intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 kiểu “săn người” của nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

184
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi nhà tuyển dụng có một chiến lược tuyển dụng riêng; họ cũng có những “mánh khóe” riêng để khám phá năng lực, khả năng của ứng viên. 4 chiến lược phỏng vấn sau, theo các chuyên gia tuyển dụng, sẽ giúp mọi ông chủ tìm hiểu ứng viên một cách cặn kẽ nhất, cả điểm yếu và điểm mạnh. Hết sức thoải mái Để sử dụng chiến lược này, bạn phải tạo cho ứng viên một môi trường thực sự thoải mái. Khi ứng viên bước vào, niềm nở chào họ, hỏi họ có muốn uống gì không và khơi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 kiểu “săn người” của nhà tuyển dụng

  1. 4 kiểu “săn người” của nhà tuyển dụng Mỗi nhà tuyển dụng có một chiến lược tuyển dụng riêng; họ cũng có những “mánh khóe” riêng để khám phá năng lực, khả năng của ứng viên. 4 chiến lược phỏng vấn sau, theo các chuyên gia tuyển dụng, sẽ giúp mọi ông chủ tìm hiểu ứng viên một cách cặn kẽ nhất, cả điểm yếu và điểm mạnh.
  2. Hết sức thoải mái Để sử dụng chiến lược này, bạn phải tạo cho ứng viên một môi trường thực sự thoải mái. Khi ứng viên bước vào, niềm nở chào họ, hỏi họ có muốn uống gì không và khơi gợi câu chuyện bằng những câu hỏi chung chung, kiểu trò chuyện trước khi thật sự bước vào cuộc phỏng vấn. Đừng ngồi mặt đối mặt. Hãy ngồi cùng một phía hoặc sử dụng một cái bàn tròn. Khi đã ngồi thật thoải mái, tránh khoanh tay khi hỏi chuyện. Ánh sá ng trong phòng phỏng vấn cũng có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của ứng viên. Ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng vừa phải là tốt nhất, bởi ánh sáng quá chói bao giờ cũng gây cảm giác căng thẳng quá mức. Khi bạn bắt đầu đặt câu hỏi phỏng vấn, hãy thật nhẹ nhàng. Nhấn mạnh câu hỏi nhưng với không gay gắt. Nghiên cứu cho thấy, khi ứng viên cảm thấy thoải mái trong môi trường phỏng vấn, họ sẽ bộc lộ được mình tốt hơn và kết quả tuyển dụng cũng khả quan hơn.
  3. Cố tình gây căng thẳng Ngược lại với kiểu phỏng vấn trên, phỏng vấn kiểu này đòi hỏi nhà tuyển dụng phải tạo được một môi trường phỏng vấn cực kỳ căng thẳng. Trước hết, đặt mình đối mặt với ứng viên ở hai đầu một chiếc bàn ovan thật rộng, hoặc qua một chiếc bàn lớn. Bật ánh sáng mạnh. Để ghế của bạn cao hơn ghế của ứng viên sao cho bạn xuất hiện trước ứng viên thật cứng cỏi, nghiêm nghị và uy quyền. Mục đích của việc này là tạo ra hình ảnh một buổi phỏng vấn hoàn toàn công việc, không có chỗ cho những tán gẫu bên lề. Tốt hơn cả là bắt đầu với một câu hỏi thật khó và trái khoáy; Nhìn thẳng và tạo ra một chút áp lực trên khuôn mặt bạn khi lắng nghe ứng viên trả lời. Thậm chí bạn có thể yêu cầu ứng viên ngồi thẳng và trả lời bạn bằng ngôn ngữ trang trọng để gây thêm chút áp lực. Kiểu phỏng vấn này sẽ rất thích hợp nếu bạn muốn tìm a một ứng viên có khả năng chịu được áp lực, vượt qua các cuộc đàm phán căng thẳng và làm việc dưới áp lực liên tục.
  4. Cực kỳ thân thiện Kiểu phỏng vấn thứ 3 này giúp tạo ra giữa ứng viên và nhà tuyển dụng một môi trường thân thiện kiểu trò chuyện bạn bè. Nhà tuyển dụng có thể tiếp cận ứng viên với tư cách một đồng nghiệp tương lai, cố gắng tìm hiểu bản chất, cá tính thực sự của ứng viên. Một số ứng viên, trước các ông chủ tương lai thường thể hiện mọi mặt tích cực nhất của mình, thể hiện mình phù hợp một cách hoàn hảo với vị trí tuyển dụng. Thế nhưng với những người mà họ đã biết là các đồng nghiệp tương lai, là bạn nghề, họ có thể bộc lộ con người thật của mình khá rõ. Quan trọng nhất trong chiến lược phỏng vấn này là phải tạo được một môi trường thật sự thân thiện, kiểu trò chuyện bạn bè và làm họ quên đi là mình đang đi phỏng vấn xin việc. Nếu thực hiện tốt chiến lược này bạn sẽ khiến ứng viên bộc lộ được bản chất một cách thực chất nhất. “Xoay” tập thể
  5. Muốn thực hiện tốt chiến l ược phỏng vấn này, bạn phải tạo ra được một đội vài thành viên, mỗi thành viên sử dụng một kiểu phỏng vấn khác nhau. Khi ứng viên bước vào phòng phỏng vấn, tất cả sẽ cùng hỏi ứng viên từ list câu hỏi đã chuẩn bị trước. Phương pháp phỏng vấn này buộc ứng viên phải phản ứng được với nhiều dạng câu hỏi, nhiều kiểu người và qua đó sẽ thể hiện được ứng viên đó có thể ứng biến được với đa dạng các tình huống hay không. Để không mất thời gian chung của cả nhóm, trước khi tiến hành phỏng vấn, tất cả có thể bầu tr ước ra một nhóm trưởng. Trong trường hợp nếu thí sinh bộc lộ ngay được sự yếu kém và thiếu phù hợp của mình với vị trí tuyển dụng, người nhóm trưởng sẽ quyết định dừng cuộc phỏng vấn tại đây để tiết kiệm thời gian cho cả nhóm. Sau khi phỏng vấn kết thúc, cả nhóm có thể hội ý nhanh những điểm thuận và chống của từng người trong nhóm với mỗi ứng viên. Có thể kết quả sẽ không phải là sự đồng nhất muôn người như một, nhưng có như thế thì công ty mới có thể tìm được ứng viên tốt nhất và phù hợp nhất. Và thông thường, trước khi quyết định cuối cùng, người trưởng nhóm sẽ gặp và phỏng vấn riêng những ứng viên xuất sắc nhất. Để đảm bảo cuộc phỏng vấn thành công trôi chảy, hãy dự trù những câu hỏi và dạng phỏng vấn mà bạn sẽ sử dụng cho tất cả các ứng viên. Sau đó dựa vào hồ
  6. sơ xin việc của các ứng viên để phân loại và chọn hình thức phỏng vấn phù hợp với họ nhất. Sắp xếp họ vào các phòng phỏng vấn được bố trí khác nhau để đảm bảo sự thành công cho dạng thức phỏng vấn mà bạn chọn. Chú ý lựa chọn những câu hỏi phù hợp, đúng mực và đúng luật. Hy vọng với tất cả những chiến lược trên, công ty của bạn sẽ tìm được ứng viên xuất sắc vào vị trí ứng tuyển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2