intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 cánh quân giải phóng Sài Gòn

Chia sẻ: Duonghuu Tan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

149
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Những binh đoàn từ Bắc, Trị Thiên đến Tây Nguyên và Khu 5 nườm nượp lên đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 cánh quân giải phóng Sài Gòn

  1. 5 cánh quân giải phóng Sài Gòn - Bài 4: Những bước chân thần t Xem tin gốc SGGP - 11 tháng trước 127 lượt xem Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Những binh đoàn từ Bắc, Trị Thiên đến Tây Nguyên và Khu 5 nườm nượp lên đường. Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện nhưng tất cả đều hành quân về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa”. Có đơn vị vừa đi vừa đánh địch để mở đường, có đơn vị vượt cung tăng trạm; tất cả đều thi đua tiến nhanh về Sài Gòn. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Ở hướng Đông, Quân đoàn 4 với các Sư đoàn 6, 7, 341, Lữ đoàn bộ binh 52, một tiểu đoàn pháo 130mm, một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp cùng 3 tiểu đoàn xe tăng - thiết giáp với quân số khoảng 30.000 người, đã tiến về Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc. Từ hướng Tây Nam, Đoàn 232 do đích thân đồng chí Lê Đức Anh, Phó Tư lệnh Miền trực tiếp chỉ huy không chỉ thực hiện nhiệm vụ tiến chiếm các mục tiêu trước khi tiến vào đánh chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô, Tổng nha Cảnh sát Quốc gia… mà Đoàn 232 còn thực hiện nhiệm vụ - cắt đứt đường 4 (ở Bến Lức, ngã 3 Trung Lương) chiếm Tân An, Mỹ Tho để chia cắt hoàn toàn Sài Gòn với miền Tây Nam bộ, không cho quân ngụy ở Sài Gòn rút về đồng bằng sông Cửu Long, đập tan kế hoạch “tử thủ” tại Quân khu 4 của quân đội VNCH. Và từ 5 hướng, các đoàn quân Giải phóng như 5 cánh sao đã tiến về giải phóng Sài Gòn, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước Việt Nam. Quân đoàn 4: 80 giờ tiến vào Sài Gòn Trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh, khi đó là Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 rất xúc động khi nói về cánh quân phía Đông đánh vào Hố Nai, Biên Hòa rồi tiến công giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cách đây tròn 35 năm. Ông nhớ lại: Nhiệm vụ của Quân đoàn 4 là đánh chiếm khu vực Biên Hòa-Hố Nai (gồm cả Sở Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1, 2, 3, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH, Bộ Quốc phòng VNCH, Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, Đài Phát thanh Sài Gòn. Muốn về Biên Hòa-Hố Nai thì phải đi qua chi khu Trảng Bom để mở đường số 1, Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Quân đoàn 4 quyết định cử Sư đoàn 341 đánh chiếm Trảng Bom, sau đó mới đánh không quân ngụy và sân bay Biên Hòa; cử Sư đoàn 6 đánh chiếm căn cứ Quân đoàn 3 ngụy và Tiểu khu Biên Hòa. Hai sư đoàn trên làm nhiệm vụ mở cửa cho Sư đoàn 7 thọc sâu đánh thẳng Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập! 4 giờ 7 sáng 27-4, khi chúng tôi phát lệnh tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa và Long Đạt thì tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh Sư đoàn 18 ngụy) đã điều Chiến đoàn 52 (có 8 xe tăng yểm hộ)
  2. đánh vào đội hình tấn công của Sư đoàn 7 nhưng lại bị Sư đoàn 341 tấn công lại. Các pháo thủ bắn cháy 4 xe tăng địch. Giằng co đến 8 giờ 30 sáng, quân ta chiếm được chi khu Trảng Bom và bắt gần 500 sĩ quan, binh sĩ VNCH làm tù binh. 9 giờ sáng, số quân còn lại của địch rút từ Trảng Bom về Suối Đỉa lại bị quân ta phục kích hai bên đường. Hơn 2.000 quân và gần 100 xe các loại bị Sư đoàn 341 của ta tiêu diệt-bắt giữ. Trên hướng thọc sâu, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) phát triển đến Hố Nai thì phải dừng lại để phối hợp với Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 thực hiện đòn tấn công tổng hợp vào các lực lượng của Lữ đoàn 3 thiết giáp và Lữ đoàn dù 4 – của quân đội VNCH… Chiều 28-4, bộ phận thông tin của ta bắt được mẩu đối thoại của địch: “Đường 15 bị cắt rồi, Việt cộng chiếm Trảng Bom, Long Thành, pháo kích Long Bình, tôi định di chuyển về Gò Vấp”, Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy nói. Từ tình hình trên, Tư lệnh Quân đoàn 4 Thiếu tướng Hoàng Cầm ra lệnh dồn sức đánh mạnh các điểm địch co cụm trong khi Sư đoàn 7 tranh thủ tiến sát Hố Nai. Tuy nhiên tàn quân địch vẫn lẩn trốn, trà trộn vào dân và dùng tiểu liên M.16, M.79, M.72 bắn thẳng vào đội hình của quân ta khiến Sư đoàn 7 phải mất thêm thời gian tổ chức chiến đấu tiêu diệt địch. Ngày 29-4, khi nhận được tin Sở Chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy chạy về Gò Vấp, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 thống nhất chỉ đạo Sư đoàn 6 bỏ các vị trí ở Hố Nai, chiếm cầu và chốt giữ đầu cầu sắt; Sư đoàn 341 đánh chiếm sân bay Biên Hòa còn Sư đoàn 7 phải đột phá đi qua ngã ba Tam Hiệp, đưa đội hình vượt sông Đồng Nai trong đêm. 4 giờ sáng 30-4, Sư đoàn 7 tiến đến được cầu sắt xe lửa Biên Hòa nhưng xe tăng của sư đoàn không qua được vì cầu yếu. Vì vậy, Thiếu tướng Hoàng Cầm đã xin ý kiến Bộ Chỉ huy chiến dịch và chỉ đạo Sư đoàn 6 làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch và tiếp quản thị xã Biên Hòa. Sư đoàn 341 chuyển quân lên xe tải để vượt cầu sắt xe lửa vào chiếm các mục tiêu theo kế hoạch (quận Gò Vấp, quận 3, quận 10). Riêng Sư đoàn 7 quay trở ra đường xa lộ tiến vào mục tiêu quận 1. 8 giờ sáng 30-4, 4 xe tăng của Sư đoàn 7 tiến vào Sài Gòn. Một cán bộ cách mạng của ta (vừa được Sư đoàn 7 giải thoát khỏi nhà tù Tam Hiệp) ngồi trên chiếc xe đi đầu, chỉ đường cho quân ta tiến vào Sài Gòn. Đoàn xe tăng của Sư đoàn 7 theo đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) và đi tới Dinh Độc Lập lúc 12 giờ 30. Tất cả chúng tôi đều hạnh phúc rơi nước mắt sau 80 giờ tiến công nghẹt thở vào Sài Gòn! Đoàn 232 - Kế hoạch cuối cùng Đoàn 232 được thành lập vào tháng 2 năm 1975, gồm Sư đoàn 3, Sư đoàn 5 và Sư đoàn 9 cùng một số đơn vị binh chủng khác hợp thành. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh đoàn là đồng chí Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà); Chính ủy đoàn là đồng chí Lê Văn Tưởng (Hai Chân); đồng chí Lê Đức Anh, Phó Tư lệnh Miền, trực tiếp chỉ huy các lực lượng trên hướng Tây và Tây Nam tiến vào Sài Gòn, trong đó Đoàn 232 là lực lượng chủ yếu. Nói về những ngày sôi động này, Thiếu tướng Nguyễn Nam Hưng, Sư đoàn phó Sư đoàn 5, cho biết: “Khoảng 22 giờ ngày 26-4, Sư đoàn 5 mở đầu chiến dịch bằng đòn đánh chia cắt đường số 4 tại khu vực Rạch Chanh, ngã ba Nhị Thành, ấp Bình Yên, Phú Mỹ và áp sát thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa tỉnh Long An. Ngày 27-4, Sư đoàn 5 đã cắt hẳn đường số 4 tại 2 đoạn từ Bắc Tân An đến Bến Lức và từ Nam Tân An đến Tân Hiệp. Tiểu khu Hậu Nghĩa và các chi khu Đức Hòa, Đức Huệ đã bị quân ta đánh chiếm. Các trung đoàn đặc công đã tập kích các chốt Bà Hom, Vĩnh Lộc, căn cứ ra đa Phú Lâm”.
  3. Cùng lúc này, lệnh nổi dậy của Ban Chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo đến lực lượng bộ đội địa phương “Xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện và tỉnh giải phóng tỉnh”. Dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, bộ đội địa phương đã đưa một lực lượng thọc sâu, tấn công thành phố Mỹ Tho, cắt đứt hoàn toàn đường số 4, cô lập Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, Tỉnh trưởng tỉnh Long An gọi điện cho tướng Nguyễn Khoa Nam xin lệnh phá cầu Tân An và Bến Lức, nhưng tướng Nam không đồng ý do các cây cầu này dùng cho kế hoạch - nếu mất Sài Gòn thì Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH sẽ rút qua cầu về đồng bằng sông Cửu Long. Đô đốc Chung Tấn Cang cũng dành riêng một chiến hạm để di tản Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về Cần Thơ bằng đường biển. Các tướng ngụy Lê Văn Hưng, Lê Minh Đảo cũng đặt hy vọng vào việc biến Vùng 4 chiến thuật thành căn cứ để kéo dài cuộc chiến tranh. Nhưng, kế hoạch đó đã hoàn toàn bị phá sản. Chiến dịch không có đêm ngày! Nhắc về sự sôi động của các cánh quân thần tốc tiến về Sài Gòn trong những ngày tháng 4 lịch sử, Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Lúc đó, tôi là Trưởng phòng Tác chiến của B2 mà sau đó khi chuyển qua chiến dịch Hồ Chí Minh thì tôi cũng là Trưởng phòng Tác chiến của chiến dịch. Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đóng tại Căm Xe. Thú thực không khí lúc đó tại Phòng Tác chiến rất căng thẳng và sôi động. Với quyết tâm của Bộ Chính trị - 20 ngày bằng 20 năm – thì lúc đó tại Bộ Chỉ huy không có khái niệm đêm hay ngày mà phải làm sao đảm bảo cho chiến dịch thành công. Từ ngày 26-4 trở đi không khí càng thêm căng thẳng. Tại Sở Chỉ huy nhưng chúng tôi lúc nào cũng di chuyển, di chuyển liên tục trên bản đồ theo sự di chuyển của bộ đội ngoài chiến trận. Nói thì rất dễ, nhưng thực hiện khó khăn lắm. Chúng ta phải làm sao đánh thắng từng cửa, từng trận. Và, chiến thắng đường 4 đã cắt đường rút chạy của địch về đồng bằng sông Cửu Long cũng như chặn cửa không cho quân địch từ miền Tây lên tiếp ứng là thành công mang tính chiến lược!”. Sự phối hợp các lực lượng, quân binh chủng, quân chủ lực và quân dân địa phương đã tạo hiệu quả bước đầu. Ngày 27-4, đồng chí Bùi Văn Trữ (tức Sáu Nhẫn), Phó Phòng Công binh Miền đã chỉ huy CB-CS kết hợp cùng đồng bào địa phương huy động phương tiện tại chỗ tạo đường dẫn vượt sình lầy và làm cầu phà dã chiến đưa phương tiện cơ giới, xe tăng, pháo của Đoàn 232 vượt sông Vàm Cỏ Đông tấn công vùng Mỹ Hạnh, Đức Hòa để theo lộ 10 tiến về Sài Gòn. Tại một khu vực khác, đơn vị do đồng chí Phan Trung Kiên (nay là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) chỉ huy đã giải phóng Đồn Trường học ở Đức Lập Hạ, Đồn Giồng Dầu ở Mỹ Hạnh Bắc (tỉnh Long An) mở đường cho Đoàn 232 tiến về giải phóng Sài Gòn. Đồng chí Phan Trung Kiên, cho biết: “Sau khi chiếm các đồn nêu trên thì cánh quân của ông tiếp tục qua đường số 9, rừng Bà Dụ đánh chiếm Đồn Nhà Tô, Phân chi khu Xuân Thới Thượng, một phần chi khu Xuân Thới Sơn. Bằng mọi giá phải đón đánh ngụy quân tháo chạy và không cho chúng qua kênh Thầy Cai về Sài Gòn”. Khoảng 3 giờ 40 ngày 29-4, đơn vị của đồng chí Phan Trung Kiên nổ súng tấn công Phân chi khu Xuân Thới Thượng. Địch kháng cự quyết liệt và chạy dồn vào Đồn Nhà Tô cố thủ. Đơn vị tiếp tục vây ép, dùng loa kêu gọi địch đầu hàng, bọn biệt động quân thoát ra, lọt vào trận địa phục kích của ta và bị tiêu diệt gần hết. Trận đánh kết thúc lúc 14 giờ 40, ngày 29-4 ta làm chủ hoàn toàn khu vực.
  4. Trong thời gian này, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tiến công chủ yếu của Đoàn 232 theo đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) tấn công Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô. Các ngã đường dẫn đến Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô đã bị quân giải phóng bao vây. Không còn con đường nào khác, khoảng 10 giờ 30 ngày 30-4-1975, tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu thủ đô dẫn các thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền hạ vũ khí đầu hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2