intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 nhóm đất và 15 loại

Chia sẻ: Tran Huyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đó chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích 14.248 ha (6,4% diện tích toàn tỉnh). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông. Các giồng nổi rõ trên ảnh vệ tinh và ảnh máy bay bằng những dạng vòng hay dạng rẻ quạt, cao từ 2 đến 5 m. Càng xa biển, giồng càng thấp dần với đỉnh bị mài mòn (giồng Ba Tri, giồng Mỏ Cày, giồng thị xã Bến Tre...). Dưới tác động của khí hậu (mưa, nắng, gió, bốc hơi) và của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 nhóm đất và 15 loại

  1. 4 nhóm đất và 15 loại 1/ Nhóm đất cát: Trong đó chủ yếu là loại đất giồng chiếm diện tích 14.248 ha (6,4% diện tích toàn tỉnh). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông. Các giồng nổi rõ trên ảnh vệ tinh và ảnh máy bay bằng những dạng vòng hay dạng rẻ quạt, cao từ 2 đến 5 m. Càng xa biển, giồng càng thấp dần với đỉnh bị mài mòn (giồng Ba Tri, giồng Mỏ Cày, giồng thị xã Bến Tre...). Dưới tác động của khí hậu (mưa, nắng, gió, bốc hơi) và của con người qua hàng trăm năm, đất giồng thay đổi nhiều, không còn tơi xốp như những giồng mới hiện nay ở ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Lớp đất mặn thường khá mịn, là lớp đất thịt nhẹ dày từ 30 đến 50 cm. Trong thành phần hoá học của đất cát giồng, tỉ lệ sắt khá cao so với các loại đất khác. Ở những nơi không có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khô. Đất cát giồng ít chua ở tầng mặt, rất ít chất hữu cơ (1%) nghèo dinh dưỡng, cán cân độ phì rất thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Ở một số giồng sát biển, tuy bị nước triều lên xuống nhưng độ mặn trong đất không cao. 2/ Nhóm đất phù sa Hầu hết đất phù sa ở Bến Tre hình thành từ trầm tích của các cồn sông cổ và các lòng sông cổ. Đây là những địa điểm quần cư đầu tiên trong lịch sử khai thác đất đai Bến Tre. Vì vậy, đây là nơi phát sinh chủ yếu của loại đất phù sa già (đã bị phân hóa) có diện tích lớn nhất ở Bến Tre. Các tầng đất sâu trên 50 cm qua một thời gian canh tác dài, đã bắt đầu bị thoái hoá nghiêm trọng, biểu hiện bằng sự chai cứng trong các tầng đất. Ở một số khu vực khác, có địa hình thấp trũng (bắc Mỏ Cày ven sông Cổ Chiên, ven sông Hàm Luông thuộc huyện Giồng Trôm) đất phù sa hình thành từ trầm tích lòng sông có lẫn nhiều xác hữu cơ từ tầng mặt xuống sâu trên 1 m. Ở các khu vực phía đông, đất phù sa hình thành trên những trầm tích sông biển của các phẳng giữa giồng (nam Giồng Trôm – nam Mỏ Cày), càng xuống sâu lớp đất sét càng biến dần sang sét pha cát. Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50 – 60%), trong đó nhiều nhất là khoáng sét Kaolinite (60 – 65%) và Illite (15 – 35%). Đất thường hơi chua ở tầng mặt, càng về phía biển tầng đất sâu càng có phản ứng trung tính hơn. Nhóm đất phù sa ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ. Ở một số khu vực, đất đang có biểu hiện suy thoái, cần được lưu ý bảo vệ và bồi dưỡng. 3/ Nhóm đất phèn: - Đất phèn tiềm tàng là đất phèn chưa bị hoá chua, chỉ có tầng sinh phèn, chưa có tầng phèn
  2. (3.286 ha). - Đất phèn tiềm tàng trung bình mặn từng thời kỳ, tầng sinh phèn cạn từ 50 – 100 cm (3.286 ha). Hầu hết đất phèn ở Bến Tre đều thuộc loại phèn hoạt động. Tuy nhiên, tầng phèn thường sâu trên 50 cm, do đó chưa phải là loại đất hạn chế hoàn toàn đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa. Ở vùng cửa sông Cửu Long, nơi mà điều kiện hình thành các loại trầm tích chứa vật liệu sinh phèn rất hạn chế, nhóm đất phèn chỉ phát sinh cục bộ trên những khu vực đặc biệt có diện tích không lớn. Các kết quả nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy rằng, ở Bến Tre, các vùng đất phèn đều phát sinh từ các nguồn gốc bưng, trũng hay sông cổ. Trong hầu hết các dạng phát sinh kể trên, những trầm tích chứa phèn đều được bồi phủ trên mặt bởi lớp trầm tích sông, vì vậy đất phèn ở Bến Tre thường có tầng phèn sâu từ 50 cm đến trên 1 m. Suốt một thời gian dài, bằng các biện pháp đào mương, lên liếp, xẻ kênh để lập vườn, trồng lúa, người dân Bến Tre đã góp phần làm cho toàn bộ các khu vực đất phèn ở đây trở nên thoáng khí, khô ráo. Ngoài ra, một số nơi ở vùng lợ và vùng mặn (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú) sự xâm nhập mặn vào đất phèn trong mùa khô làm cho đất vừa mặn, vừa phèn, cây trồng càng khó sinh trưởng. Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp, trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt, dạng có ít hữu cơ thường gặp ở các khu vực hơi cao nơi có nhiều giồng cát 4/ Nhóm đất mặn - Đất mặn ít, mặn từng thời kỳ: 37.630 ha. - Đất mặn trung bình, mặn từng thời kỳ: 25.568 ha. - Đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ: 14.297 ha. - Đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn: 19.243 ha. Chiếm diện tích lớn nhất so với các nhóm đất khác ở Bến Tre, nhóm đất mặn hình thành chủ yếu từ trầm tích hỗn hợp sông - biển trong quá trình lấn biển, do đó mang dấu ấn sâu sắc của tác động biển trong thành phần và tính chất của mỗi loại đất. Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 đến 1,2 m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi rất mạnh, nên đất đã bị kết vón ở độ sâu từ 80 – 100 cm (Ba Tri, Thạnh Phú...).
  3. Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa. Ở tầng đất sâu 50 – 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi gốc biển. Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phá nhiều, bị ngập thường xuyên do triều, đất thường có độ mặn rất cao, lầy thụt, không thuận lợi cho các loại cây trồng nông nghiệp. Chiếm diện tích 96.739 ha (tỉ lệ 43,11% diện tích toàn tỉnh) phân bố hầu hết ở các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tùy theo mức độ và thời gian nhiễm mặn, nhóm đất mặn ở Bến Tre được chia thành 4 loại:chiếm diện tích 15.127 ha (tỷ lệ 6,74% diện tích toàn tỉnh) phân bố rải rác trên toàn Bến Tre, từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Căn cứ vào sự xuất hiện tầng phèn (tầng Jarosite) và tầng sinh phèn (tầng Pyrite), cũng như độ sâu xuất hiện của các tầng này, nhóm đất phèn ở Bến Tre được chia làm 2 nhóm phụ.: chiếm diện tích 66.471 ha (26,9% diện tích toàn tỉnh) phân bố tập trung ở các huyện vùng ngọt phía tây (Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày). http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=176&Itemid= 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2