intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 gợi ý dạy con ngoan

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đặt giới hạn và quy tắc Nền móng của sự ngoan ngoãn là các giới hạn và quy tắc trong gia đình. Cần chắc chắn là bé hiểu được những gì cha mẹ đang mong đợi ở bé. Duy trì các quy tắc sinh hoạt phù hợp hàng ngày. Với những bé còn nhỏ, bạn có thể vẽ một bảng biểu để miêu tả nề nếp sinh hoạt một ngày cho bé, chẳng hạn như mấy giờ thì ngủ dậy, ăn sáng lúc mấy giờ, lấy đồ chơi ở đâu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 gợi ý dạy con ngoan

  1. 5 gợi ý dạy con ngoan 1. Đặt giới hạn và quy tắc Nền móng của sự ngoan ngoãn là các giới hạn và quy tắc trong gia đình. Cần chắc chắn là bé hiểu được những gì cha mẹ đang mong đợi ở bé. Duy trì các quy tắc sinh hoạt phù hợp hàng ngày. Với những bé còn nhỏ, bạn có thể vẽ một bảng biểu để miêu tả nề nếp sinh hoạt một ngày cho bé, chẳng hạn như mấy giờ thì ngủ dậy, ăn sáng lúc mấy giờ, lấy đồ chơi ở đâu, chơi xong phải dọn dẹp đồ chơi thế nào... Tất nhiên thời gian biểu với các bé cần linh hoạt, không nên ép buộc cứng nhắc nhưng nếu duy trì tốt những quy tắc, bé sẽ sớm có tác phong sinh hoạt làm vui lòng cha mẹ. 2. Cho bé thấy hậu quả logic Bé sẽ hiểu được khi làm sai thì sẽ bị một hình phạt nào đó. Chẳng hạn, nếu bé cào cấu anh (chị) để lấy quả bóng nhựa thì bạn có thể phạt bé bằng cách không cho bé chơi với quả bóng đó trong 1-2 ngày. Nếu bé trai nhà bạn bỏ ôtô nhựa giữa đường, dù bạn đã nhắc bé phải cất gọn vào giỏ đồ chơi thì sau đó, bạn nên phạt con bằng cách không cho bé chơi ôtô trong suốt thời gian còn lại trong ngày. Hoặc bạn chọn hình phạt khác là tước bỏ của bé một quyền lợi nào đó (như cuối tuần không được đi công viên, siêu thị, nhà sách, về bà ngoại...). 3. Không phạt thái quá Nếu con của bạn mắc lỗi, đừng đánh đòn bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên gọi con là đứa "ngu ngốc", "hư", "vô dụng"... hoặc bất kỳ
  2. lời chửi rủa nào. Ngoài ra, cũng không nên dọa con suông. Nếu bạn phạt bé không được xem tivi hôm nay thì nên giữ đúng hình phạt. 4. Khen nhiều Hầu hết các bé phải nghe từ "không được" hoặc những từ cấm đoán khác từ cha mẹ hàng trăm lần mỗi ngày, trong khi bé không nhận đủ những lời động viên. Thay vì chỉ chăm chăm vào những gì bé đang làm sai, cha mẹ nên chú ý tới những việc bé làm đúng. Nên khen ngợi bé một cách thường xuyên. Đó là cách giúp bé thiết lập nền tảng tốt cho cách cư xử đúng sau này. Lời khen cho con không chỉ là lời nói, bạn có thể truyền đạt lời khen thông qua nụ cười và những cái ôm. 5. Dạy con bằng làm gương Bạn không thể mong đợi con mình sẽ ngoan nếu bạn không xử sự đúng mực. Nếu bạn nói bậy, sống bừa bộn, đối đáp không phải với người thân trong nhà... thì đừng ngạc nhiên khi bé cũng bắt chước thói xấu từ mẹ. Rèn thói quen tốt: thói quen, giờ giấc sinh hoạt hằng ngày thường đóng vai trò quan trọng đối với mọi đứa trẻ. Bạn nên giúp con hình thành thời gian biểu một cách khoa học, sau đó thực hiện đều đặn, nghiêm túc và chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết. - Đừng để con bị "quá tải". Trước khi yêu cầu con làm điều gì, bạn hãy cân nhắc độ tuổi và khả năng của bé. Tuyệt đối không nên đòi hỏi con làm quá nhiều thứ cùng một lúc, trẻ con thường không thể ổn định tâm lý nếu bị bố mẹ gây quá nhiều áp lực. - Dành thời gian trò chuyện với con về trường lớp, bạn bè. Hãy chú ý lắng nghe, quan sát để hiểu hơn những gì con cảm nhận về trường học, bạn bè và cả những khúc mắc mà con đang gặp phải. Phụ
  3. huynh tốt là người biết đặt mình vào vị trí của con trẻ và đưa ra những lời khuyên tốt nhất, chứ không phải người trách mắng con - điều này sẽ làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2