YOMEDIA
ADSENSE
5 quy tắc để thành công trong kinh doanh
296
lượt xem 118
download
lượt xem 118
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đầu tiên, sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp một cách lý tưởng với thị trường hiện tại và với nhu cầu, mong muốn cũng như khung chi phí mà mọi người sẵn sàng chi trả. Những sản phẩm dịch vụ nào không phù hợp hay không thích nghi với nhu cầu hiện tại cần phải được nhanh chóng điều chỉnh và thay đổi
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 5 quy tắc để thành công trong kinh doanh
- Brian Tracy: Năm quy tắc để thành công trong kinh doanh “Có nhiều con đường khác nhau để dẫn đến thành công nhưng tựu trung lại, chúng đều gặp nhau ở năm “quy tắc” lớn sau đây: 1. Đầu tiên, sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp một cách lý tưởng với thị trường hiện tại và với nhu cầu, mong muốn cũng như khung chi phí mà mọi người sẵn sàng chi trả. Những sản phẩm và dịch vụ nào không phù hợp hay không thích nghi với nhu cầu hiện tại cần phải được nhanh chóng điều chỉnh và thay đổi, nếu không sẽ có nguy cơ biến mất khỏi thị trường. 2. Tiếp theo, công ty phải tập trung toàn bộ tâm trí và nguồn lực vào việc tiếp thị, quảng bá, phân phối sản phẩm đến khách hàng nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận cao nhất. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh ở bất kỳ nền kinh tế nào. 3. Thứ ba, công ty phải có các hệ thống lưu trữ sổ sách, dữ liệu kế toán, quản lý tồn kho và kiểm soát chi phí hiệu quả. Việc kiểm soát chi phí hoạt động cũng như quản lý nội bộ kém hiệu qủa là nguyên nhân thứ hai dẫn đến thất bại trong kinh doanh. 4. Thứ tư, công ty phải xây dựng định hướng kinh doanh rõ ràng đồng thời tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp quản lý và đội ngũ nhân viên. Mọi hoạt động của công ty cần phải được vận hành như một cỗ máy được bôi trơn dầu mỡ, trong đó mọi người đều hiểu được vị trí, nhiệm vụ công việc của mình và phát huy tối đa năng lực ở những vị trí đó. 5. Cuối cùng, công ty nên liên tục học hỏi, phát triển, đổi mới và cải tiến. Người Nhật gọi quy trình này là Kaizen; còn W. Edwards Deming (cha đẻ của học thuyết quản lý chất lượng) khẳng định rằng việc liên tục đào tạo và nâng cao kỹ năng ở mọi cấp độ của công ty là chìa khoá để đạt được ưu thế cạnh tranh quan trọng và thành công lâu dài trong kinh doanh. Bằng cách cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mọi người và với mức giá có thể chấp nhận được, bạn hoàn toàn có thể giành được chỗ đứng vững chắc trong một nền kinh tế thị trường tự do. Và khi bạn vận dụng nghiêm túc năm quy tắc này, bạn hãy tự tin rằng mình sẽ thành công trong sự nghiệp kinh doanh đồng thời gặt hái được nhiều phần thưởng tương xứng với những nỗ lực của bạn cũng như sự thoả mãn về những giá trị cuộc sống mà bạn hằng khao khát.” Michael Lee Stallard:
- "Công thức để tạo nên sự liên kết: Tầm nhìn + Giá trị + Tiếng nói = Sự liên kết Tầm nhìn hiện hữu trong công ty khi mọi người được thúc đẩy bởi những mục tiêu của công ty đó, đoàn kết lại bởi giá trị và tự hào về danh tiếng của nó. Giá trị là khi con người hiểu được những nhu cầu tâm lý cơ bản, khen thưởng những gì mà người khác làm tốt, những cống hiến đặc biệt của họ và giúp họ phát triển năng lực bản thân. Tiếng nói là khi mỗi người hướng về những ý nghĩ của người khác, chia sẻ với nhau suy nghĩ và quan điểm của bản thân mình một cách trung thực và cùng nhau bảo vệ những mối liên hệ này. Môi trường văn hoá giao tiếp là môi trường trong đó, những nhu cầu tâm lý cơ bản của con người được đáp ứng, đó là nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận, được sở hữu, quyền tự quyết, được phát triển bản thân và được coi trọng. Tầm nhìn, Giá trị và Tiếng nói là những yếu tố của một môi trường văn hoá giao tiếp." Brian Tracy: Não trạng của những nhà triệu phú “Đây là một khám phá quan trọng: Những người dự định sẽ thành công tuyệt đối tin là sớm muộn gì họ cũng sẽ thành công. Họ tin mọi chuyện sẽ xảy đến với họ dù tích cực hay tiêu cực đều là một phần trong kế hoạch lớn mà cuối cùng sẽ làm cho họ thành công. Họ không tán thành, suy nghĩ tới hoặc đề cập tới khả năng thất bại. Khái niệm không thành công không bao giời loé lên trong ý nghĩ của họ. Thậm chí, họ chẳng bao giờ xét đến khả năng thất bại. Bạn sẽ luôn luôn ứng xử sự việc bên ngoài nhất quán với niềm tin thực sự ở bên trong. Khi bạn hoàn toàn tin vào mình là bạn đã là một người thành công chỉ còn đợi chỗ thích
- hợp phải đến, bạn sẽ hoàn toàn khác với người vẫn còn nghi ngờ khả năng thành công của mình. Khi bạn phát huy được ý thức về sự thành đạt, bạn sẽ trở nên tin tưởng là có một kế hoạch chung làm cho bạn thành công và mọi chuyện xảy đến với bạn là một phần trong kế hoạch ấy. Bạn sẽ bắt đầu thấy những điều tốt đẹp trong mọi lần tụt hậu hoặc khó khăn. Bạn sẽ rút ra được các bài học giá trị từ mọi thất bại hoặc vấn đề tạm thời. Giống như Henry Ford, bạn sẽ lại tự tin nói là: “Thất bại chính là cơ hội để bắt đầu làm lại một cách khôn ngoan hơn”. Bạn sẽ phát huy ý thức mà bạn tuyệt đối tin rằng sự thành công về tài chính của bạn chắc chắn sẽ xảy ra. Bạn sẽ tạo được bước nhảy vĩ đại từ việc suy nghĩ tích cực tới sự hiểu biết tích cực. Đôi khi suy nghĩ tích cực có thể là khát khao hoặc hy vọng, một sự khoả lấp nỗi lo sợ và hoài nghi. Nhưng hiểu biết tích cực loé lên trong ý nghĩ khi bạn đạt tới trạng thái xác tín mà bạn tuyệt đối tin tưởng dù cho bất cứ điều gì xảy ra bạn cũng sẽ thành công. Theo quan điểm này: KHÔNG CÓ GÌ CÓ THỂ NGĂN CHẶN ĐƯỢC BẠN.” Michael E.Gerber: "Cuộc Cách mạng chìa khoá trao tay Cách mạng Công nghiệp, Cách mạng Khoa học Kỹ thuật và bùng nổ thông tin là những sự kiện đã và đang diễn ra trên thế giới. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng có ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, khi được hỏi về cuộc Cách mạng chìa khoá trao tay, hầu hết chúng ta đều ngơ ngác. Thế nhưng cuộc Cách mạng chìa khoá trao tay đã, đang và sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ không kém bất kỳ sự kiện nào kể trên. Cốt lõi của cuộc cách mạng chìa khoá trao tay là một phương thức kinh doanh có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ bất kỳ doanh ngiệp nhỏ nào (bất kể quy mô ra sao) từ tình trạng rối loạn và suy thoái sang trạng thái ổn định và tăng trưởng. Chính cuộc Cách mạng chìa khoá trao tay là chìa khoá ảo giúp chúng tôi mở ra hướng phát triển cho doanh nghiệp: đó là một mô hình cân bằng cho một doanh nghiệp hiệu quả." Brian Tracy:
- "Kẻ phá hoại Thành công Sự chỉ trích tiêu cực là một trong những hành vi có hại nhất của con người. Nó hạ thấp lòng tự trọng, tạo ra hình ảnh xấu về bản thân và làm hạn chế sự phát triển cá nhân trong mọi việc mà người đó nỗ lực làm. Sự chỉ trích tiêu cực làm lung lay lòng tự tin, khiến con người cảm thấy kém cỏi, căng thẳng và phạm sai lầm mỗi khi cố gắng làm những việc từng bị chỉ trích trong quá khứ. Mục đích chung của sự phê bình, nếu bạn phải đưa ra những lời chỉ trích, là "cải thiện biểu hiện", để giúp người khác trở nên tốt hơn. Lời phê bình mang tính xây dựng không được sử dụng với mục đích trả thù. Nó không phải phương tiện để thể hiện sự khó chịu hay giận dữ. Mục đích của nó là để giúp đỡ chứ không phải gây tổn thương, vì vậy tốt nhất là bạn nên hạn chế sử dụng nó." Brian Tracy – Nguyên tắc thiết yếu trong kinh doanh: “Bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào trong kinh doanh cũng sẽ phá vỡ cấu trúc quyền lực hiện tại, và mọi người sẽ đấu tranh mãnh liệt để bảo vệ đặc quyền và địa vị của họ ngay cả khi họ biết rằng điều đó sẽ có hại cho tổ chức. Mọi người thường có tâm lý không muốn thay đổi cũng như không thích những ai tư vấn về thay đổi.” Mike George: " Con người thường hay đặt ra nhiều kỳ vọng về bản thân.
- Một số người kỳ vọng nhiều đến nỗi điều gì thấp hơn chuẩn hoàn hảo đã được đưa ra sẽ là cả một nỗi thất vọng ê chề đối với họ, và họ xem đây là nguồn cơn gây uất ức, dễ trở thành cáu gắt, giận dữ. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài trong khi ta đang sống trong một thế giới vốn không hoàn hảo, ta đã giết chết sự tự tin của mình và tự hành hạ, dày vò bản thân. Tệ hơn nữa là khi ta kỳ vọng người khác cũng phải hoàn hảo, nếu họ không làm được, thì ta bắt đầu quy tội họ, cảm thấy mình bị họ lừa dối và không tín nhiệm họ nữa. Có 3 giải pháp khi đã nhận ra chính ta là người khiến mình bị stress: Cách thứ nhất: hạ tiêu chuẩn của bạn xuống đến mức có thể chấp nhận được. Hãy thoải mái và làm quen với chuyện không làm hết công việc nào đó khi không nhất thiết phải hoàn thành. Cách thứ hai: thay đổi nhận thức của bạn về thế giới. Thế giới này vốn không hoàn hảo với những con người cũng không hoàn hảo, nhưng mọi thứ vẫn tốt đấy thôi! Hãy cứ để vạn vật tồn tại và vận động theo đúng quy luật của chúng. Cách thứ ba: nói lời chúc mừng, khen ngợi và biết cảm kích người khác vì sự nỗ lực và những điều họ đã làm bất kể kết quả là gì. Việc đánh giá cao mọi người sẽ làm “mềm” suy nghĩ “cứng ngắc”, mang tính áp đặt của ta khi bắt buộc mọi thứ “phải” là như vậy! "
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn