intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 tuyệt chiêu nuôi dạy con một

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Loại bỏ vị trí ‘độc tôn' của trẻ 'Của hiếm là của quý", con một thường được cha mẹ dồn hết tình yêu thương, tâm huyết để chăm sóc, cưng chiều. Điều đó vô tình khiến trẻ luôn cảm thấy mình là 'rốn của vũ trụ', mình đặc biệt và sẽ được đáp ứng tất cả những gì mong muốn nên càng lúc càng trở nên khó bảo, bướng bỉnh, hay quấy nhiễu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 tuyệt chiêu nuôi dạy con một

  1. 4 tuyệt chiêu nuôi dạy con một 1. Loại bỏ vị trí ‘độc tôn' của trẻ 'Của hiếm là của quý", con một thường được cha mẹ dồn hết tình yêu thương, tâm huyết để chăm sóc, cưng chiều. Điều đó vô tình khiến trẻ luôn cảm thấy mình là 'rốn của vũ trụ', mình đặc biệt và sẽ được đáp ứng tất cả những gì mong muốn nên càng lúc càng trở nên khó bảo, bướng bỉnh, hay quấy nhiễu... Vì vậy, dù con có là ‘duy nhất' thì bạn cũng không nên quá nuông chiều và đề cao con. Không giành cho con quá nhiều đặc quyền để con thấy mình luôn hơn người và khác biệt. Hãy dạy con biết cách chia sẻ, cảm thông và nhường nhịn... ngay từ tấm bé. 2. Đừng ‘ủm' con quá kỹ Do bé là con một nên bạn tự nguyện hy sinh mọi thứ chỉ để đáp ưng tất thảy nhu cầu của con. Tốt nhất, hãy dạy dỗ, hướng dẫn con như một giáo viên, chứ không phải làm thay cho con. Để trẻ tự làm mọi việc giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và ngày càng độc lập hơn. Về lâu dài, khi trẻ mắc lỗi thì cũng tự biết cách khắc phục tình hình mà không dựa dẫm ở cha mẹ. 3. Dạy con sống hòa đồng Những đứa trẻ là con một cần phải được gặp gỡ nhiều bạn bè cùng trang lứa để học cách sống hoà hợp với mọi người. Trường học không phải nơi duy nhất chúng có thể làm điều đó. Bạn nên để trẻ đến chơi nhà các bạn hoặc cho phép trẻ ra ngoài cùng các anh chị em họ. Việc này giúp trẻ có cơ hội cọ xát với thế giới bên ngoài: học cách tự làm chủ bản thân và giải quyết các mâu thuẫn... 4. Biết cách nói ‘không' Điều này vô cùng quan trọng. Do chỉ có một con nên cha mẹ thường thấy khó khăn khi từ chối bé. Khi được đáp ứng mọi thứ, bé sẽ càng ích kỷ và
  2. thích đòi hỏi nhiều hơn. Bằng cách nói "không" hợp lý, chính là bạn đã dạy cho bé những quy tắc tốt trong cuộc sống Những lời nói yêu thương dành cho trẻ là điều không thể thiếu đối với những ông bố tốt, sống có trách nhiệm. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy tình cảm của người cha có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ cha con. Theo đó, nếu người cha giàu tình cảm thì đứa trẻ sẽ tiếp nhận được những nhân sinh quan tốt. Người cha phải biết cách đánh thức, khơi dậy những cảm xúc tốt đẹp để con cái cảm nhận và kế thừa, giúp chúng nhận thức được cái tốt - cái xấu, điều hay, lẽ phải. Ngược lại nếu sống quá khô khan, xa lánh trẻ... sẽ tạo ra hố ngăn cách vô hình và bất lợi, hình thành những suy nghĩ cực đoan, tự ti và thù địch ở trẻ trong tương lai. Đối xử với con cái giống như những gì mong muốn khi chúng ta còn bé Nếu khi còn bé bạn muốn gì thì giờ đây khi đã thành cha, bạn hãy áp dụng để đối xử với con cái. Kể cả việc giáo dục, động viên hay phạt mắng trẻ. Tuy nhiên, là một người cha tốt bạn phải biết chọn lọc và áp dụng một cách khoa học. Không nên thoả hiệp hoặc quá nghiêm khắc, nhất là với những đứa trẻ có cá tính mạnh hoặc còn quá nhỏ. Hãy nói ít làm nhiều Một trong những tiêu chí trở thành người cha tốt là "nói ít làm nhiều". Đây là điều mà người bố trẻ cần tuân thủ. Nói cụ thể hơn là "thực hành nhiều thì thành thạo". Theo đó không phải ai mới lập gia đình đã là người cha tốt mà cần phải có thời gian kinh qua thực tế. Chăm sóc trẻ cũng là công việc cần phải học mới làm được, như cho trẻ ăn, nựng trẻ, thay tã cho đến việc chăm sóc khi chúng lớn và trưởng thành. Ngoài ra để làm tốt điều này, người đàn ông cần phải có tính cẩn thận, chịu khó và kiên nhẫn. Trở thành người bạn tốt của con Người bạn tốt của con hay một cộng sự tin cậy chứ không phải là người giúp việc cho con. Nói như vậy có nghĩa là đề cao vai trò của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, trách
  3. nhiệm với con cái chứ không thể làm thay con được. Ví dụ chuyện học hành ở lớp, nắm bắt kiến thức là việc của con, người bố không thể làm thay hoặc khi con mắc lỗi nên giải thích để chúng hiểu, tự nhận thấy cái sai và khắc phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0