự đánh giá từ môi trường bên ngoài mà quên đi nguyên tắc cần đảm bảo tính khách quan của vấn đề. 2. Quyết định có tham vấn: Khi nhà quản trị quyết định cần có thêm thông tin hay ý kiến của người khác,việc tham vấn có thể chính thức triệu tập một cuộc họp để mọi người cho ý kiến- hay không chính thức như gặp riêng một nhóm hay một cá nhân. Quyết định có tham vấn rất cần khi giải quyết một vấn đề phức tạp, phi cấu trúc hoặc nhà quản trị phải đối phó cùng lúc nhiều kiến thức mà mình không hiểu sâu. Tuy vậy, quyết định có tham vấn cần phải tỉnh táo và có giới hạn nếu không nhà quản trị sẽ bị động trong việc ra quyết định. 3. Quyết định tập thể. Kỹ thuật này giúp nhà quản trị tranh thủ được thông tin từ tập thể. Quyết định tập thể vừa đảm bảo một cách sáng tạo, vừa cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân. Nhà quản trị cần phải biết khi nào thì nên dùng quyết định tập thể. Nói chung tập thể chỉ phát huy tác dụng trong khâu mục tiêu và các giải pháp, do tập thể có nhiều thông tin, nhiều thái độ và nhiều cách tiếp cận vấn đề. Các điều kiện để có thể sử dụng phương pháp tập thể: - Có đủ thời gian sử dụng phương pháp này - Mỗi thành viên có đủ thông tin như mong muốn - Các thành viên cam kết theo đuổi mục tiêu - Quyết định không lâp trình trước và có nhiều bất trắc - Muốn huấn luyện cấp dưới trong việc ra quyết định. Phương pháp “ 6 chiếc mũ tư duy” Ví dụ: Cả nhóm đang thảo luận về vần đề xâm nhập thị trường 1. Chiếc mũ trắng : Các sự kiện Cả nhóm cùng nhau đưa ra các sự kiện đã xảy ra trên thị trường hiện tại, về sản phẩm mới của công ty trên thị trường. 2. Chiếc mũ đỏ : Cảm tính Cả nhóm cùng nêu ra những ý kiến dựa trên ý chí, cảm xúc mà không cần giải thích hay lí lẽ. 3. Chiếc mũ đen: Các mặt tiêu cực Cả nhóm thảo luận đưa ra các lỗi, sự bất hợp lí, sự phản đỗi, sự bi quan dựa trên những câu hỏi như: Những rắc rối gì sẽ xảy ra nếu ta làm điều này?... 4. Chiếc mũ vàng: Các mặt tích cực Nêu ra các giá trị của việc thâm nhập thị trường thành công, lợi ích, mức độ khả thi của dự án… 5. Chiếc mũ xanh lá: Cách giải quyết
  8. Cả nhóm bắt đầu đánh giá các phương án , đưa ra ý tưởng, giải pháp cho sản phẩm thâm nhập thành công vào thị trường. 6. Chiếc mũ xanh dương: Tổng kết Tập hợp, tóm tắt ý kiến, kết luận và đưa ra kế hoạch hành động. Câu 9: Tiến trình ra quyết định gồm 6 bước: B1: Xác định vấn đề: Liên quan đến năng lực của nhà quản trị, nhất là năng lực hoạch định và điều khiển Nhận biết trước: Nhận thức và kiểm soát được những tác động bên trong và bên ngoài của tổ chức. Giải thích rõ: Đánh giá được các yếu tố, xác định rõ được nguyên nhân của vấn đề. Sự liên kết: Giữa thực trạng và tương lai. B2: Định nghĩa vấn đề Cần xác định rõ các tiêu chuẩn quan trọng trong giải quyết vấn đề Các tiêu chuẩn có thể định lượng hoặc định tính. B3: Thiết lập mục tiêu Xác định trọng số cho các tiêu chuẩn B4: Xây dựng các giải pháp để chọn Liệt kê các giải pháp có thể giải quyết vấn đề một cách thành công B5: Lựa chọn phương án tối ưu Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của một phương án Đánh giá so với tiêu chuẩn đã đưa ra Cân tính đến khía cạnh đạo đức, pháp lý, kinh tế và thực tế. B6: Đánh giá kết quả của giải pháp Thực thi quyết định Đánh giá kết quả thực hiện phương án theo kết quả mong muốn Câu 10: Có 5 phương pháp sáng tạo: 1. Tiến hóa: Dựa trên những cái đã có, cải tiến từ từ, đây là cách sinh viên hay làm. 2. Tổng hợp: Gộp nhiều ý tưởng đã có, sáng tạo ra ý tưởng mới. 3. Cách mạng: Đây là ý tưởng sáng tạo mới hoàn toàn. 4. Áp dụng lại: Dựa trên cái đã có, nhưng cần nhìn vượt lên những ứng dụng thông thường. 5. Chuyển hướng: Những ý tưởng mang tính đột phá. So sánh tư duy phê phán và sáng tạo TD phê phán Tư duy sáng tạo -phân tích -tạo ra - hội tụ -phân kỳ - chiều đứng - chiều ngang - xác suất - khả năng - phán xét - khoan phán xét - Tập trung - phân tán - câu trả lời xác định - chủ quan - khách quan - câu trả lời nào đó - não trái - não phải - bằng lời - trực quan - tuyến tính - kết hợp - lập luận - phong phú, mới lạ
  9. - vâng…nhưng.. - vâng…và.. Câu 11: Tư duy sáng tạo là việc tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để đào sâu rộng khả năng tư duy của một cá nhân hay của một tập thể. Từ đó, tìm ra các phương án, các lời giải cho toàn bộ vấn đề. Trong ra quyết định tập thể, việc tư duy sáng tạo có thể đưa ra những cách giải quyết vấn đề độc đáo chưa từng gặp, ít ai ngờ đến hay hết sức đơn giản nhưng hiệu quả cao. Câu 12: Câu 13: Nhóm không chính thức là nhóm làm việc theo yêu cầu nhất thời,chưa đưa ra công bố với nhiều người hoặc công bố rồi nhưng chưa có trách nhiệm cụ thể rõ ràng mà mới chỉ là tập sự hoặc đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ để trở thành nhóm chính thức. Thông thường nhóm chính thức hoạt động thường xuyên liên tục và có trách nhiệm ,mang tính chất pháp lý cao hơn Câu 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm: - Quy mô nhóm: Khi kích cỡ nhóm tăng lên thì nguồn lực tăng lên, khó kiểm soát và khả năng kết hợp giảm. - Sự cấu thành nhóm: Đặc điểm của các thành viên, Nguyên nhân gắn bó, Mức độ đồng nhất. - Mối quan hệ địa vị: Vị trí quyền lực, năng lực, chức danh của các thành viên trong nhóm. - Sự liên kết: Mong muốn, cam kết, sự tương thích về mục tiêu của các thành viên trong nhóm Trong các yếu tố, Sự liên kết đóng vai trò quan trọng nhất. Câu 15: Nhóm là một tập hợp 2 hay nhiều cá nhân có liên hệ phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau để đạt được mục đích chung. "Tại sao chúng ta phải làm việc theo nhóm?
  10. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Câu 16: Là nhà quản trị nhóm bạn phải: - Xác định mục tiêu rõ ràng cho nhóm - Vun đắp lòng tin của tập thể - Phân công công việc hợp lí - Điều hòa các mối quan hệ - Và hãy là người 4F: Công bằng (Fair), Tin tưởng (Firm), Thân thiện (Friendly), Nhìn xa trông rộng (Foresight). Câu 17: Các yếu tố đầu vào của một nhóm hiệu quả: 1. Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn. 2. Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung. 3. Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người. 4. Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc. 5. Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc. 6. Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả. 7. Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian. 8. Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung Sự thu hút các thành viên nhóm: 1. Được thể hiện khả năng của mình 2. Công việc phù hợp với chuyên môn 3. Nhóm hoạt động gắn kết Các vai trò của một thành viên trong nhóm: 1. Hoàn thành công việc cá nhân 2. Giúp đỡ và khuyến khích những thành viên khác trong nhóm 3. Từng thành viên liên đới chịu trách nhiệm kết quả của nhóm 4. Xác định rõ mục tiêu của cá nhân và của nhóm. Kích cỡ nhóm nên từ 2-16, khi kích cỡ nhóm lớn sẽ làm cho nguồn lực tăng lên, khó kiểm soát hoạt động và sự tương tác kết hợp trong nhóm giảm. Câu 18: Xung đột là sự đối đầu phát sinh từ sự không nhất trí do các bên có những mục tiêu, tư tưởng, hay tình cảm trái ngược nhau. Khái niệm này hàm ý có 3 loại xung đột cơ bản sau: Xung đột về mục tiêu là tình trạng xảy ra sự xung khắc giữa các cá nhân, các nhóm, các bộ phận hay các doanh nghiệp do sự khác biệt giữa mục tiêu đã định và kết quả đạt được. Xung đột về nhận thức là tình trạng mà các ý tưởng hay tư tưởng đươc lĩnh hội một cách trái
  11. ngược nhau. Xung đột về tình cảm là tình trạng mà người ta xung khắc với nhau về tình cảm, tức là người ta trở nên giận dữ người khác. Lí do giải quyết xung đột: Sự năng động của các nhóm tương tác lẫn nhau là xung đột tạo ra xung đột. Nếu không làm một cái gì đó để thay đổi quá trình này thì các nhóm sẽ trở thành nạn nhân của sự leo thang trong vòng xoáy của xung đột. Xung đột tạo cho mỗi nhóm trở nên vững chắc hơn và định hướng nhiệm vụ nhiều hơn, với một nhóm vững chắc và người lãnh đạo độc đoán. Xung đột là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và không tự mất đi nên nếu được giải quyết tốt, xung đột có thể đem lại lợi ích cho tổ chức nếu giải quyết không tốt, xung đột nhỏ sẽ gây ra xung đột to lớn hơn và cuối cùng sẽ phá vỡ tổ chức. Câu 19: Các giai đoạn trong xung đột: 1. Giai đoạn hình thành: Các cá nhân có những suy nghĩ, những ý kiến hoặc nhận ra lợi ích của mình không tương đông với cá nhân khác nhưng còn hạn chế, khép kín. 2. Giai đoạn phát triển: Xung đột thể hiện rõ, các cá nhân có phản ứng tình cảm hoặc tự vệ vì suy nghĩ hoặc lợi ích. 3. Giai đoạn giải quyết: Ở giai đoạn này, xung đột được kiềm chế ở mức có thể kiểm soát hoặc được giải quyết, các cá nhân có quan hệ ổn định. Giải quyết xung đột: 1. Lắng nghe: Giữ thái độ tích cực, nhận ra các xung đột có ích, không nên đễ cảm xúc chi phối. 2. Ra quyết định đình chiến: Lấy uy quyền chấm dứt xung đột, đưa ra yêu cầu cho các bên và thời hạn giải quyết xung đột. 3. Tìm gặp các bên liên quan để tìm hiểu thông tin: Lắng nghe họ trình bày, xem xét kĩ lợi ích các bên, nguyên nhân cách suy nghĩ mỗi bên… 4. Tìm ra nguyên nhân xung đột. 5. Đưa ra các chiến lược giải quyết xung đột bằng các phương pháp. Câu 20 + Câu 21: Nguyên nhân dẫn đến xung đột: Mục không thống nhất. Chênh lệch về nguồn lực. Có sự cản trở từ người khác. Căng thẳng áp lực tâm lý từ nhiều người. Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn. Giao tiếp bị sai lệch… Dưới đây là 5 đường hướng quản lý xung đột hữu ích: 1. Phương pháp Cạnh tranh: Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh hưởng” của mình. Ảnh
  12. hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn, hoặc khả năng thuyết phục. Áp dụng khi : Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng. Người quyết định biết chắc mình đúng. Vấn đề nảy sinh đột xuất không lâu dài và định kì. Bảo vệ nguyện vọng chính đáng. 2.Phương pháp hợp tác: Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan. Áp dụng khi : Cần tìm giải pháp phù hợp cho cả hai bên. Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất. Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước. 3. Phương pháp lảng tránh: Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt, hoặc người thứ 3 định đoạt. Áp dụng khi : Vấn đề không quan trọng. Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình. Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại. Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Cần làm đối tác bình tĩnh lại. Cần thu nhập thêm thông tin 4. Phương pháp nhượng bộ: Là phương pháp xử lý xung động bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia. Áp dụng khi : Cảm thấy chưa chắc chắn đúng. Cần mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn. Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại. Vấn đề không thể bị loại bỏ. Cần cho cấp dưới học thêm kinh nghiệm. Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu. Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không tự tin để đòi quyền lợi cho minh) 5. Phương pháp thoả hiệp: Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Áp dụng khi : Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình, trong khi thời gian đang cạn dần.
  13. Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả 2 bên. Cần có giải pháp tạm thời. Thời gian là quan trọng.Đôi khi đây là giải pháp cuối cùng Không phải lúc nào cũng triệt tiêu xung đột, mà phải tùy vào loài xung đột mà phải có cách xử lí hoặc khuyến khích. Câu 22: Xung đột chức năng là xung đột có lợi xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Loại xung đột này thúc đẩy công việc hoàn thành với kết quả sáng tạo và hoàn thiện tốt hơn. Xung đột phi chức năng là xung đột có hại xuất phát từ những mâu thuẫn về tình cảm, sự hợp tác. Loại xung đột này mang tính tàn phá, có hại cho công việc. Khi xung đột chức năng được đẩy lên cao, gây ra mâu thuẫn, căng thẳng giữa các thành viên, thì lúc này xung đột sẽ trở thành xung đột phi chức năng. Xung đột luôn luôn tồn tại, nhà quản trị phải biết phân biệt rõ ràng giữa xung đột có lợi và hài. Từ đó có cách hạn chế hay khuyến khích cho phù hợp. Câu 23: Giải quyết xung đột: Giải quyết xung đột là tổ hợp các phương pháp triệt tiêu hoặc hạn chế xung đột. Tùy theo nguyên nhân và ảnh hưởng của xung đột mà có thể áp dụng các biện pháp: Lảng tránh, Nhượng bộ, Cạnh tranh, Hợp tác, Thỏa thuận. Quản trị xung đột: là sử dụng những biện pháp can thiệp để làm giảm sự xung khắc quá mức, hoặc gia tăng sự đối lập trong tình trạng mâu thuẫn quá yếu, tận dụng xung đột để tăng hiệu quả công việc. Câu 24: “Nhà lãnh đạo quan tâm đến hiệu quả; nhà quản trị quan tâm đến hiệu suất” Hiệu quả và hiệu suất: Hiệu quả là làm đúng việc, đưa tổ chức đi đúng hướng, là kết quả so với mục tiêu. Hiệu suất là sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu, là kết quả so với chi phí. Lãnh đạo và quản trị: Khả năng lãnh đạo vượt lên trên khả năng quản trị Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản trị giỏi, tuy nhiên có nhiều nhà quản trị giỏi lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi. Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo giỏi và nhà quản trị giỏi để có thể nhận biết sự khác biệt này. Nhà quản lý: - Có khả năng tổ chức - Có tính kiên định - Có tính linh hoạt - Làm việc hiệu quả Nhà lãnh đạo: - Có tầm nhìn - Có khả năng thúc đẩy - Có khả năng truyền cảm hứng. Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền, còn người quản trị phải có khả năng hướng đội ngũ của mình vào việc thực hiện những mục tiêu đã định trước. Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo trước những xu thế lớn. Họ là những nhà chiến lược trong khi người quản trị là nhà chiến thuật.
  14. Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức, còn nhà quản trị phải biết kết hợp các chi tiết để thực hiện những kế hoạch đã được xác định. Người lãnh đạo thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người trong tổ chức của mình, giúp đỡ họ đạt được mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này, bạn cần phải chung lưng đấu cật với đội ngũ của mình. Bạn cần trở thành một huấn luyện viên thực sự, một nhà quân sư, một chuyên gia tâm lý, một người hướng dẫn. Ví dụ: Điều khác biệt trong hành động, nhà lãnh đạo sẽ nói : “Chúng ta sẽ cũng thực hiện kế hoạch theo đã đề ra”, trong khi nhà quản trị sẽ hướng dẫn “ Anh sẽ làm thế này, cô sẽ làm thế kia…” Câu 25: Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội . Mức cao: Nhu cầu về sự tự hoàn thiện: Khát vọng và nỗ lực đạt được điều mong muốn… Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng: nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh… Nhu cầu về quan hệ: quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương)… Mức thấp: Nhu cầu về an toàn và an ninh: an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản… Nhu cầu về thể chất và sinh lý: gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Ứng dụng thuyết A.Maslow trong động viên: 1. Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến...
  15. 2. Để đáp ứng nhu cầu an toàn, Nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm an toàn công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên. 3. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác. 4. Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Các Nhà quản lý hoặc lãnh đạo, do đó, cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng cần được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn. 5. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, Nhà quản lý hoặc ông chủ cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo và phát triển, cần được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp. Các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có “nhà lầu xe hơi", việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty... Câu 26: “Lương là dùng để giữ đức thanh liêm cho quan” Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, được người giỏi thì nước trị, dùng người xấu thì nước loạn. Các bậc đế vương đời trước sở dĩ hưng được nghiệp là nhờ dùng người quân tử, bị mất nước là vì dùng kẻ tiểu nhân. Thế cho nên “quan lại tham nhũng là giặc, là sâu mọt của dân, mà trộm cướp nổi lên cũng vì đó vậy”. Ngày nay, việc dùng nhân viên trong doanh nghiệp cũng giống như dùng quan lại trong trị quốc thời xưa. Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Trong đó, động viên về vật chất đóng vai trò quan trọng và là cơ bản trong động viên nhân viên. Thực tiễn về động viên ở Viêt Nam, các doanh nghiệp đã động viên dưới các hình thức: Chế độ lương bổng tương xưng với giá trị của lao động của nhân viên Chế độ thưởng đối với nhân viên tận tâm, có sự sáng tạo, dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ Chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi giúp đỡ, khuyến khích nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Câu 27: Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó. Động viên là tạo động lực cho người lao động là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp
  16. dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần… Theo Maslow, thì nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi thì động cơ làm việc của con người luôn thay đổi theo thời gian. Vì thế trong quá trình làm việc sẽ có một lúc nào đó động cơ bản đầu không đủ sức hấp dẫn nhân viên, họ sẽ rơi vào tình trạng chán nản, bất mãn dẫn đến làm việc không hiệu quả và rời bỏ tổ chức. Do đó, phải luôn luôn động viên nhân viên để thúc đẩy động cơ cho họ. VD: Đối với nhân viên khi lương không cònlà động lực họ, thì việc tăng lương đối với họ không có tác dụng. Thay vào đó, cần phải tạo môi trường lao động phù hợp mới có thể tạo động lực cho họ. Câu 28: Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm cho doanh nghiệp, có tính vi mô chứ không phải có tính vĩ mô ở cấp quốc gia. Như vậy không có cái gọi là “lợi thế Việt Nam” mà chỉ có lợi thế của doanh nghiệp A hoặc doanh nghiệp B. Những giá trị nào quyết định lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp? Đó là sự thôi thúc, đam mê, khả năng và bản chất đặc thù của người doanh nhân cộng với điều kiện hoàn cảnh cá nhân, tài nguyên sẵn có, nhu cầu của thị trường mà họ tiếp cận được, tạo ra những cơ hội kinh doanh đặc thù để doanh nhân có thể nắm bắt. Như vậy mỗi doanh nghiệp có mỗi lợi thế khác nhau và sự sáng tạo về những giá trị đặc thù tạo nên lợi thế cạnh tranh. Trường ĐHKT có khả năng thực hiện sự đổi mới như một công cụ để nâng cao lợi thế cạnh tranh. VD: Trường Đại học kinh tế TPHCM có thể thực hiện đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất tốt. Tạo lợi thế về môi trường học tập tốt hơn so với các trường khác. Câu 29: Tính tất yếu của sự đổi mới: Do áp lực bên ngoài: Tạo ra nhu cầu cho sự thay đổi Do áp lực bên trong: Những thay đổi về chiến lược, về kế hoạch, về hành vi của nhân viên, về văn hóa, về công nghệ và quản lý. Để giải quyết sự cản trở, nhà quản trị cần thúc đẩy đổi mới bằng cách: - Xác định cơ hội vấn đề - Tìm kiếm sự hỗ trợ - Phát triển 1 hình ảnh trong tương lai - Trao quyền cho người khác để thực hiện - Vượt qua sự kháng cự - Lễ kỉ niệm, chứng nhận tiêu chuẩn - Củng cố phát triển, tạo điều kiện cho sự đổi mới - Thể chế hóa sự đổi mới.
  17. Câu 30: Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn. Trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. Văn hóa doanh nghiệp chính là cái gốc trong tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hội nhập phát triển, tạo động lực thúc đẩy nhân viên hướng vào tổ chức. Chính vì thế các nhà quản trị phải chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp. Câu 31: Vai trò của Quản trị xung đột ngày nay: Đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp luôn tồn tại các loại mâu thuẫn xung đột. Các loại xung đột không bao giờ tự mất đi và có thể tác động gây ra xung đột khác lớn hơn. Quản trị xung đột phân biệt xung đột có lợi và có hại. Từ đó, có cách giải quyết hoặc khuyến khích hoặc hạn chế cho phù hợp. Đối với các loại xung đột có lợi, do xung đột về giải quyết vấn đề nên sự tranh chấp, cạnh tranh của các nhân viên là nhân tố hiệu quả thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức. Quản trị xung đột có vai trò duy trì loại xung đột này nhưng cũng sẵn sàng kiềm chế không cho xung đột đi quá giới hạn phát triển thành xung đột có hại. Câu 32: Quyền lực là năng lực gây ảnh hưởng, là sức tác động của chủ thể lên đối tượng. Các loại quyền lực trong quản trị: 1. Quyền lực trừng phạt: Khả năng tạo ra hình phạt 2. Quyền liên kết: Liên minh tạo ra thế lực 3. Quyền khen thưởng: Tạo ra những điều mong muốn 4. Quyền pháp lí: Khả năng đưa ra các quyết định 5. Quyền tư vấn: Khả năng tác động vào các cá nhân 6. Quyền thông tin: Khả năng tiếp cận hoặc sở hữu thông tin hữu ích 7. Quyền chuyên môn: Khả năng và kinh nghiệm chuyên môn trong giải quyết vấn đề. Câu 33: Các loại quyền lực của nhà quản lý: 1. Quyền lực trừng phạt: Khả năng tạo ra hình phạt 2. Quyền liên kết: Liên minh tạo ra thế lực 3. Quyền khen thưởng: Tạo ra những điều mong muốn 4. Quyền pháp lí: Khả năng đưa ra các quyết định 5. Quyền tư vấn: Khả năng tác động vào các cá nhân 6. Quyền thông tin: Khả năng tiếp cận hoặc sở hữu thông tin hữu ích 7. Quyền chuyên môn: Khả năng và kinh nghiệm chuyên môn trong giải quyết vấn đề. Trong đó, các quyền lực có sẵn là: 1. Quyền lực trừng phạt 3. Quyền khen thưởng 4. Quyền pháp lí Trong đó quyền pháp lí là quan trọng nhất, vì đây là quyền lực cơ bản của nhà quản trị. Người quản trị không thực hiện tất cả công việc mà tác động thông qua người nhân viên làm việc. Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua việc đưa ra các quyết định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2