intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 sai lầm làm thui chột nhân viên giỏi

Chia sẻ: Haithanh Haithanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

127
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo nghiên cứu mới nhất, trung bình nhân viên chỉ làm khoảng 50% so với khả năng thực sự của họ. Là lãnh đạo, bạn sẽ thất vọng vì việc thiếu tích cực này. Tất nhiên, bạn muốn nhân viên làm việc hết mình để tổ chức thu được nhiều kết quả cao hơn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 sai lầm làm thui chột nhân viên giỏi

  1. 5 sai lầm làm thui chột nhân viên giỏi Theo nghiên cứu mới nhất, trung bình nhân viên chỉ làm khoảng 50% so với khả năng thực sự của họ. Là lãnh đạo, bạn sẽ thất vọng vì việc thiếu tích cực này. Tất nhiên, bạn muốn nhân viên làm việc hết mình để tổ chức thu được nhiều kết quả cao hơn. Để nắm giữ những tài năng và những nhân viên có khả năng tiềm tàng, bạn phải nhận ra sự tăng lên đáng kể về số lượng những nhân viên này. Các nhân viên có kiến thức là những cá nhân sử dụng bộ não thay vì cơ bắp để làm việc. Để đảm bảo họ luôn có biểu hiện làm việc tốt, bạn phải quản lý những nhân viên tài năng này theo cách khác với cách đã làm trước đây. Tài năng của họ có thể giúp bạn đưa tổ chức lên hàng đầu. Tránh 5 sai lầm chết người sau đây bạn sẽ nắm giữ được thực lực của nhân viên và xây dựng lòng nhiệt tình của họ: 1. Chỉ tập trung vào những điều sai Cách giải quyết "không có tin nào mới chính là tin tốt nhất" để lãnh đạo các nhân viên có kiến thức là một công thức cho thảm hoạ. Bạn có thể nghĩ rằng nếu nhân viên không làm sai, họ không cần phải nghe bạn. Nhưng những nhân viên có kiến thức muốn được thừa nhận. Họ cần sự chú ý của bạn. Quá trình thừa nhận và thừa nhận sự tiến bộ sẽ nâng cao tài năng của họ, giúp họ tiến theo đúng hướng và tiếp thêm sự nhiệt tình của họ. Tránh chỉ tập trung vào những cái sai và hãy thừa nhận những cái đúng. 2. Phớt lờ những biểu hiện tồi Những nhân viên có biểu hiện làm việc tốt muốn bạn xử lý những người có biểu hiện tồi. Bạn phải nhắm vào các thách thức về biểu hiện bằng việc hướng dẫn nhân viên, giao phó cho mỗi cá nhân một lĩnh vực mà phù hợp nhất với tài năng của họ. Không chỉ thế, bạn phải chú ý tới các khó khăn và tiến hành các hành động hợp lý. Đừng để những người chậm chạp làm lãng phí thời gian, làm trật bánh con tàu tiến bộ của tổ chức và làm giảm tinh thần của những nhân viên khác. 3. Xem nhẹ sự nhàm chán và giao việc không phù hợp với khả năng Sự thiếu chắc chắn và những ám ảnh công việc có thể ngăn nhân viên khỏi việc nói ra một sự thay đổi cần thiết. Công việc của bạn là chú ý khi các cá nhân mất đi sự yêu thích công việc hiện tại hoặc giảm bớt sự nhiệt tình và nỗ lực vì những lí do không được biết đến. Hãy xử lý những vấn đề này thay vì để cho nó tiếp tục. Chẳng có niềm vui nào trong việc cứ kệ mọi chuyện. Bạn không giúp nhân viên bằng cách cho phép những hành vi xấu tiếp diễn. Nghiêm khắc với bản thân và với người khác là một phần của việc lãnh đạo. 4. Để họ nói "Đồng ý" với mọi vấn đề Giúp nhân viên tài năng của bạn kiềm chế khao khát được thực hiện một dự án thú vị nào đó khi nó không liên quan đến những ưu tiên của tổ chức. Dù dự án đó thú vị thế nào đi nữa, bạn cũng phải giúp nhân viên nhận thấy rõ rằng: "Dự án đó có đóng góp vào mục tiêu của tổ chức hay
  2. không?". "Tôi có thể chứng minh thời gian và năng lượng mà tôi dành cho nó là đúng hay không?", "Sáng kiến này có giúp chúng ta giành được kết quả như chúng ta muốn hay không? Nhiều khi, các nhân viên giỏi "cắn" nhiều hơn họ có thể nhai. Một nhà lãnh đạo thông minh giúp các nhân viên thiết lập giới hạn và nói "không" với đòi hỏi cá nhân cũng như những đòi hỏi của tổ chức. 5. Thất bại trong việc đưa ra phản hồi Thường thì không ai muốn lắng nghe. Nhưng mỗi người cần biết khi nào thì thái độ và hành vi của mình gây khó chịu cho người khác. Dù người đó có xuất sắc thế nào đi nữa, anh ta/ cô ta vẫn có thể mắc phải sai lầm mà chính anh ta/cô ta cũng không biết. Một nhà lãnh đạo thông minh giúp các cá nhân thừa nhận vấn đề và học từ các vấn đề. Đừng đợi cho đến khi có khủng hoảng mới gặp và đưa ra ý kiến phản hồi. Phản hồi thường xuyên sẽ giúp nhân viên phát triển. Là lãnh đạo, vai trò đầu tiên của bạn là giúp các nhân viên khác đóng góp tài năng của họ. Cho họ tham gia vào các quyết định quan trọng và chào đón những đóng góp của họ. Khuyến khích sự hợp tác với những nhân viên khác để mở rộng đầu óc và khả năng. Đảm bảo rằng các nhân viên tài năng được nhìn nhận và đánh giá cao trong tổ chức. Nhớ rằng, những nhân viên có tài muốn sử dụng tài năng của họ để giúp tổ chức phát triển. Đưa những ý tưởng này vào hành động và xem nhóm và các biểu hiện bứt phá của nhân viên. Nguyệt Ánh Theo refresher
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2