intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 yếu tố cần lưu ý khi thiết kế bếp

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước đây, bếp chỉ được coi là một bộ phận phụ phía sau của ngôi nhà, nhưng ngày nay bếp được thiết kế với tầm quan trọng như một khu trung tâm của không gian sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 yếu tố cần lưu ý khi thiết kế bếp

  1. 5 yếu tố cần lưu ý khi thiết kế bếp
  2. Trước đây, bếp chỉ được coi là một bộ phận phụ phía sau của ngôi nhà, nhưng ngày nay bếp được thiết kế với tầm quan trọng như một khu trung tâm của không gian sống. 1. Khoảng không gian Vì bếp là nơi ăn uống, nấu nướng sinh hoạt hay Ảnh: netlife.vietnamnet.vn nói đúng hơn là nơi đoàn tụ của mỗi gia đình sau một ngày làm việc vất vả nên nó cần được thiết kế một cách hợp lý. Hãy tham khảo những yếu tố sau đây khi thiết kế một căn bếp. Sự bài trí của bạn có quyết định như thế nào tới căn bếp, bạn phải tính toán và thiết kế ra sao như: Bếp của bạn sẽ độc lập với nhà? Nó sẽ được thiết kế theo lối hiện đại hay truyền thống? Và có rất nhiều các thiết bị mới bạn cần thiết kế chỗ
  3. để đặt chúng và cả thiết bị ánh sáng… Tuỳ vào từng sở thích của mỗi người mà kiến trúc sư có thể thiết kế gian bếp theo lối kiến trúc hiện đại hay truyền thống. Tuy nhiên, dù hiện đại hay cổ điển thì bếp cũng phải hợp với lối kiến trúc của toàn thể ngôi nhà. Không nên để nhà và bếp lệch tông màu, lệch lối kiến trúc quá sẽ khiến nó trở nên bị đối lập. Bạn cũng có thể thiết kế bếp ngay cạnh phòng ăn, phòng ngủ, phòng tắm… nhưng tốt hơn hết là nên để gian bếp biệt lập thì sẽ tạo cho cảnh quan dễ nhìn hơn, hợp lý hơn, bắt mắt hơn với chính các thành viên trong gia đình bạn và cho cả khách đến nhà. 2. Trần bếp Để có sự phân biệt rõ ràng giữa bếp và các phòng với nhau
  4. khi mà bếp không biệt lập với nhà, bạn nên tạo cho bếp có một màu sơn trần bếp khác biệt, thích hợp với khu nấu nướng, ăn uống và nơi cát giữ thực phẩm. Tránh nhầm lẫn với các phòng, và đặc biệt, màu trần bếp còn tạo ra một không khí riêng ấm cúng và đoàn tụ của gian bếp. 3. Màu sắc Khu nấu nướng của gian bếp nên để màu sơn khác sẽ tạo cho
  5. căn phòng có một nét hài hoà. Chọn gỗ và màu sơn ưa nhìn, thích hợp với gian nấu ăn. Tốt hơn hết nên sử dụng những tông màu như màu tàn tro, màu xanh nước biển, màu lá sồi non, hoặc màu hạt dẻ. Để bếp có màu tối hơn nhà nên chọn gỗ nền chủ đạo là những màu vàng sậm, hay màu tàn tro. 4. Sàn bếp Ngày nay, xu hướng lắp sàn bếp bằng gạch tráng men được nhiều người ưa chuộng bởi chúng dễ lau, tạo độ sáng, sạch cho bếp. Tuy nhiên, bạn phải căn cứ vào bản thiết kế tổng thể ngôi nhà mà chọn sao cho sàn nhà phù hợp với màu tường, và độ sáng tối của căn bếp. 5. Ánh sáng
  6. Chú ý tới sắc màu Cung cấp đủ ánh sáng cho của bếp khu bồn rửa Ánh sáng cũng rất quan trọng và có thể là một yếu tố cần thiết khi thiết kế một gian bếp vì đây là khu vực đa năng. Khi thiết lập phương án chiếu sáng, bạn cần dựa vào kích cỡ, sự
  7. phức tạp, mục đích sử dụng của không gian bếp và những khu vực cần được chiếu sáng chủ yếu. Khu vực bếp nấu và bồn rửa bát đòi hỏi được chiếu sáng thấp để có thể nấu nướng và làm sạch. Bằng cách thêm ánh sáng, bạn đồng thời tạo ra một sự chú ý đặc biệt đến khu vực bếp và bồn rửa bát. Bàn làm bếp cũng có một vị trí riêng, nó giống như một thành phần độc lập. Với bàn bếp, sự chiếu sáng là rất cần thiết, đặc biệt ở những nhà bếp lớn. Và lưu ý cuối cùng là việc chiếu sáng những khoảng trống phía trên và dưới tủ bếp cũng khá quan trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2