YOMEDIA
ADSENSE
4 TIÊU CHÍ CĂN BẢN ĐỂ KIỂM ĐỊNH TÍNH CÁCH
86
lượt xem 15
download
lượt xem 15
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các nhà tâm lý học đều xác nhận rằng, TÍNH CÁCH là “hòn đá tảng” của TÂM HỒN. Chẳng những chiếm một khối trọng lớn trong tâm hồn, nó còn định hình nên NHÂN CÁCH của mỗi người.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 4 TIÊU CHÍ CĂN BẢN ĐỂ KIỂM ĐỊNH TÍNH CÁCH
- 4 Tiêu chí căn bản để kiểm định tính cách 1
- LỜI NÓI ĐẦU Các nhà tâm lý học đều xác nhận rằng, TÍNH CÁCH là “hòn đá tảng” của TÂM HỒN. Chẳng những chiếm một khối trọng lớn trong tâm hồn, nó còn định hình nên NHÂN CÁCH của mỗi người. Nó chi phối một cách mãnh liệt và mang ý nghĩa quyết định đối với đời người. Bởi vậy mới có thông điệp của các danh nhân và các nhà tiên tri cho biết trước : Gieo tính cách, Gặt số phận. Không sai ! Khoa Tâm lý học Chẩn đoán cũng xác định rõ : Thực hành các bài test EQ có chất lượng cao sẽ giúp phản chiếu rõ nét những tính cách căn bản của mỗi người, khó nhầm lẫn. Nếu muốn định hướng tương lai và thực tâm hướng nghiệp để vững bước trong đời, không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ chỉ số EQ. Cũng như chỉ số IQ, chỉ số EQ không cố định. Nó biến thiên theo sự rèn luyện và trau dồi tâm tính của mỗi người. Cho nên, các nhà tâm lý học đã khuyên, cứ thỉnh thoảng định kỳ 2-3 năm, nên đo lại EQ một lần để theo dõi, để tiếp tục uốn nắn và điều chỉnh theo mong muốn tốt hơn. Khi phân tích về những đặc trưng của tính cách, hai nhà Tâm lý học Chẩn đoán nói trên (Isabel Myers & Katherine Briggs) đã vạch ra bốn tiêu chí căn bản để xác định tính cách của mỗi người. Mỗi tiêu chí là một cặp phạm trù, thể hiện qua hai nét tương phản của tính cách. Đó là (vắn tắt) : A. Kiểu Xu hướng tự nhiên : HƯỚNG NGOẠI – HƯỚNG NỘI. B. Cách Nhận thức thế giới : TRỰC GIÁC – Ý THỨC. C. Cách Đưa ra quyết định : LÝ TRÍ – TÌNH CẢM. D. Cách Xử lý vấn đề : NGUYÊN TẮC – LINH HOẠT. Nghiên cứu từ cấu trúc xác định đó và từ ý tưởng của 2 nhà tâm lý học vừa nêu, mỗi loại tiêu chí trên đây được chúng tôi xây dựng thành bài test riêng, theo từng phần (A/B/C/D). Mỗi phần có 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 2 lời đáp tương phản (a/b) để lựa chọn. Tất cả gồm 60 câu và 120 lời đáp, được tích hợp và lồng ghép trong một bộ công cụ trắc nghiệm về tính cách, do hai tác giả sau đây cùng biên soạn : QUANG DƯƠNG - Nhà nghiên cứu Tâm lý (nguyên Chủ nhiệm Ban Tâm lý học, • Viện nghiên cứu Giáo dục & Đào tạo Phía Nam). ThS. HOÀNG XUÂN SƠN - Giám đốc Công ty TNHH Nguồn Nhân lực SAO • VIỆT (Nghi Tàm, P. Quảng An, Q. Tây Hồ, Hà Nội). *** 2
- ĐI VÀO NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM - Chọn một trong 2 lời đáp (a/b) cho mỗi câu sau đây : Phần A. HƯỚNG NGOẠI – HƯỚNG NỘI. (Kiểu xu hướng tự nhiên) 1. Ở tại nhà mình, bạn thường : a. Sinh hoạt sôi động, ngồi không yên một chỗ. b. Sinh hoạt lặng thầm, ngồi tĩnh tại một nơi. 2. Ở trường học hay nơi làm, bạn thường : a. Thích nhận những công việc xốc nổi, làm ở ngoài trời. b. Thích nhận những công việc yên tĩnh, làm ở bàn giấy. 3. Ở chỗ đông người, bạn thường : a. Dễ hứng thú với sự ồn ào, náo nhiệt, đông vui. b. Dễ mỏi mệt với sự náo nhiệt, ồn ào, vui nhộn. 4. Khi gặp bạn thân quen, bạn thường : a. Nói chuyện cởi mở, thích bộc bạch tâm tư. b. Nói chuyện vừa phải, dè dặt khi cởi mở. 5. Khi gặp người khách lạ, bạn thường : a. Chú ý nhiều về hình thức và đặc điểm bên ngoài của người đó. b. Ít chú ý đến vẻ ngoài, nhưng quan sát những biểu hiện bản chất. 6. Khi gặp sự cố bất ngờ, bạn thường : a. Chú ý xem xét mọi biểu hiện của sự cố. 3
- b. Quan tâm tìm hiểu nguyên nhân của sự cố. 7. Khi có việc khẩn cấp, bạn thường : a. Nôn nóng đối phó, mong giải quyết cho thật kịp thời. b. Bình tĩnh giải quyết sao cho chu đáo, dù có thể chậm. 8. Khi xem báo hoặc tivi, bạn thường : a. Lưu ý nhiều đến những nội dung quảng cáo thật hấp dẫn. b. Lưu ý nhiều đến những tin tức thời sự xã hội có chiều sâu. 9. Nếu muốn xem quảng cáo, bạn thường : a. Luôn quan tâm đến mọi quảng cáo khuyến mãi. b. Chỉ lưu tâm đến điều gì mình đang rất cần biết. 10. Nếu muốn biết tin thời sự, bạn thường : a. Quan tâm đến tất cả mọi tin tức có trong ngày. b. Chỉ lưu tâm đến những tin về chính trị xã hội. 11. Trong công việc hàng ngày, bạn thường : a. Thấy vui thú khi được làm việc với nhiều bạn. b. Thấy đam mê khi được làm việc chỉ một mình. 12. Trong giao tiếp hàng ngày, bạn thường : a. Phấn khích chờ đón hoặc tạo ra nhiều bữa tiệc chung vui. b. Không mặn mà lắm với những bữa tiệc có rất đông người. 13. Khi có chuông báo điện thoại gọi tới, bạn thường : a. Vội vàng cầm máy nghe, dù đang rất bận rộn. b. Không vội cầm máy, nếu bận có thể làm ngơ. 14. Trước một yêu cầu đáp ứng công việc, bạn thường : a. Hành động trước, suy nghĩ và cân nhắc sau. b. Suy nghĩ và cân nhắc kỹ trước khi hành động. 15. Khi có thời gian rảnh rỗi, bạn thường : a. Đi tìm gặp bạn bè, hoặc đến nơi giải trí công cộng. b. Tìm nơi thanh vắng, hoặc nằm nghe nhạc một mình. 4
- Phần B. TRỰC GIÁC – Ý THỨC. (Cách nhận thức thế giới) 1. Đời thường, bạn hay quan tâm đến những vấn đề : a. Nảy sinh trong hiện tại. b. Đã lùi xa vào dĩ vãng. 2. Mỗi khi cần hoài niệm về quá khứ, bạn thường : a. Không chú ý tập trung. b. Rất quan tâm hồi tưởng. 3. Mỗi khi cần suy nghĩ về tương lai, bạn thường : a. Không tha thiết quan tâm. b. Rất chú tâm cân nhắc. 4. Mỗi khi cần tiến hành công việc, bạn thường : a. Chọn các giải pháp đơn giản và thực tế. b. Tìm tòi các giải pháp sáng tạo và tối ưu. 5. Mỗi khi cần giải quyết một vấn đề, bạn thường : a. Vận dụng sức mạnh của cảm quan và trực giác. b. Vận dụng tiềm lực của vốn sống và kinh nghiệm. 6. Mỗi khi cần phân tích một tình huống, bạn thường : a. Sử dụng năng lực ghi nhớ nhiều hơn tư duy lý luận. b. Sử dụng năng lực tư duy nhiều hơn những gì đã nhớ. 7. Mỗi khi cần vận dụng nhiều trí nhớ, bạn thường : a. Sẵn sàng tuôn ra hết những ghi nhớ đến tận chi tiết. b. Chỉ nhớ đến những ý chính và các mối liên hệ căn bản. 8. Mỗi khi cần vận dụng nhiều suy nghĩ, bạn thường : a. Rất ngại phải động não, chỉ suy xét vừa mức. b. Sẵn sàng động não tối đa để hiểu thấu vấn đề. 9. Mỗi khi cần suy nghĩ để giải quyết vấn đề, bạn thường : a. Tìm đến những giải pháp có sẵn để thực hiện. 5
- b. Tìm tòi những giải pháp sáng tạo để tiến hành. 10. Mỗi khi tìm kiếm thông tin để tham khảo, bạn thường : a. Chú ý đến những thông tin cụ thể, dễ áp dụng trước mắt. b. Chú ý đến những lý thuyết sâu sắc, để vận dụng lâu dài. 11. Mỗi khi xem xét, phân tích một vấn đề hệ trọng, bạn thường : a. Quan tâm nhiều hơn về những yếu tố được định lượng. b. Quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố được định tính. 12. Mỗi khi cần tìm hiểu sâu về một lý thuyết, bạn thường : a. Thích thú với những lập luận cụ thể, rõ ràng và sống động. b. Thích thú với những lập luận trừu tượng nhưng minh triết. 13. Mỗi khi nghe ngóng thông tin, bạn thường chú ý đến : a. Những thông tin rõ ràng, có cơ sở thực tế, kiểm chứng được. b. Những thông tin không rõ nguồn gốc, thiên về phỏng đoán. 14. Mỗi khi nghe những bài tình ca của nhạc trẻ, bạn thường : a. Thích thú với những ca từ “nói thẳng, nói thật, rõ ràng”. b. Thích thú với những ca từ “bóng bẩy, mượt mà, tinh tế”. 15. Trong cuộc sống, bạn thường tìm hiểu thực tế xung quanh bằng cách : a. Quan sát tại chỗ, mổ xẻ sự vật và hiện tượng theo cảm quan. b. Quan sát ít thôi, chủ yếu dùng lý trí để phân tích và nhận định. Phần C. LÝ TRÍ – TÌNH CẢM. (Cách đưa ra quyết định) 1. Khi giải quyết các mối quan hệ giữa người với người, bạn thường : a. Đặt nặng các giá trị về nhân-lễ-nghĩa trên tất cả. b. Coi trọng sự khách quan, sòng phẳng, đâu ra đó. 2. Khi giải quyết các mối quan hệ giữa người với việc, bạn thường : a. Quan tâm đến sức khỏe của con người là chính. b. Quan tâm đến hiệu quả của công việc là chính. 3. Khi giải quyết nhiều công việc phức hợp, bạn thường chú ý : 6
- a. Xem xét các ảnh hưởng đến người khác trước khi ra quyết định. b. Xem xét những tính năng của công việc trước khi ra quyết định. 4. Khi gặp nhiều rào cản bất trắc trong công việc, bạn thường : a. Dễ chấp nhận trước nhu cầu hay phản ứng của người khác. b. Khó chấp nhận phản ứng của người khác, miễn được việc. 5. Khi gặp sự cố gây hậu quả trong công việc, bạn thường : a. Cảm thấy âu lo, ái ngại, buồn rầu và ray rứt không nguôi. b. Suy nghĩ, dùng sáng kiến để tìm cách khắc phục hậu quả. 6. Khi gặp xung đột gay cấn với người khác, bạn thường : a. Cảm thấy bất an, khó xử, sẵn sàng chịu nhường nhịn. b. Bình thản, dùng lý lẻ cứng rắn để bênh vực cho mình. 7. Khi nhận xét về mọi sự xung đột trong đời sống, bạn nghĩ rằng : a. Khó có thể chấp nhận sự xung đột trong xã hội văn minh. b. Dễ dàng chấp nhận, coi sự xung đột là một điều tất yếu. 8. Khi muốn hòa giải sự bất đồng giữa hai người khác, bạn thường : a. Khuyên hai người nên giữ lại tình cảm tốt đẹp về nhau. b. Khuyên hai người nên xem xét kỹ về sai sót của mình. 9. Khi muốn đi tới quyết định một điều gì hệ trọng, bạn thường : a. Tìm kiếm sự nhất trí và đồng thuận của đa số. b. Tự tin vào sự sáng suốt và nghị lực của mình. 10. Khi đến hẹn mà chưa thấy người khác tới, bạn thường tỏ ra : a. Thông cảm, khoan dung, cho rằng có sự bất trắc ngoài ý muốn. b. Bức xúc, than phiền, suy luận rằng người đó không thể tin cậy. 11. Khi gặp người cộng tác mà thất hứa nhiều lần, bạn đã tỏ ra : a. Bình thản, nhưng nhẹ nhàng rút lui, không hợp tác nữa. b. Phân tích, phê phán kịch liệt… trước khi ngưng hợp tác. 12. Khi gặp người ăn nói xấc xược với mình, bạn thường tỏ ra : a. Khó chịu, nhưng nén cảm xúc và lặng lẽ rời xa. 7
- b. Khó chịu ra mặt, dùng lý lẻ đanh thép để đáp trả. 13. Khi gặp người hay phản biện ý kiến của mình, bạn thường : a. Sẵn sàng lắng nghe và ôn tồn khi đối thoại. b. Sẵn sàng dùng lý luận để bảo vệ quan điểm. 14. Khi gặp người bạn thân ưa cầu cạnh và tâng bốc bạn, bạn đã : a. Khoan hòa với những sai sót của người đó. b. Vẫn luôn đặt sai sót của bạn đó lên bàn cân. 15. Khi gặp người bạn mặc cảm, tự ti, nhu nhược, bạn vẫn thường : a. Khích lệ lòng tự trọng và tự tin nơi người đó. b. Tìm nhiều cách để phân tích sự yếu hèn đó. Phần D. NGUYÊN TẮC – LINH HOẠT. (Cách xử lý vấn đề) 1. Mỗi ngày, ngoài thời khóa biểu học ở trường, bạn thường : a. Lên kế hoạch đọc sách và vào các trang mạng Internet để tìm kiếm. b. Không hoạch định gì khác cho sự học bên cạnh chương trình chung. 2. Mỗi ngày, ngoài sự học, với những việc khác, bạn thường : a. Tiến hành theo đúng những hoạch định công việc đã vạch ra. b. Không lưu tâm đến trình tự, miễn sao làm xong việc là được. 3. Trước một lỗi lầm của ai đó, bạn thường có xu hướng : a. Quan trọng hóa vấn đề, biến “tiểu sự” thành “đại sự”. b. Ít cho là quan trọng, muốn biến tiểu sự thành…vô sự. 4. Trước nhiều sai lầm của ai đó, bạn thường có xu hướng : a. Quy kết thành bản chất của họ, dù họ đã ăn năn và phục thiện. b. Chưa quy kết thành bản chất, để chờ ý thức phục thiện của họ. 5. Trước một sai lầm mới của ai đó, bạn thường : a. Hay nhắc lại lỗi lầm cũ, chỉ trích và phê phán nếu có dịp. b. Không nhắc lại sai lầm cũ, chỉ động viên, không chỉ trích. 6. Khi người khác chưa có cơ hội để sửa sai, bạn thường : 8
- a. Vẫn nuôi định kiến về điều không tốt của họ. b. Vẫn nuôi hy vọng về ý thức hối cải của họ. 7. Thấy người khác đã hối cải sau sai lầm, bạn thường : a. Khó tin tưởng, để chờ xem họ có thực sự phục thiện không. b. Muốn tin tưởng, hy vọng người đó có ý thức phục thiện. 8. Thấy người khác đã phục thiện sau nhiều sai lầm, bạn thường : a. Lúc nào cũng gợi nhớ tới những sai lầm của họ. b. Không cố chấp, và quên nhanh những sai lầm đó. 9. Trước một lỗi lầm của chính mình, bạn thường có xu hướng : a. Ray rứt, ân hận, dù đã qua lâu nhưng vẫn suy sụp tinh thần. b. Đã ân hận và phục thiện, sau đó tự vực mình “đứng dậy”. 10. Trước một sai lầm do mình gây hậu quả, bạn thường có xu hướng : a. Tìm cách khắc phục hậu quả, xong rồi vẫn luôn tự trách mình. b. Tìm cách khắc phục hậu quả, sau đó biết tự tha thứ cho mình. 11. Trước những lỗi lầm đã qua của mình, bạn thường có xu hướng : a. Rút kinh nghệm, rồi dễ cho qua, chờ cơ hội mới để khắc phục. b. Luôn rút kinh nghiệm, nghiêm túc xem xét, phân tích cặn kẽ. 12. Khi đã phục thiện sau lỗi lầm của mình, bạn vẫn thường : a. Mặc cảm tội lỗi, nhất là lúc có ai đã gợi nhớ đến tội lỗi đó. b. Không mặc cảm, dù có người hay nhắc đến tội lỗi của mình. 13. Khi phải phân xử một ca bất đồng trong công việc, bạn thường : a. Chỉ áp dụng một cách giải quyết duy nhất. b. Tìm tòi nhiều cách để giải quyết phối hợp. 14. Khi nhận xét về một người (thân nhân / bè bạn…), bạn thường : a. Lưu tâm nhiều đến những khuyết điểm của người đó. b. Lưu tâm nhiều đến những điểm tốt nhất của người đó. 15. Khi phải sử dụng một người có nhiều khuyết điểm, bạn đã : a. Tránh không giao nhiệm vụ nào cho người đó. 9
- b. Có thể giao việc hợp với mặt tốt của người đó. Tu chỉnh lần cuối : 15-12-2009 *** THANG ĐO & KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM VỀ TÍNH CÁCH Bất kỳ tính cách nào trong chuỗi các tính cách đã được phân loại (trong bài trắc nghiệm này) đều có cả thế mạnh và thế yếu, cả tích cực và tiêu cực. Trong cuộc sống lập nghiệp và khi dấn thân hành nghề, các nhà tư vấn hướng nghiệp thường lưu ý ta nên khai thác tối đa mặt mạnh của mỗi tính cách và hạn chế tối đa những mặt yếu của tính cách đó. Điều tốt hơn nữa là khi hoạt động, nên kết hợp hữu cơ và liên hoàn giữa các tính cách sao cho những tinh hoa của chúng được kích hoạt lẫn nhau để làm triển nở thêm những mặt tích cực trong nhân tính ở mỗi người. Đó cũng là bí quyết khi ứng dụng bài test này vào cuộc sống và sự nghiệp. Nội dung sau đây gồm những gợi ý về thang đo và kiểm định kết quả sau khi trắc nghiệm về tính cách. * PHẦN A (Hướng nội / Hướng ngoại). Mỗi câu tính 1 điểm. Điểm tối đa : 15. 1. Nếu chọn nhiều a > b, tối thiểu được a=11 và b=4 thì : Bạn có tính cách hướng ngoại trong cuộc sống và khi hướng nghiệp. Thế mạnh của bạn là luôn chứng tỏ bản lĩnh dấn thân trước mọi người. Thông thường, bạn dám đối đầu với thử thách và ít lùi bước trước khó khăn hiện hữu. Xu hướng khẳng định bản thân là chủ đích của bạn khi đối diện với thực tại. Tính hướng ngoại đó còn giúp bạn có thêm nhiều thuận lợi trong giao tiếp : rộng bang giao, dễ chia sẻ, dễ tiếp cận và hội nhập với những điều mới lạ ở nhiều nơi, không gò bó trong khuôn khổ chật hẹp… Nó cũng giúp bạn dễ thành công khi làm những công việc ở bên ngoài, ở nơi chộn rộn đông đúc, ở những tụ điểm cần phải giao tiếp rộng với số đông. Nhưng, thế yếu của bạn lại là thiếu chiều sâu trong nhận thức và tâm thức, dễ hời hợt và nông cạn. Nội lực của bạn có bề nổi mà thiếu bề dày của trí tuệ và thiếu cả độ sâu sắc của tâm hồn. Do đó, trong hướng nghiệp và cuộc đời, bạn có thể giỏi về chiến thuật khi giải quyết việc trước mắt, mà chưa thể tinh anh và sắc sảo về tầm nhìn chiến lược nếu phải tính đến chuyện lâu dài. Chẳng những thế, do thiếu chiều sâu nên bạn ít có những tư duy trừu tượng và sáng tạo mang tính đột phá trong công việc. Làm việc theo nhóm thì hăng say, nhưng làm việc một mình thì bạn ưa nản 2. Nếu chọn nhiều b > a, tối thiểu được b=11 và a=4 thì : 10
- Tính hướng nội là bản chất của bạn. Thái độ của bạn trong cuộc sống (vào đời và hướng nghiệp) là trầm lắng thể hiện tâm tính của mình theo chiều sâu, cũng lặng thầm làm việc trong tĩnh khuất để cống hiến. Chủ đích của bạn không chuộng bề nổi mà thích bề sâu. Bạn thích sự chu đáo và thâm tình trong quan hệ và trong công việc. Xu hướng của bạn là không thích phô trương, nhất là không màng phô trương danh nghĩa và đồng tiền (dù bạn có). Nếu giàu có, bạn cũng muốn ẩn mình giúp đỡ người khốn khó mà không kể công và không xưng danh. Mặt khác, do được rèn luyện, lại có sẵn bản tính trầm tư và sâu lắng, nên bạn thường mạnh về khả năng tưởng tượng phong phú và tư duy sáng tạo trong cách hành xử và hành nghề. Tuy nhiên, mặt yếu của bạn là thiếu quảng giao, thiếu sự hòa nhập với đám đông, thiếu khả năng tự thể hiện khi cần chứng tỏ. Do đó, bạn thường vụng về khi nói về mình hay bộc lộ suy nghĩ. Trong giao tiếp, bạn thường ẩn mình ở thế thủ, ngại cởi mở tâm hồn. Bạn rất cần mẫn khi làm việc với chính mình, chỉ riêng mình, nhưng hơi khó làm việc khi cần hợp tác với số đông trong những dự án chung với tập thể. Dù vậy cũng không đến nỗi nào, vì đó chỉ là những thiếu sót nhỏ, dễ khắc phục nếu bạn mạnh dạn hơn khi hòa đồng, khi giao lưu và biết chủ động chia sẻ trong công việc. Lưu ý : Nếu sự lựa chọn của bạn xấp xỉ bằng nhau giữa a và b, chỉ hơn thua nhau 1 điểm thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa hướng ngọai và hướng nội. Điều này cũng tốt, có khi rất tốt cho nhiều lĩnh vực trong quan hệ và việc làm. * PHẦN B (Trực giác / Ý thức). Mỗi câu tính 1 điểm. Điểm tối đa : 15. 1. Nếu chọn nhiều a > b, tối thiểu được a=11 và b=4 thì : Bạn là người rất thực tế, không chỉ giàu óc thực tế mà chủ yếu là lấy thực tế làm phương châm sống của mình. Đây là một điểm mạnh trong tính cách của bạn, giúp bạn có nhiều khả năng biến ước mơ thành hiện thực, biến điều không thể thành có thể. Chủ nghĩa hiện sinh ca ngợi những người như bạn. Theo đó, bạn còn mạnh về cảm quan và trực giác, cũng tương đối mạnh về ý chí và nghị lực khi đối diện với thực tế thử thách. Bạn không thích sự mơ hồ và huyền ảo, càng không thích những lý thuyết xa vời hay sự hứa hẹn viễn vông. Với bạn, chỉ có thực tiễn sống động là câu trả lời đáng tin nhất. Bởi thế, bạn thường lao vào làm việc hơn đọc sách, thích lăn lộn ở hiện trường hơn ngồi một chỗ để nghiên cứu. Nếu phải nghiên cứu khảo sát, bạn thiên về định lượng hơn định tính khi kiểm định một vấn đề. Tuy nhiên, bạn chưa thấy rõ mình đang non yếu về năng lực tư duy chiều sâu, nhất là về ý thức nhìn xa trông rộng. Tuy khá mạnh về chiến thuật xử lý trong công việc, nhưng bạn thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược. Bởi thế, bạn dễ dành được những cái lợi trước mắt, nhưng bị tổn thất những lợi ích lâu dài, mà chính cái lợi lâu dài mới là cơ bản. Mặt khác, do tầm nhìn hạn hẹp và thiếu ý thức chiều sâu nên bạn khó thấy được những bài học sai lầm của quá khứ hoặc những định hướng cao đẹp của tương lai. Điều đó khiến bạn không có một căn bản để lấy đà khi cần tiến xa. Hơn thế, bạn thiếu luôn cả óc tưởng tượng sáng tạo khi cần phải hoạch định công việc hay xử lý một vấn đề mang tầm vĩ mô. 11
- 2. Nếu chọn nhiều b > a, tối thiểu được b=11 và a=4 thì : Theo chủ nghĩa nhân văn, bạn là người có một bản lĩnh thông tuệ và giàu ý thức hướng tới những giá trị cao thượng, vượt trên cái tầm thường. Tính cách hướng thượng đó đem lại cho bạn sự thanh cao trong tâm hồn và nhiều hiệu quả trong công việc. Bạn dễ dàng chấp nhận thua thiệt trước mắt để theo đuổi được cái lợi lâu dài. Với sự tôn trọng ý thức hơn bản năng, bạn thường có khuynh hướng thiên về những giá trị tinh thần hơn hưởng thụ vật chất. Trong cuộc sống và cách nhìn thế giới, bạn coi trọng nhân nghĩa hơn tiền tài, tôn trọng cả quá khứ và tương lai chứ không chỉ chú trọng đến hiện tại. Trong giao tiếp, bạn dễ kết thân với người đôn hậu, giàu lòng vị tha. Đặc biệt, nhờ khả năng tập trung cao độ, nhờ vốn sống được tích lũy bằng tâm hồn nhân văn, nhất là nhờ năng lực tư duy chiều sâu và trí tưởng tượng phong phú, bạn dể dàng đạt tới những đỉnh cao sáng tạo trong công việc. Ý thức sáng tạo và khả năng sáng tạo bậc cao sẽ là những điểm tựa vững chắc giúp bạn vượt qua nhiều thử thách, tạo nên nhiều cống hiến có giá trị. Tuy nhiên, nếu không biết dung hòa giữa trực giác và ý thức, giữa cảm quan và suy nghĩ để lợi dụng thế mạnh của mỗi bên, bạn có thể bị hẫng hụt trong cách giải quyết vấn đề. Trong nhiều trường hợp, nếu không điều chỉnh kịp thời về mặt cảm xúc, bạn có thể sa vào trạng thái vô cảm hoặc cực đoan trong nhận thức và cả trong hành động. Tại đó, bạn hơi coi nhẹ những giá trị thực tế, quá đề cao những siêu giá trị về lý tưởng và tâm hồn. Cũng tại đó, bạn có phần coi thường những cảm xúc đời thường và những ý vị từ hơi thở cuộc sống. Sự sáng tạo của bạn cũng thiếu bén rể từ đây – một suối nguồn của nhịp sống và của tư duy chiều sâu, nên ảnh hưởng không ít đến thành quả sáng tạo của chính bạn. Lưu ý : Nếu sự lựa chọn của bạn xấp xỉ bằng nhau giữa a và b, chỉ hơn thua nhau 1 điểm thì về cơ bản, bạn có một tính cách trung hòa giữa trực giác và ý thức. Điều này cũng tương đối tốt ở mức độ bạn dễ tạo được sự cân bằng trong nhận thức, tránh chủ quan hoặc cực đoan khi đánh giá hay kiểm định một vấn đề. * PHẦN C (Lý trí / Tình cảm). Mỗi câu tính 1 điểm. Điểm tối đa : 15. 1. Nếu chọn nhiều a > b, tối thiểu được a=11 và b=4 thì : Bạn sống thiên về tình cảm, giàu lòng vị tha, nhiều cảm xúc hướng thiện. Tâm hồn của bạn khá rộng mở về phía tha nhân và ngoại cảnh, khiến bạn dễ cảm thông với nhiều nghịch cảnh và cả sự trái ngang trong nhân tình thế thái. Trong nhiều trường hợp xử lý liên quan đến người và việc, bạn nghiêng về các giải pháp tình cảm nhiều hơn, giữ gìn mối quan hệ trước sau được tốt hơn. Sự đôn hậu là một điểm son trong tâm hồn bạn. Bạn dễ dàng chấp nhận khó khăn về mình, nhường sẻ thuận lợi cho người, kể cả người mình không ưa. Nhờ vậy, bạn được nhiều người ưa và thường giữ được lòng thanh thản, không mấy liên lụy đến những rắc rối linh tinh. Thế mạnh của bạn là giữ được tâm bình. 12
- Tuy vậy, chính trong thế mạnh đó cũng thể hiện sự hẫng hụt của bạn mỗi khi bạn đi quá đà vì tình thương của bạn đã đặt không đúng chỗ hoặc đầu tư quá liều lượng. Sống tình cảm là rất quý, nhưng quá nghiêng về tình cảm lại là một sai lầm cực đoan và do đó dễ thất bại trong đối nhân xử thế và điều hành công việc. Nếu không giữ được thăng bằng giữa tình cảm và lý trí, bạn sẽ gặp tình trạng được người mà hỏng việc. Mà cái gọi là “được người” đó cũng chỉ tạm thời, chưa hẳn “được” một cách tích cực, vì họ chỉ thấy sự thiên vị mà không quán triệt nguyên tắc, chỉ thấy đạt tình mà không thấu lý. 2. Nếu chọn nhiều b > a , tối thiểu được b=11 và a=4 thì : Bạn sống thiên về lý trí, nặng về nguyên tắc, đoan chính và cương trực, trật tự và nghiêm minh. Bạn không thích sự nới lỏng kỷ cương, càng không muốn ai vi phạm những quy ước. Bạn cũng tôn trọng tình cảm, nhưng có mức độ, càng không thể đặt tình cảm trên lý trí, không thể vì nhân nhượng tình cảm mà vượt qua nguyên tắc. Những người luôn mẫu mực và giữ đúng phép tắc trong quan hệ (cả quan hệ ứng xử và quan hệ làm việc) là bạn đồng hành chí cốt của bạn. Với bạn, người hợp tác mà không lấy lý trí làm trọng để ứng xử và làm việc thì đó là người yếu đuối, việc sẽ không thành và cuối cùng tình cảm cũng mất. Bởi vậy, đứng trước một vấn đề, bao giờ bạn cũng lấy lý trí ra để soi xét, cân nhắc hơn thiệt, sau đó mới chiếu cố đến tình cảm. Tuy nhiên, sự nghiêm túc và tính cứng rắn của bạn nếu đi quá đà, không có sự mềm mỏng khi cần thiết, thiếu sự uyển chuyển khôn khéo để “lạt mềm buộc chặt” thì chẳng những tình cảm bị tổn thương mà công việc cũng đổ vỡ. Về mặt này, tính cách của bạn thể hiện một bản sắc xơ cứng, thiếu linh hoạt, không linh động giữa cương và nhu, giữa tình và lý, giữa kiên quyết và ôn hòa. Đây là nguyên nhân thất bại của rất nhiều trường hợp xử lý tình huống và giải quyết vấn đề từ việc nhỏ đến việc lớn. Trong hướng nghiệp và hợp tác khi hành nghề, người khôn ngoan là người biết dung hòa và kết hợp khéo léo các yêu cầu vừa nêu. Lưu ý : Nếu sự lựa chọn của bạn xấp xỉ bằng nhau giữa a và b, chỉ hơn thua nhau 1 điểm thì về cơ bản, bạn có một tính cách cân bằng giữa tình và lý, cương và nhu, kiên quyết và ôn hòa… Đương nhiên, điều này rất tốt trong nhiều trường hợp nhưng không phải tốt với mọi trường hợp. Vấn đề là phải cân nhắc, lựa chọn kỹ khi nào phải đặt lý lên trên, khi nào tình ở trên và khi nào phải dung hòa. * PHẦN D (Nguyên tắc / Linh hoạt). Mỗi câu tính 1 điểm. Điểm tối đa : 15. 1. Nếu chọn nhiều a > b, tối thiểu được a=11 và b=4 thì : Tính nguyên tắc bất di bất dịch thường là “hòn đá tảng” trong thái độ sống và phong cách sống của bạn. Bạn lấy nguyên tắc và mọi quy phạm làm tiêu chí hàng đầu để lựa chọn cách ứng xử trước mọi tình huống, mọi típ người và mọi công việc. Cho nên, với nhiều trường hợp, bạn đã rất thành công vì được việc. Trong cuộc sống và sự nghiệp, một tính cách biết tôn trọng nguyên tắc là một tính cách mạnh, thể hiện một bản lĩnh vững vàng trước nhiều thử thách cam go. Nhờ tính cách này, bạn sẵn sàng nói không với cái xấu, hơn thế, bạn có sức đề kháng với sự tấn công của môi trường xấu và nhiều cạm bẫy. 13
- Cũng nhờ đó, bạn đã tự vượt lên chính mình, tự chiến thắng mình trong khi nhiều người khác không được vậy. Tuy thế, nếu quá đà và nhất là nếu không đủ tỉnh táo, bạn dễ trở nên cực đoan, xơ cứng với cách tuân thủ máy móc, ứng xử máy móc, giải quyết máy móc theo những khuôn mẫu máy móc của mọi nguyên tắc vốn dĩ nó mang tính chất lạnh lùng ! Nếu nguyên tắc là khuôn vàng thước ngọc thì cũng có những loại thước đo ngoài khuôn vàng đó ít lạnh lùng hơn, có tính “ấm êm và mềm mại” hơn. Nghĩa là, bên cạnh những nguyên tắc xơ cứng (có khi rất chuẩn) của sự đời, vẫn có những cách nghĩ và cách làm uyển chuyển hơn, dịu dàng hơn mà vẫn bảo tồn được cái hay của nhiều phía. Đó là tính nhân văn khi vận dụng nguyên tắc. Trong khoa học về sáng tạo, người ta gọi đó là tùy cơ ứng biến. Trong tâm lý học ứng dụng, gọi đó là sự linh hoạt. 2. Nếu chọn nhiều b > a , tối thiểu được a=11 và b=4 thì : Trái với người hay nguyên tắc cứng nhắc, bạn là người ưa linh hoạt uyển chuyển trong đối nhân xử thế, kể cả cách tiến hành công việc. Tại đó, không chỉ tính nhân văn đã lên đỉnh cao trong tâm hồn bạn, mà tính sáng tạo cũng lấp lánh trong trí tuệ minh mẫn của bạn. Cuộc sống và sự nghiệp luôn động, nên tính cách của bạn cũng biến chuyển theo những chiều kích đó. Vì vậy, thông thường, bạn không ưa rập khuôn. Mọi nguyên tắc đặt ra chỉ phù hợp với trạng thái tĩnh, rập khuôn và xơ cứng. Cho nên, bạn thường có tâm lý muốn thoát khỏi mọi sự gò bó và đơn điệu. Sức giải phóng cho tính sáng tạo của bạn nhờ đó mà được thăng hoa. Bạn nhìn mỗi người và mỗi việc theo trạng thái động, rất biện chứng. Tính cách này khiến bạn độ lượng hơn, bao dung hơn, vị tha hơn. Nó cũng khiến bạn chủ động suy nghĩ tìm tòi những giải pháp (cả giải pháp tình thế lẫn giải pháp chiến lược) cho những yêu cầu cải tiến công việc, nhất là khi cần vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết dè chừng và cảnh giác. Bởi vì, tâm lý học nhân cách và tâm lý học sáng tạo đều cho thấy, tính linh hoạt là “con ngựa hay mà cũng là con ngựa chướng”. Nếu quá đà, tính linh hoạt sẽ biến thành “ngựa bất kham”, bạn khó làm chủ được nó, khiến nó tung tẩy phá cách, phá rào vô tội vạ, làm hỏng việc và hỏng cả hình ảnh sáng láng của bạn trước mọi người. Bởi thế, kỹ năng biết làm chủ cảm xúc, làm chủ trí tuệ, làm chủ tâm hồn trước mọi động thái linh hoạt và sáng tạo… vẫn là những bí quyết thành công của người biết thành nhân. Lưu ý : Nếu sự lựa chọn của bạn xấp xỉ bằng nhau giữa a và b, chỉ hơn thua nhau 1 điểm thì về cơ bản, bạn có một khả năng điều chỉnh để đạt được sự cân bằng giữa tính linh hoạt và tính nguyên tắc. Theo đó, bạn biết tùy cơ ứng biến để khi nào thì phải thượng tôn nguyên tắc, khi nào lại cần đến sự linh hoạt, và khi nào phải vận dụng cả hai. Thông thường trong công việc, phải vận dụng kết hợp cả tính nguyên tắc và tính linh hoạt là tốt hơn cả. 14
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn