intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 “lầm tưởng” về học nhóm 1.

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

90
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Học nhóm đông người = không hiệu quả Theo quan điểm của các teen thì mỗi nhóm học nếu có từ 10 thành viên trở nên sẽ rất dễ tạo thành một cái chợ! Bởi vì có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cái “tôi”, có bấy nhiêu ý kiến phát biểu. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ rất khó hoà hợp trong một không khí chung khi cái “tôi” của một số người quá mạnh. Hơn nữa, quá đông thì khó kiểm soát và khó kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, các bạn phải hiểu rằng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 “lầm tưởng” về học nhóm 1.

  1. 5 “lầm tưởng” về học nhóm 1. Học nhóm đông người = không hiệu quả Theo quan điểm của các teen thì mỗi nhóm học nếu có từ 10 thành viên trở nên sẽ rất dễ tạo thành một cái chợ! Bởi vì có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cái “tôi”, có bấy nhiêu ý kiến phát biểu. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ rất khó hoà hợp trong một không khí chung khi cái “tôi” của một số người quá mạnh. Hơn nữa, quá đông thì khó kiểm soát và khó kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, các bạn phải hiểu rằng, một mặt khác, nếu một nhóm có đông người sẽ đồng nghĩa với các bạn sẽ có rất nhiều cái đầu sáng tạo, kinh nghiệm, và khi gánh nặng bài vở được chia sẻ càng nhiều, các bạn càng có thêm thời gian để tự học. Chỉ cần các bạn biết sắp xếp nhiệm vụ các thành viên một cách khoa học, có giấy trắng mực đen rõ ràng, các thành viên sẽ đều rất hữu ích đấy. 2. Học nhóm ít người = có hiệu quả
  2. Bổ sung cho ý trên, đồng thời với việc hco rằng học nhóm quá đông có thể ảnh hưởng đến công việc chung, teen cũng cho rằng học nhóm càng ít người càng dễ tập trung, càng dễ tập trung, càng hiệu quả. Quan niệm ấy có caí đúng và cái chưa đúng. Đúng là vì khi học nhóm với số lượng ít đồng nghĩa với tiếng ồn giảm, ít sự tranh cãi, ít ý kiến cá nhân hơn. Nhưng ngược lại, nếu nhóm các bạn toàn những mem hơi thụ động trong cách học thì nhóm sẽ không thể có được những ý tưởng sáng tạo, những sự tranh luận sôi nổi nhiệt tình. Hình thức một kèm một chỉ phù hợp khi bạn học với gia sư hoặc “đôi bạn cùng tiến” thôi. Nghĩa là sự chênh lệch kiến thức, trình độ giữa hai người là có, phần lớn bạn đóng vai trò bị động. Còn nếu đã là học nhóm thì nên càng có nhiều ý kiến khách quan, bàn luận để đi đến ý kiến thống nhất và đúng nhất thì tốt hơn. Từ hai quan điểm trên, suy ra, một nhóm học sẽ có hiệu quả tốt nhất khi có số thành viên vừa đủ, phụ thuộc vào không gian học, quan hệ giữa các thành viên, đặc biệt là sự điều hành của người trưởng nhóm.
  3. 3. Các thành viên nhóm phải cùng một trình độ Thông thường thì các nhóm học là những bạn chơi thân với nhau. Các bạn này lại thường có chung một khả năng học (là các mọt sách của lớp hay các mem chậm tiến). Các bạn cũng quan niệm rằng không nên có những thành viên có trình độ khác biệt vào nhóm của mình, nếu không sẽ không đạt kết quả tốt. Ví dụ: một nhóm toàn những VIP học giỏi ở lớp không hề muốn có sự góp mặt của các mem học kém hơn họ, chậm tiếp thu hơn họ, điều đó sẽ làm giảm không khí học tập và tiến độ ôn tập của nhóm vip này. Tương tự, một nhóm toàn những bạn hơi kém một tí, mặc dù rất muốn có thành viên giỏi trong nhóm mình nhưng lại sợ bị coi thường, lên lớp. Tốt nhất, một nhóm học nên có các thành viên với nhiều mức độ và khả năng học khác nhau. Vì xét cho cùng, học nhóm là để giúp nhau cùng tiến bộ. Các bạn giỏi sẽ truyền kinh nghiệm cho các bạn kém. Các bạn kém chưa chắc đã không có những ý kiến hay và hữu ích, mà chỉ vì họ không biết cách diễn giải mà thôi. Trong khi giảng giải cho các bạn yếu,
  4. các bạn khá cũng sẽ một lần nữa tự củng cố lại kiến thức cho mình. 4. Học là học, không chơi bời, giải trí gì hết! Nhiều nhóm học hơi khắt khe trong chuyện học, ôn tập. Họ tự đưa ra quyết tâm: “Chỉ có học và ôn tập không ngừng mới có thể đạt kết quả tốt”. Thế là cứ đến giờ học nhóm, không khí lúc nào cũng như đưa đám, nặng nề, mở miệng ra là học, chuyện quanh đi quẩn lại cũng vẫn chỉ là ôn thi. Quyết tâm học tập là tốt nhưng chớ biến việc học thành một cực hình, một gánh nặng. Nếu không, sẽ có ngày các thành viên trong nhóm hoặc là stress nặng nề hoặc là sẽ nổ tung đầu lên vì bị nhồi nhét quá nhiều. Học phải đi đôi với giải trí hợp lí. Một nhóm học thông minh là một nhóm học biết các thành viên muốn gì và làm gì để việc học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. VD: Các bạn có thể treo những giải thưởng nho nhỏ nếu các thành viên có sự cố gắng trong học tập (được đi xem phim, xem ca nhạc, ăn chè...). Giữa các giờ học, trong giờ nghỉ, các bạn có thể cùng nhau nghe nhạc,
  5. ăn trái cây, cùng chơi các trò chơi nhẹ nhàng... 5. Học tức là “gạo” bài hoàn toàn trong sách vở Một cách tự nhiên và gần như là chân lí, các teen luôn quan niệm học để đựơc điểm cao, để điểm cao thì phải có một kiến thức bách khoa, tức là ít nhất phải nắm rõ như lòng bàn tay các nội dung trong sách giáo khoa. Vì thế, hình thức học chủ yếu của các teen là cùng nhau ngồi giải bài tập, cùng nhau kiếm tra bài, ôn bài, ai không hiểu thì hỏi một thành viên khá nhất...chấm hết! Cách học như thế không hoàn toàn hiệu quả. Teen là lứa tuổi mà các bạn say mê khám phá thế giới khoa học xã hội một cách tự nhiên. Đừng phủ nhận nhé, khám phá bằng chính cách của mình sẽ hay ho hơn nhiều là tiếp nhận những thứ đã được người ta tìm ra từ cách đó hàng thế kỉ. Cách học nhóm cần phải được đổi mới để việc học nhóm trở nên thú vị và có kết quả thực chất chứ không chỉ là điểm số bề ngoài. VD: Các nhóm teen có thể tìm hiểu kiến thức qua việc cùng nhau dựng một vở kịch (đối với môn văn), cùng đi thăm quan một địa danh, một
  6. viện bảo tàng (đối với sử, địa), thành lập câu lạc bộ đố vui (hấu hết các môn học đều tốt), cùng nhau sưu tầm tư liệu, tranh ảnh...liên quan đến môn học. Các bạn đừng sợ rằng những công việc nói trên là vô bổ, tốn thời gian. Cái mà chúng ta thu được đâu chỉ là kiến thức mà còn là kinh nghịêm thực tế, trên tất cả là niềm say mê môn học. Và các bạn cũng chẳng sợ mình đơn độc đâu. Trong các tiết sinh hoạt, các bạn có thể đề xuất cách học của nhóm mình lên cô chủ nhiệm, các cô giáo bộ môn để cả lớp, thậm chí cả trường cùng học với các bạn. Chúc các nhóm học thật tốt nhé! Bùi Thị Huyền Châm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2