5 sai lầm các nhà đầu tư BĐS nên tránh
lượt xem 128
download
Khi mua hay bán BĐS, đa số là để kiếm lời, nhưng điều này không hề dễ dàng. Bạn cần làm gì để đi đúng hướng để tránh một số sai lầm cơ bản?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 5 sai lầm các nhà đầu tư BĐS nên tránh
- 5 sai lầm các nhà đầu tư BĐS nên tránh Các nhà đầu tư bất động sản và những người mua nhà lần đầu đang gặp khó khăn khi thị trường bất động sản trì trệ. Khi mua hay bán BĐS, đa số là để kiếm lời, nhưng điều này không hề dễ dàng. Bạn cần làm gì để đi đúng hướng để tránh một số sai lầm cơ bản? Các sai lầm này thường là thiếu sự nghiên cứu, sử dụng sai nguồn vốn, tự bản thân làm mọi thứ, trả hời cho khoản BĐS, và đánh giá quá thấp chi phí. Trong bài này, chúng tôi sẽ xem xét 5 lỗi này và chỉ ra cho bạn để tránh được chúng. Sai lầm thứ nhất: Thiếu sự nghiên cứu Trước khi hầu hết các cá nhân mua một chiếc ô tô hay một chiếc TV họ thường so sánh các mẫu mã với nhau, đặt ra rất nhiều câu hỏi và cố gắng quyết định liệu chúng có thật sự đáng giá để mua không. Để đi đến quyết định mua một ngôi nhà thì sự thận trọng thậm chí còn phải được thực hiện chặt chẽ hơn thế. Người sắp mua nhà không chỉ đặt ra các câu hỏi về ngôi nhà, mà anh ta còn phải điều tra về khu vực xung quanh của ngôi nhà, về hàng xóm. (Tóm lại, một ngôi nhà đẹp thì có ích gì nếu như bên cạnh là nhà là một người suốt đêm chè chén, tiệc tùng và việc này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn...) Sau đây là danh sách một số câu hỏi mà một nhà đầu tư tương lai nên đặt ra về ngôi nhà: + Ngôi nhà được xây dựng thuộc một khu vực thương mại, hay sẽ có một công trình xây dựng dài hạn sẽ được thực hiện trong tương lai gần? + Ngôi nhà nằm ở khu vực có lũ lụt hoặc có vấn đề, chẳng hạn như khu vực bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ hay bị mối mọt xông không? + Ngôi nhà có vấn đề gì về nền móng hoặc về giấy tờ cần xử lý không? + Ngôi nhà có gì mới và có gì cần phải thay thế? + Tại sao chủ cũ của ngôi nhà lại bán? + Anh ta trả giá cho ngôi nhà là bao nhiêu và khi nào? + Nếu bạn chuyển đến một thành phố mới, các vấn đề của thành phố đó là gì?
- Sai lầm thứ 2: Sử dụng nguồn vốn không hiệu quả Cùng với xu hướng mua nhà rộ lên trên khắp Bắc Mỹ, mà bắt đầu từ sự sụt giảm vào cuối năm 2007, có hàng loạt các công ty cầm cố từ nước ngoài nhảy vào. Thật không may, rất nhiều người mua, những người kiếm được các khoản vay với lãi suất có thể điều chỉnh/có thể thay đổi hoặc các khoản vay chỉ đơn thuần có lãi suất, rốt cuộc đã phải trả giá khi lãi suất tăng lên. Vấn đề là người mua cứ nghĩ chắc chắn là họ có đủ khả năng tài chính để thanh toán (nếu lãi suất tăng), hoặc họ có kế hoạch dự phòng để chuyển thành một vật cầm cố có lãi suất cố định thuận tiện hơn. Sai lầm thứ 3: Tự bản thân làm mọi thứ Rất nhiều người mua nghĩ rằng họ biết hết mọi thứ và bản thân họ có thể hoàn thành một giao dịch thật sự. Các nhà đầu tư BĐS nên tận dụng mọi nguồn lực có thể và những chuyên gia thân quen để nhờ giúp đỡ đưa ra quyết định mua bán đúng đắn. Một danh sách các chuyên gia tiềm năng, chí ít cũng phải có một cơ quan BĐS có hiểu biết, một thanh tra viên thành thạo, một người chạy việc, một luật sư giỏi, và một đại diện bảo hiểm. Những chuyên gia này có đủ khả năng để cảnh báo các nhà đầu tư về bất cứ vấn đề gì liên quan đến ngôi nhà cũng như hàng xóm xung quanh. Trong trường hợp là luật sư, anh ra có thể cảnh báo cho người mua nhà bất cứ thiếu sót gì liên quan đến chứng từ hay quyền xây cất để giúp người mua có thể trở lại nơi ở. Sai lầm thứ 4: Trả giá hớ Vấn đề này có vẻ liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. Tìm một ngôi nhà hợp lý có thể tốn nhiều thời gian và là một quá trình mệt mỏi. Còn sau khi một người mua nhà tiềm năng cuối cùng đã tìm ra được một ngôi nhà mà thực sự đáp ứng được nhu cầu của anh ta thì người mua tự nhiên thấy lo lắng về việc làm cho người bán chấp nhận trả giá. Vấn đề là người mua bị lo lắng có xu hướng trả giá cao hơn cho ngôi nhà. Trả giá hớ có thể có một số hiệu ứng: người mua có thể vay quá mức và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất; tạo ra việc thanh toán cao hơn mức có thể chi trả; sẽ mất nhiều thời gian để người mua thu lại được vốn từ khoản đầu tư này. Liệu bạn có trả hớ không?
- Để xem khoản đầu tư mơ ước của bạn có bị trả giá quá cao không, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiên cứu các ngôi nhà tương tự trong cùng khu vực trong khoảng thời gian gần đây. Bất cứ một người môi giới BĐS nào cũng có thể cung cấp các thông tin này, đặt biệt là với những người có khả năng tiếp cận với các nguồn dữ liệu đa dạng. Nhưng như một sự dự phòng, hay nếu bạn không sử dụng dịch vụ của nhà môi giới, đơn giản là hãy nhìn vào các ngôi nhà tương tự trên báo chí, và xem chúng đang được ngã giá bao nhiêu. Lôgic chỉ ra rằng trừ khi các ngôi nhà có đặc thù riêng, còn không người mua thường cố gắng giữ giá chào mua theo giá bán của các ngôi nhà lân cận. Người mua sẽ nhận ra rằng luôn có các cơ hội mới khác, và rằng thậm chí nếu quá trình đạm phán bế tắc hoặc thất bại thì vẫn chẳng có vẫn đề gì vì sẽ có một ngôi nhà nào đó khác sẽ đáp ứng được yêu cầu của họ. Vấn đề chỉ là kiên nhẫn trong quá trình tìm kiếm. Sai lầm thứ 5: Đánh giá quá thấp chi phí Không giống đi thuê, nhà còn có các chi phí bảo dưỡng, cắt cỏ, sơn tường, làm vườn. Rồi còn các chi phí liên quan với trang trí, giữ gìn (chẳng hạn như lò sưởi, máy giặt, máy sấy, tủ lạnh, và các đồ đạc khác). Đó còn là chưa kể đến các chi phí như lợp mái mới, thay đổi cơ cấu ngôi nhà và các thứ nhỏ nhặt khác như bảo hiểm hay thuế nhà đất. Vấn đề là những người mua nhà lần đầu thường có xu hướng quên những chi phí này khi tìm nhà. Và thật không may là đó là lý do nhiều ông chủ của những ngôi nhà mới có xu hướng nghèo đi về nhà và về tiền. Lời khuyên tốt nhất là hãy lập một danh sách tất cả các chi phí nhà hàng tháng liên quan đến vận hành và bảo dưỡng 1 ngôi nhà theo ước tính trước khi thực hiện việc mặc cả mua ngôi nhà đó. Một khi các con số này được đưa ra, bạn sẽ có một ý tưởng tốt hơn để có thể chi phí cho nó. Quyết định chi phí cho việc mua một món BĐS thậm chí quan trọng hơn đối với những người hay di chuyển và những nhà đầu tư. Đó là do lợi nhuận của họ gắn liền trực tiếp với khối lượng thời gian mà họ bỏ ra để mua ngôi nhà, cải tạo chúng và lại bán chúng đi. Trong mỗi trường hợp, nhà đầu tư nên tạo ra một danh sách. Họ nên chú ý đặc biệt đến các chi phí ngắn hạn, chi phí trả trước và các phí hoãn lại (cho bảo hiểm hoặc các tiện ích khác) có thể nảy sinh khi căn nhà được mua để ở trong thời gian ngắn.
- Lời cuối là nếu đầu tư vào BĐS dễ dàng, tất cả mọi người sẽ làm điều đó. Thật may mắn, rất nhiều trong số các khó khăn người mua nhà đã trải qua có thể tránh được với sự kiên trì và việc hoạch định chính xác trước khi hợp đồng được ký.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 sai lầm của nhà đầu tư chứng khoán
2 p | 215 | 106
-
Thông tin thị trường bất động sản ngày 04/08/2008
3 p | 342 | 94
-
5 Sai lầm nên tránh trong kinh doanh bất động sản
5 p | 195 | 59
-
5 sai lầm tài chính lớn nhất
2 p | 165 | 33
-
5 Sai lầm cần tránh khi kinh doanh bất động sản
7 p | 141 | 30
-
5 sai lầm thường gặp ở nhà đầu tư ít kinh nghiệm
3 p | 100 | 24
-
19 sai lầm các nhà đầu tư thường mắc phải khi chơi chứng khoán
3 p | 133 | 17
-
Nhà đầu tư chứng khoán chưa có niềm tin vào thị trường
3 p | 82 | 6
-
'Các tập đoàn phải cạnh tranh mới hoạt động hiệu quả'
3 p | 73 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn