Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
40 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI TẦN SỐ TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG<br />
SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM MỘT SỐ HUYỆT<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG “TÂM CHỦ HUYẾT MẠCH”<br />
Trương Trung Hiếu∗, Phạm Thị Kim Loan*, Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Phan Quan Chí Hiếu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối quan tâm hàng đầu<br />
của các chuyên gia châm cứu. Theo lý luận Y học cổ truyền, huyệt trên đường kinh Tâm hoặc Tâm bào có khả<br />
năng tác động đến tần số tim thông qua chức năng “Tâm chủ huyết mạch” của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận<br />
thần kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó. Nhóm đề tài gồm 4<br />
công trình được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng đến tần số tim khi châm các huyệt có liên quan đến chức<br />
năng Tâm chủ huyết mạch gồm Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích và Khích môn.<br />
Phương pháp & Phương tiện: 4 nghiên cứu cơ bản thực hiện trên người tình nguyện, khỏe mạnh trong<br />
thời gian từ 2011- 2013. Tổng cộng có 300 đối tượng nghiên cứu được phân vào các nhóm. Nhóm châm tả Tâm<br />
du (n=30); Nhóm châm bổ Tâm du (n=30); Nhóm châm tả Nội quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm bổ Nội<br />
quan+Thần môn (n=30); Nhóm châm tả Thiên Tuyền (n=30); Nhóm châm tả Âm khích (n=30); Nhóm châm tả<br />
Khích môn (n=30); Nhóm chứng –Không châm (n=90). Tất cả đối tượng nghiên cứu được gây nhịp nhanh xoang<br />
với nghiệm pháp gắng sức. Đánh giá tần số tim trước và sau gắng sức; tần số tim sau 1 phút, 2 phút, 3 phút… 15<br />
phút sau châm cứu.<br />
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm về tuổi và giới tính, nhịp tim trước và sau<br />
nghiệm pháp gắng sức. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về dưới 100 lần/ phút khi châm tả Tâm du,<br />
châm bổ Tâm du tuần tự là 60 giây, 120 giây so với không châm là 180 giây. Thời gian để nhịp nhanh<br />
xoang giảm về bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Tâm du, châm bổ Tâm du, tuần tự là là<br />
3 phút và 5 phút. Khác biệt không có ý nghĩa so với không châm. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về<br />
dưới 100 lần/ phút khi châm tả Nội quan-Thần môn, châm bổ Nội quan-Thần môn tuần tự là 180 giây, 240<br />
giây so với 360 giây của không châm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian để nhịp nhanh xoang giảm về<br />
bình thường như trước khi thử nghiệm khi châm tả Nội quan-Thần môn, châm bổ Nội quan-Thần môn<br />
tuần tự là 6 phút, 10 phút so với 12-15 phút của nhóm không châm. Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không<br />
có sự thay đổi có ý nghĩa về nhịp nhanh xoang sau khi châm các huyệt Thiên Tuyền, Âm khích, Khích môn.<br />
Sự khác biệt với lô chứng (nằm nghỉ, không châm) không có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết luận: Châm huyệt Tâm du, Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau gắng sức.<br />
Châm tả ở các huyệt trên cho kết quả tốt hơn châm bổ. Không phải tất cả các huyệt trên kinh Tâm, Tâm bào đều có<br />
ảnh hưởng trên nhịp tim. Châm các huyệt Thiên tuyền, Âm khích, Khích môn không làm giảm nhịp nhanh xoang<br />
sau gắng sức.<br />
Từ khóa: Tâm du, Nội quan, Thần môn, Thiên tuyền, Âm khích, Khích môn, nhịp xoang nhanh sau gắng<br />
sức, tác dụng sinh học.<br />
<br />
∗<br />
<br />
Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS.Trương Trung Hiếu - ĐT: 0913956888 - Email: bstrunghieu@gmail.com.<br />
<br />
262<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABTRACTS<br />
EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA WITH STRESS TEST<br />
BY STIMULATING THE ACUPOINTS RELATED TO THE FUNCTION<br />
“HEART GOVERNS THE CIRCULATORY SYSTEM” ON HEALTHY VOLUNTEERS.<br />
Trương Trung Hieu, Pham Thi Kim Loan, Nguyen Thi Tuyết Nga, Phan Quan Chi Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 262 - 268<br />
Background and Aims: Biological effects of acupuncture points are the most interested concerns of<br />
acupuncture specialists. Based on classical theories of traditional medicine, acupoints on Heart Meridian or<br />
Pericardium Meridian can affect to heart rates through the function “Heart governs the circulatory system” of<br />
Heart Meridian. Due to neurobiological theory, therapeutic effects of the acupoint has a close relationship with its<br />
correlative dermatome. This group of 4 studies were conducted to assess the effects on heart rate by acupuncturing<br />
the acupoints related to the function “Heart governs the circulatory system” such as BL.15, PC.6-HT.7, PC.2,<br />
HT.6, PC.4.<br />
Materials & Methods: 4 basic studies enrolled 300 healthy volunteers since 2011 to 2013, divides into 8<br />
groups. Group 1: Disperse BL.15 (n=30); Group 2: Tonify BL.15 (n=30); Group 3: Disperse PC.6-HT.7 (n=30);<br />
Group 4: Tonify PC.6-HT.7 (n=30); Group 5: Disperse PC.2 (n=30); Group 6: Disperse HT.6 (n=30); Group 7:<br />
Disperse PC.4 (n=30); Group 8: Control group (no acupuncture-rest): (n=90); Sinusal tachycardia was performed<br />
by stress test. Follow up heart rate before and after stress test 1, 2, 3, 4, 5…15 minutes.<br />
Results: There is no significant difference between groups in age, gender, heart rate before and after stress<br />
test. Time for sinusal tachycardia diminished under 100 bpm in group 1, 2 are 60 and 120 secondes compared to<br />
180 secondes of control group. Time for getting back to initial heart rate of group 1 and 2 are 3-5 minutes. There is<br />
no difference with control group. Time for sinusal tachycardia diminished under 100 bpm in group 3, 4 are 180<br />
and 240 secondes compared to 360 secondes of control group. Time for getting back to initial heart rate of group 3<br />
and 4 are 6 and 10 minutes compared to 12-15 minutes of control group. There is no significant difference in heart<br />
rate between group 5, 6, 7 and control group.<br />
Conclusion: BL.15, PC.6-HT.7 have effect of lowering down sinusal tachycardia with stress test. Dispersing<br />
these acupoints revealed better effects than tonifying. Not all the acupoints of the meridians Heart and<br />
Pericardium possess effect on heart rate. The acupoints PC.2, HT.6, PC.4 have no effect of slowing down sinusal<br />
tachycardia with stress test.<br />
Keywords: BL.15, PC.6-HT.7, PC.2, HT.6, PC.4, sinusal tachycardia with stress test, biological effects<br />
hưởng đến tần số tim như thế nào? Đề tài này<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
được tiến hành với mục đích dựa trên kết quả<br />
Tác dụng sinh học của huyệt vị luôn là mối<br />
các đề tài đã thực hiện nhằm thực hiện những<br />
quan tâm hàng đầu của các chuyên gia châm<br />
mục tiêu sau:<br />
cứu. Theo lý luận Y học cổ truyền, huyệt trên<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
đường kinh Tâm hoặc Tâm bào (Tâm bào là<br />
Xác định hiệu quả khi châm một số huyệt có<br />
ngoại vệ của Tâm) có khả năng tác động đến tần<br />
liên quan đến chức năng “Tâm chủ huyết mạch”<br />
số tim thông qua chức năng “Tâm chủ huyết<br />
trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp<br />
mạch” của hệ thống kinh Tâm. Theo lý luận thần<br />
gắng sức.<br />
kinh sinh học, huyệt có thể ảnh hưởng đến cơ<br />
quan có cùng tiết đoạn thần kinh với nó.<br />
Vậy thực tế, châm các huyệt trên có ảnh<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn<br />
(nếu có) của phương pháp điều trị trên.<br />
<br />
263<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Huyệt được chọn nghiên cứu<br />
<br />
- Đang mắc bệnh cấp tính, sốt, hoặc bệnh có<br />
tính chất cấp cứu.<br />
<br />
Gồm các huyệt Thiên tuyền là huyệt thuộc<br />
kinh Tâm bào; Âm khích, Khích môn thuộc<br />
nhóm huyệt Khích trên kinh Tâm và kinh Tâm<br />
bào; cặp huyệt Thần môn (Nguyên huyệt của<br />
kinh Tâm) - Nội quan (Lạc huyệt của kinh Tâm<br />
bào), và Tâm du là bối du huyệt của Tâm(1, 2, 4, 5).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cơ bản (1, 2, 4, 5).<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là người khỏe mạnh<br />
được khám tổng quát và đo điện tâm đồ để loại<br />
trừ các bệnh lý tim mạch.<br />
300 đối tượng người tình nguyện, khỏe<br />
mạnh, được phân ngẫu nhiên vào 8 nhóm:<br />
Nhóm châm tả Tâm du (n=30); Nhóm châm bổ<br />
Tâm du (n=30); Nhóm châm tả Nội quan +<br />
Thần môn (n=30); Nhóm châm bổ Nội quan +<br />
Thần môn (n=30); Nhóm châm tả Thiên Tuyền<br />
(n=30); Nhóm châm tả Âm khích (n=30);<br />
Nhóm châm tả Khích môn (n=30); Nhóm<br />
chứng – Không châm (n=90).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn<br />
Tuổi 18 - 30, không phân biệt giới tính - nghề<br />
nghiệp; tình nguyện tham gia nghiên cứu với<br />
tiêu chuẩn:<br />
- Không có tiền căn bệnh tim mạch. Không<br />
có tiền căn bệnh mạn tính: thiếu máu, cường<br />
giáp, bệnh phổi mạn, suy thận mạn, viêm khớp<br />
dạng thấp...<br />
- Có nhịp tim đều, trùng với mạch quay, tần<br />
số 70 - 90 nhịp/phút trước nghiệm pháp và có<br />
nhịp tim từ trên 100 đến dưới 140 nhịp/ phút sau<br />
nghiệm pháp gắng sức.<br />
- Trạng thái tinh thần bình thường trong<br />
ngày tiến hành nghiên cứu.<br />
- Không sử dụng chất kích thích như rượu,<br />
cà phê, thuốc lá trước nghiên cứu 24g.<br />
- Không dùng thuốc ảnh hưởng nhịp tim<br />
trước khi nghiên cứu 24 - 48 giờ.<br />
<br />
264<br />
<br />
- Vận động thể lực trong vòng 12 giờ trước<br />
thời điểm thực hiện nghiên cứu.<br />
- Nữ đang hành kinh, có thai.<br />
- Đối tượng nghiên cứu lo âu, sợ kim.<br />
<br />
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu<br />
- Vựng châm.<br />
- Rối loạn nhịp trong quá trình nghiên cứu:<br />
Tần số tim chậm < 60 lần/phút, tần số tim<br />
nhanh vượt quá tần số tối đa trên lý thuyết<br />
(theo công thức Astrand: Tần số tối đa trên lý<br />
thuyết = 220 – tuổi).<br />
- Các dấu hiệu không dung nạp về tuần hoàn<br />
(lú lẩn, ngất…)<br />
- Đối tượng nghiên cứu thay đổi ý định<br />
không tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiến hành nghiên cứu<br />
- Người tham gia được đo tần số tim, huyết<br />
áp, BMI lúc bình thường.<br />
- Người tham gia được yêu cầu nghỉ ngơi 20<br />
phút sau đó chạy bộ trên máy tập 5 hoặc 6 phút<br />
(tùy nghiên cứu). Sau khi chạy bộ, người tham<br />
gia được phân vào các nhóm (tùy theo thăm bắt<br />
ngẫu nhiên trước đó).<br />
<br />
Các chỉ số theo dõi<br />
- Tần số tim trước và sau khi chạy gắng sức,<br />
sau khi châm cứu 1 phút, 2 phút, 3 phút…15<br />
phút. Ghi nhận bằng máy liên tục mỗi phút<br />
trong suốt thời gian nghiên cứu.<br />
- Trị số huyết áp ban đầu. Ghi nhận bằng<br />
máy đo huyết áp trước khi chạy gắng sức.<br />
- Triệu chứng không mong muốn (nếu có):<br />
chóng mặt, buồn nôn, ngất, lạnh chân tay…<br />
<br />
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc trưng về đối tượng nghiên cứu trong 4<br />
đề tài<br />
Đặc trưng về tuổi: độ tuổi của đối tượng<br />
nghiên cứu từ 18-30 tuổi, phân phối tuổi giữa các<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p>0,05)(1,2,4,5).<br />
<br />
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p>0,05) (1,2,4,5).<br />
<br />
Đặc trưng về giới:, phân phối giới tính giữa<br />
các nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p>0,05)(1,2,4,5).<br />
<br />
Tần số tim trung bình ban đầu (trước khi làm<br />
nghiệm pháp gắng sức): từ 74,06 + 6,77 đến 79,87<br />
+ 10,02, khác biệt giữa các nhóm không có ý<br />
nghĩa thống kê (p>0,05) (1,2,4,5).<br />
<br />
Đặc trưng về chỉ số BMI:chỉ số BMI giữa các<br />
nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p>0,05)(1,2,4,5).<br />
Đặc trưng về huyết áp ban đầu (huyết áp<br />
tâm trung và huyết áp tâm trương) giữa các<br />
<br />
Tần số tim sau khi làm nghiệm pháp gắng<br />
sức: từ 131,4 +14,07 đến 119,27 + 11,79 khác biệt<br />
giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê<br />
(p>0,05) (1,2,4,5).<br />
<br />
Đánh giá tác dụng làm giảm tần số tim<br />
Bảng 1: So sánh sự thay đổi tần số tim của nhóm châm bổ Tâm du và nhóm không châm.<br />
Thời điểm<br />
BĐ<br />
SGS<br />
1p<br />
2p<br />
3p<br />
4p<br />
5p<br />
10p<br />
15p<br />
<br />
Tần số tim trung bình<br />
Nhóm bổ Tâm du<br />
Nhóm không châm<br />
76,93± 6,73<br />
74,06±6,77<br />
131,4± 14,07<br />
138,3±10,75<br />
105,33±19,29<br />
122,35±8,84<br />
91,24±16,95<br />
103,23±10,16<br />
83,68±12,55<br />
98,89±10,87<br />
80,10±8,57<br />
90,06±10,10<br />
78,79±7,56<br />
83,24±8,48<br />
77,27±6,99<br />
74,41±6,33<br />
77,27±6,99<br />
74,41±6,33<br />
<br />
Nhận xét: Châm bổ Tâm du làm giảm nhịp<br />
nhanh xoang tốt hơn nằm nghỉ, khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Châm tả Tâm du làm giảm nhịp<br />
nhanh xoang tốt hơn nằm nghỉ, sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p 0,05<br />
0,22 > 0,05<br />
<br />
Châm tả Tâm du làm giảm nhịp nhanh<br />
xoang tốt hơn nhóm châm bổ Tâm du, sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (p