YOMEDIA
ADSENSE
54 đề kiểm tra địa lý 11
331
lượt xem 36
download
lượt xem 36
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Kiểm tra đánh giá luôn là một khâu không thể thiếu của quá trình giáo dục. Trong tình hình nền giáo dục nước ta đang có những bước chuyển mình như hiện nay thì công tác kiểm tra đánh giá trong dạy và học càng cần phải có những thay đổi để thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao hơn của xã hội, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Và bộ môn Địa lí 11 cũng không là ngoại lệ....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 54 đề kiểm tra địa lý 11
- Phạm Thị Sen (Chủ biên) Nguyễn Thị Kim Liên, Phan Văn Phú, Dương Hiển Chữ, Đặng Duy Định, Trần Quỳnh Hoa 54 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ 11 (Chương trình chuẩn) TH ÁNG 10/2007 1
- LỜI NÓI ĐẦU Kiểm tra đánh giá luôn là một khâu không th ể thiếu của quá trình giáo dục. Trong tình hình nền giáo dục nước ta đang có những b ước chuyển mình như hiện nay thì công tác kiểm tra đánh giá trong d ạy và h ọc càng cần phải có những thay đổi để thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao hơn của xã hội, nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng của nền giáo dục. Và bộ môn Địa lí 11 cũng không là ngoại lệ. Với mục tiêu đó, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách: “B ộ đ ề thi và kiểm tra Địa lí 11” nhằm giới thiệu với các em học sinh những dạng đ ề kiểm tra, với nhiều loại câu hỏi và bài tập khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, giúp cho các em có thể hình dung một cách cụ thể các dạng, các c ấu trúc đề kiểm tra thường gặp trong Địa lí học ngày nay, kèm theo nh ững hướng dẫn chi tiết để các em có thể giải quyết đúng đắn các vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội trong chương trình Địa lí 11. Bên cạnh đó, cuốn sách này còn có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy, cô giáo, sẽ theo chân các thầy cô trên con đường giáo dục cho các thế hệ trẻ kiến thức và khả năng tư duy Địa lí – một nhiệm vụ không hề dễ dàng chút nào. Nội dung cuốn sách bao gồm hai phần: - Phần A: Đề thi (đề kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết và ki ểm tra học kì) - Phần B: Đáp án và thang điểm cùng những hướng dẫn chi tiết Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đ ồng nghiệp và các em học sinh gần xa để làm cho cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn. NHÓM BIÊN SOẠN 2
- MỤC LỤC I. Đề kiểm tra học kì I............................................................................................ 102 II. Đề kiểm tra học kì II..........................................................................................151 3
- PHẦN 1:................................................................................ ĐỀ KIỂM TRA A. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT I. Đề kiểm tra 15 phút học kì I ĐỀ 1 Dựa vào bảng số liệu : TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH NĂM ( Đơn vị: % ) Giai đoạn 1960-1965 1975-1980 1985-1990 1995-2000 2001-2005 Nhóm nước Phát triển 1,2 0,8 0,6 0,2 0,1 Đang phát triển 2,3 1,9 1,9 1,7 1,5 Thế giới 1,9 1,6 1,6 1,4 1,2 Em hãy : 1. So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát tri ển, v ới nhóm nước phát triển và toàn thế giới. 2. Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội ? ĐỀ 2 Câu 1: ( 6đ ) Dựa vào bảng số liệu sau : TỔNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1998 2000 2004 Tổng nợ 1310 2465 2498 2724 Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tổng nợ nước ngoài c ủa nhóm n ước đang phát triển qua các năm, rút ra nhận xét. Câu 2: ( 4đ ) Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra bốn công nghệ tr ụ cột, có tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế-xã hội. Hãy nêu tên b ốn công ngh ệ đó và một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra. ĐỀ 3 Câu 1: (4đ) 4
- Toàn cầu hóa là gì? Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế? Vi ệt Nam có tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế không? Chứng minh? Câu 2: (6đ) Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước – năm 2004. (Đơn vị %) Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Phát triển 2,0 27,0 71,0 Đang phát triển 25,0 32,0 43,0 Em hãy: a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước – năm 2004 b. Nhận xét. ĐỀ 4 Chọn 1 trong 2 đề • Đề A Dựa vào bảng số liệu về tỉ trọng GDP, dân số của EU và m ột s ố n ước trên th ế gi ới – năm 2004. (Đơn vị: %) Các nước, khu vực Dân số GDP EU 31,0 7,1 Hoa Kì 28,5 4,6 Nhật Bản 11,3 2,0 Trung Quốc 4,0 20,3 Ấn Độ 1,7 17,0 Các nước còn lại 23,5 49,0 Em hãy: a. Vẽ biểu đồ so sánh tỉ trọng GDP, dân số của EU với một số nước trên thế giới (8đ) b. Nhận xét (2đ) • Đề B Dựa vào bảng số liệu GDP của Hoa Kì và một số châu lục – năm 2004. (Đơn vị: tỉ USD) Toàn thế giới 40887,8 Hoa Kì 11667,5 Châu Âu 14146,7 Châu Á 10092,9 Châu Phi 790,3 5
- Em hãy: a. Vẽ biểu đồ tròn so sánh GDP của Hoa Kì với thế giới và các châu lục b. Nhận xét ĐỀ 5 Dựa vào bảng số liệu sau: GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC – NĂM 2004 (Đơn vị: tỉ USD) Toàn thế giới 40887,8 Hoa Kì 11667,5 Châu Âu 14146,7 Châu Á 10092,9 Châu Phi 790,3 Em hãy: a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện GDP của Hoa Kì và một số châu lục b. Nhận xét và giải thích tại sao Hoa Kì có quy mô nền kinh tế lớn đến như vậy. ĐỀ 6 Câu 1. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là: A. Quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu. B. Quặng kim loại quý, nhiên liệu, vật liệu xây dựng. C. Quặng nhiên liệu, đồng, sắt, măn- gan D. Quặng kim loại quý, dầu, than, đồng, măn gan. Câu 2. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Việc khai thác nh ững tài nguyên giàu có đó mang lại nhiều lợi ích cho: A. Đại bộ phận dân cư Mĩ La tinh. B. Bộ phận nhỏ dân cư Mĩ La tinh. C. Một bộ phận các chủ trang trại. D. Dân cư sống bằng nghề nông nghiệp. Câu 3. Dân cư đô thị của Mĩ La tinh chiếm tỉ lệ cao tới 75 % dân số, một phần là do: A. Ở hầu hết các nước Mĩ La tinh, dân cư còn nghèo đói, 1/3 thị dân sống trong điều kiện khó khăn. B. Ở hầu hết các nước Mĩ La tinh, dân cư còn nghèo đói, có sự chênh l ệch r ất l ớn giữa người giàu và người nghèo. C. Các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác, dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. D. Các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác, trồng cây công nghi ệp xuất khẩu, mang lại nguồn lợi cho nông dân. Câu 4. Nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển chậm, thiếu ổn định chủ yếu là do: A. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế- xã hội độc lập, tự chủ. 6
- B. Sau độc lập, duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài. C. Các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội. D. Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh đến các nhà đầu tư. Câu 5. Đồng bằng có diện tích lớn nhất châu Mĩ La tinh ch ủ yếu n ằm trên đ ịa ph ận nước nào: A. Achentina B. Braxin C. Vênêxuêla D. Urugoay Câu 6. ý nào không phải là giải pháp để cải thiện nền kinh tế c ủa các n ước Mĩ Latinh? A. Tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục B. Cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế C. Xuất khẩu tăng nhanh, khống chế được lạm phát D. Thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài. Câu 7. Sản phẩm ngành trồng trọt nổi tiếng của Mĩ La tinh là A. Cây lương thực B. Cây ăn quả C. Cây hoa màu D. Cây công nghiệp Câu 8. Một vấn đề dân cư, xã hội nổi bật của Mĩ La tinh là A. Mất ổn định do nguồn năng lượng dồi dào. B. Nền nông nghiệp nhiệt đới với cây lúa nước là chính. C. Dân trí thấp, nội chiến triền miên. D. Tỉ lệ dân thành thị cao, độ phân hóa giàu nghèo cao. Câu 9. Hiện tượng tỉ lệ thị dân rất cao ở Mĩ La tinh thể hiện tình hình: A. Đô thị hóa tích cực B. Đô thị hóa tiêu cực C. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ. D. Nông nghiệp được cơ giới hóa cao. Câu 10. Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở: A. Braxin, Achentina B. Venêxuêla, Mêhicô C. Vênêxuêla, Paragoay D. Braxin, Mêhicô ĐỀ 7 Dựa vào lược đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính Hoa Kì, chọn các câu trả lời đúng. 7
- Câu 1. Cây lương thực có diện tích trồng lớn nhất miền Đông Hoa Kì là: A. Lúa mì B. Ngô C. Của cải đường D. Khoai tây Câu 2. Câu nào dưới đây không chính xác? A. Vùng trồng cây ăn quả và rau xanh phân bố ven ngũ hồ và ven vùng bi ển đông bắc B. Ngành lâm nghiệp rất phát triển ở miền Tây Hoa Kì C. Sản phẩm nông nghiệp Hoa Kì biểu hiện ưu thế nền nông nghi ệp nhi ệt đới và cận nhiệt D. Có thể tìm thấy sự tương hỗ giữa trồng trọt và chăn nuôi trong h ầu h ết các vùng nông nghiệp Hoa Kì Câu 3. Vùng sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất Hoa Kì là A. Vùng rồng cây ăn quả và rau xanh. B. Vùng lâm nghiệp C. Vùng trồng lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới. D. Vùng trồng ngô, đỗ tương. Câu 4. Vùng tự nhiên nào có sản phẩm nông nghiệp đa dạng nhất Hoa Kì: A. Miền Tây B. Duyên hải Thái Bình Dương C. Đồng bằng trung tâm D. Miền Đông Câu 5. Khu vực trồng lúa gạo có diện tích lớn nhất Hoa Kì là: A. Duyên hải Đại Tây Dương. 8
- B. Duyên hải Thái Bình Dương. C. Vùng ven vịnh Mê hi cô D. Vùng Ngũ hồ Dựa vào lược đồ phân bố các vùng sản xuất công nghiệp chính Hoa Kì, chọn các câu trả lời đúng. Câu 6. Ngành luyện kim đen tập trung chủ yếu ở: A. Phía Tây B. Đông Bắc C. Phía Đông D. Phía Nam. Câu 7. Ngành hóa dầu Hoa Kì tập trung chủ yếu ở A. Phía Tây B. Phía Bắc C. Phía Nam D. Vùng ven vịnh Mêhicô. Câu 8. Các ngành công nghiệp hiện đại ở phía Tây Hoa Kì là: A. Hàng không, điện tử. B. Hàng không, ô tô. C. Điện tử, cơ khí. D. Đóng tàu, ô tô. Câu 9. Vùng bán đảo Alaxca có ngành công nghiệp chính là: A. Đóng tàu biển, 9
- B. Hóa dầu C. Thực phẩm. D. Cơ khí. Câu 10. Vùng chủ yếu có các trung tâm công nghiệp lớn là: A. Vùng phía Tây B. Vùng phía Nam C. Vùng Đông Bắc D. Vùng phía Bắc II. Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 ĐỀ 1 Câu 1: ( 7 đ ) Dựa vào bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 349,1 454,5 Em hãy: a. Tính tỉ lệ % giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm trên. b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của Nhật Bản. Câu 2: ( 3 đ ) Hãy nối mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được một câu đúng. Vùng kinh tế Đặc điểm nổi bật Liên Bang Nga 1) Đất đai phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông a. Vùng Trung ương nghiệp và công nghiệp, đặc biệt các ngành phục vụ nông nghiệp 2) Là vùng kinh tế lâu đời, tập trung nhiều b. Vùng trung tâm đất đen ngành công nghiệp… 3) Giàu tài nguyên, phát triển công nghiệp khai c. Vùng Uran khoáng khai thác gỗ. Vùng kinh tế lâu đời, giàu tài nguyên, phát 4) d. Vùng Viễn Đông triển công nghiệp chế biến 10
- 5) Giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển ( khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí…). Nông nghiệp còn hạn chế ĐỀ 2 Câu 1: ( 7 đ ) Dựa vào bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG DẦU MỎ CỦA LIÊN BANG NGA Năm 1995 2001 2003 2005 Số (triệu dân 147,8 144,9 143,3 143,0 người) Dầu mỏ (triệu tấn) 305,0 340,0 400,0 470,0 Em hãy: a. Tính sản lượng dầu mỏ bình quân đầu người ở Liên Bang Nga qua các năm trên. (Đơn vị: tấn/ người) (2đ) b. Nhận xét và giải thích dựa trên bảng số liệu và kết quả tính toán ( 5đ ) Câu 2: ( 3 đ ) Hãy nối mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được một câu đúng Vùng kinh tế-đảo Đặc điểm nổi bật của Nhật Bản 1) Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát a. Hô-cai-đô triển nhất 2) Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than b. Hôn xu và luyện thép c. Xi-cô-cư 3) Khai thác quặng đồng, nông nghiệp đóng vai trò chính 4) Diện tích lớ, phát triển công nghiệp và lâm nghiệp d. Kiu-xiu 11
- 5) Rừng bao phủ phần lớn diện tích. Khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ. ĐỀ 3 Dựa vào bảng số liệu (chưa hoàn thành) về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm: (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhập khẩu Cán cân thương mại 52,2 107,2 99,7 54,4 111,2 Em hãy: 1. Hoàn thành bảng số liệu trên (3đ) 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (5đ) 3. Nhận xét về tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (2đ) ĐỀ 4 Câu 1: Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc (7 đ) (Đơn vị:%) Năm 1985 1995 2004 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 Em hãy: a. Vẽ trên 1 biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm (4 đ) b. Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất,nhập khẩu của nước này (3 đ) Câu 2: Dựa vào bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Qu ốc (3đ) Năm 1985 1995 2004 12
- Than (triệu tấn) 961,5 1536,9 1634,9 Điện (tỉ kwh) 390,6 956,0 2187,0 Xi măng (triệu tấn) 146,0 476,0 970,0 Em hãy: a. Nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc (2 đ) b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự phát triển sản lượng một số sản phẩm công nghiệp Trung Quốc (1 đ) ĐỀ 5: Dựa vào hình: Em hãy: 1. Nêu đặc điểm phân bố một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. 2. Giải thích sự phân bố đó. ĐỀ 6: 13
- Câu 1. Nhìn chung, Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu: A. Ôn đới, có mùa đông kéo dài. B. Gió mùa, có mưa nhiều. C. Cận nhiệt đới, có mùa đông không lạnh lắm. D. Cận nhiệt, mùa hè nóng, thường mưa và bão. Câu 2. Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá như: cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi… là do: A. Nhật Bản có đường biển dài 29 750 km. B. Có vùng biển lớn, phần lớn biển không đóng băng. C. Có các dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau. D. Nơi vùng biển cận nhiệt, bao quanh hàng hàng đảo. Câu 3. Đồng bằng có diện tích lớn nhất Nhật Bản: A. Đồng bằng Côbê B. Đồng bằng Cantô C. Đồng bằng Nigata D. Đồng bằng Nagôia Câu 4. Phần lớn các mỏ đồng của Nhật bản phân bố ở: A. Đảo Hôcaiđô và phía Bắc đảo Hônxu B. Đảo Hôcaiđô và phía Bắc đảo Kiuxiu C. Phía Bắc đảo Xicôcư và đảo Kiuxiu. D. Đảo Xicôcư và phía Bắc đảo Hônxu. Câu 5. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản cao đứng thứ bao nhiêu trên th ế giới: A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư Câu 6. Công nhân Nhật Bản so với những nước công nghiệp phát triển khác có: A. Mức lương cao, thời gian làm việc nhiều, số ngày nghỉ ít hơn. B. Mức lương cao, thời gian làm việc nhiều hơn, số ngày nghỉ ít. C. Mức lương cao nhất thế giới, thời gian làm việc nhiều, nghỉ ít. D. Lương cao nhất thế giới, ngày làm việc nhiều hơn, nghỉ ít hơn. Câu 7. Ở Nhật Bản, thuật ngữ duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có nghĩa là: A. Vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp B. Vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngọai C. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công D. Vừa nhập nguyên liệu, vừa xuất sản phẩm Câu 8. Ý nào sau đây chưa phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng từ sau Đại chiến thế giới II: A. Người lao động cần cù, làm việc tích cực với ý thức tự giác và tinh th ần trách nhiệm rất cao. B. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn,gắn li ền v ới áp d ụng kĩ thuật mới. 14
- C. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghi ệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Câu 9. Đâu là lí do chính để có sự điều chỉnh chiến lược phát tri ển kinh tế năm 1973- 1974 và 1979- 1980: A. Năng suất lao động cao nhưng công nghệ sản xuất còn lạc hậu. B. Do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. C. Nhân công đòi tăng lương, năng suất lao động giảm. D. Giá thành nguyên liệu khoáng sản tăng. Câu 10. Cơ cấu dân số già là xu hướng biến động của dân số Nhật bản từ 1950- 2005, tác động trực tiếp đến: A. Lực lượng lao động ngày càng tăng nhanh. B. Đầu tư cho lực lượng lao động dự trữ ngày càng nhiều. C. Tăng kinh phí cho việc chăm sóc người quá tuổi lao động. D. Dân số tăng nhanh. ĐỀ 7 Dựa vào hình: Câu 1. Kí hiệu này thể hiện khu vực: và A. Nông nghiệp và công nghiệp B. Công nghiệp và nông nghiệp C. Nông nghiệp và dịch vụ D. Dịch vụ và công nghiệp Câu 2. Năm 1991, nước có tỉ trọng đóng góp vào GDP của khu vực I cao nhất là: A. Inđônêxia B. Philippin C. Campuchia D. Việt Nam Câu 3. Nước có tỉ trọng ngành công nghiệp đóng góp cao nhất vào GDP t ừ năm 1991 - 2004: A. Inđônêxia B. Philippin 15
- C. Campuchia D. Việt Nam Câu 4. Ở Philippin, đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP năm 2004 đạt: A. = 60% B. > 60% C. < 60% D. = 70% Câu 5. Tỉ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp giảm nhanh nhất t ừ năm 1991 – 2004 ở nước: A. Inđônêxia B. Philippin C. Campuchia D. Việt Nam Câu 6. Đóng góp của khu vực II đạt khỏang 40% ở năm 2004 là: A. Inđônêxia, Philippin B. Philippin, Campuchia C. Campuchia, Việt Nam D. Việt Nam, Inđônêxia Câu 7. Từ 1991- 2004, khu vực III luôn chiếm vị trí ưu thế tuyệt đối thuộc nước: A. Inđônêxia B. Philippin C. Campuchia D. Việt Nam Câu 8. Nước có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ nét nhất từ 1991-2004: A. Inđônêxia B. Philippin C. Campuchia D. Việt Nam Câu 9. Giả sử, năm 2004, tổng thu nhập quốc dân Việt Nam kho ảng 360 000 tỉ đồng, tính giá trị sản lượng nông nghiệp, biết tỉ trọng đóng góp là 20%. A. 7 200 00 tỉ đồng. B. 180 000 tỉ đồng C. 72 000 tỉ đồng D. 1 800 tỉ đồng Câu 10. Quốc gia nào có xu hướng phát triển ở khu vực II theo chi ều ngược l ại so v ới ba nước kia: A. Inđônêxia B. Philippin C. Campuchia D. Việt Nam B. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ I. Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì I ĐỀ 1 16
- PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4điểm ) Câu 1: Tỉ lệ người dưới 15 tuổi trong dân số thế giới ngày càng thấp, thể hiện vấn đề nào sau đây: A. Gây bùng nổ dân số . B. Số lao động ngày càng đông C. Xu hướng già đi của dân số. D. Dân số giảm dần. Câu 2: Năm 2005, dân số thế giới là : A. 5 tỉ B. Trên 5 tỉ C. 6 tỉ D. Trên 6 tỉ Câu 3: Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng tích cực gì về mặt kinh tế-xã hội ?: A. Tài nguyên được khai thác triệt để. B. Tạo ra những luồng di dân vào đô thị C. Có nguồn lao động dồi dào D. Buộc nhà nước phải tạo nhiều việc làm Câu 4: Dân số già đi dẫn tới hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội? A. Thiếu việc làm . B. Thiếu nguồn lao động C. Tăng dân số D. Thừa lao động Câu 5: Yếu tố nào sau đây được coi là tác động của điều kiện tự nhiên đến ho ạt đ ộng sản xuất của châu Phi? A. Nguồn nước thủy lợi B. Dân số tăng nhanh C. Trình độ dân trí D. Hoang mạc hóa Câu 6: Phía tây của Mỹ Latinh tiếp giáp với: A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Biển Caribê D. Hoa Kì Câu 7: 75% dân số sống ở đô thị, thể hiện đặc điểm gì về KT-XH của Mỹ Latinh ? A. Công nghiệp phát triển mạnh . B. Tốc độ đô thị hóa nhanh. C. Tính tự phát của hiện tượng đô thị hóa. D. Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài Câu 8: Tại sao Mỹ Latinh giàu tài nguyên nhưng đa số các n ước ở đây dân c ư còn nghèo đói? A. Do người lao động thích ra đô thị, bỏ đất hoang. B. Dân số gia tăng quá nhanh. C. Tài nguyên ở dạng tiềm năng, khó khai thác. D. Tình trạng phụ thuộc nước ngoài của nền kinh tế. Câu 9: Tây Nam Á vùng có tài nguyên nổi tiếng chủ yếu: 17
- A. Dầu mỏ, kim cương. B. Khí tự nhiên, dầu mỏ. C. Vàng, đá quý, dầu mỏ D. Khí tự nhiên, vàng Câu 10: Quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Tây Nam Á A. Iran B. Irak C. Mông Cổ D. Thổ Nhĩ Kỳ Câu 11: Trung Á là khu vực nông nghiệp có tiềm năng sản xuất: A. Bông vải, lúa gạo B. Lúa mì, ngô C. Bông vải, chăn thả gia súc D. Lúa gạo, ngô Câu 12: Tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á, có nguyên nhân sâu xa là: A. Thiếu hụt năng lượng trên thế giới. B. Cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc. C. Họat động của các tổ chức tôn giáo cực đoan. D. Có nguồn dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng. Câu 13: Quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất là: A. Iran B. Irak C. Arập Xêut D. Oman Câu 14: Nguyên nhân chính làm cho các nước Mỹ La tinh phát triển kinh tế chậm là: A. Tình trạng quan liêu, bao cấp kéo dài . B. Thiếu đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập. C. Thiên tai,nghèo đói, nạn tham nhũng. D. Tài nguyên chưa được khai thác nhiều. Câu 15: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn,so với thế giới : A. Xấp xỉ 50%. B. Trên 50%. C. 50% D. Chưa có số liệu so sánh Câu 16: Vị trí địa lý của vùng Tây Nam Á là “điểm nóng” của thế giới ngày nay, do: A. Từng có “con đường tơ lụa đi qua”. B. Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn. C. Nằm ở ngã ba đường các châu lục Á, Âu, Phi. D. Nơi hoạt động mạnh của các phần tử cực đoan. PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Câu 1: (3điểm) Dựa vào bảng số liệu: TỈ LỆ GIA TĂNG GDP CỦA MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 1985-2004 18
- Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004 Tỉ lệ tăng GDP (%) 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0 Em hãy: a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Mỹ Latinh giai đoạn 1985- 2004 b. Nhận xét qua biểu đồ đã vẽ. Câu 2: ( 3điểm ) Dựa vào kiến thức đã học về châu Phi, em hãy cho biết: a. Vì sao châu Phi có tài nguyên khá phong phú nhưng lại là châu l ục nghèo nh ất thế giới? b. Một số biện pháp đối với việc khai thác tài nguyên ở đây. ĐỀ 2 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm ) Câu 1: Khó khăn về mặt tự nhiên của châu Phi là: A. Rừng chỉ có ở vùng giữa châu lục. B. Nhiều hoang mạc và bán hoang mạc. C. Ít đồng bằng , nhiều cao nguyên D. Ít đồng cỏ tươi tốt cho chăn nuôi Câu 2: Đất đai nhiều khu vực ở châu Phi bị hoang hóa là do tác động của: A. Hoang mạc và bán hoang mạc. B. Khai phá rừng quá mức. C. Khí hậu khắc nghiệt D. Các cuộc xung đột triền miên Câu 3: Phía Tây của Mỹ Latinh tiếp giáp với: A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. Biển Caribê D. Hoa Kì Câu 4: Trung Á là khu vực nông nghiệp có tiềm năng sản xuất: A. Bông vải, lúa gạo. B. Lúa mì, ngô. C. Bông vải, chăn thả gia súc D. Lúa gạo, ngô Câu 5: Quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất là: A. Iran. B. Irak. C. Arập Xêut D. Oman Câu 6: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn, so với thế giới : A. Xấp xỉ 50% B. Trên 50% C. 50% 19
- D. Chưa có số liệu so sánh Câu 7: Quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Tây Nam Á A. Iran B. Irak C. Mông Cổ D. Thổ Nhĩ Kỳ Câu 8: Năm 2005, dân số thế giới là: A. 5 tỉ. B. Trên 5 tỉ. C. 6 tỉ D. Trên 6 tỉ Câu 9: Tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á, có nguyên nhân sâu xa là: A. Thiếu hụt năng lượng trên thế giới. B. Cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc. C. Họat động của các tổ chức tôn giáo cực đoan. D. Có nguồn dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng. Câu 10: Dân số già đi dẫn tới hậu quả gì về mặt kinh tế-xã hội? A. Thiếu việc làm. B. Thiếu nguồn lao động. C. Tăng dân số D. Thừa lao động Câu 11: Tại sao Mỹ Latinh giàu tài nguyên nhưng đa số các nước ở đây dân cư còn nghèo đói? A. Do người lao động thích ra đô thị, bỏ đất hoang. B. Dân số gia tăng quá nhanh. C. Tài nguyên ở dạng tiềm năng, khó khai thác. D. Tình trạng phụ thuộc nước ngoài của nền kinh tế. Câu 12: Tỉ lệ người dưới 15 tuổi trong dân số thế giới ngày càng thấp, th ể hi ện yếu tố nào dưới đây: A. Gây bùng nổ dân số. B. Số lao động ngày càng đông. C. Xu hướng già đi của dân số D. Dân số giảm dần Câu 13: Nguyên nhân chính làm cho các nước Mỹ latinh phát triển kinh tế chậm là : A. Tình trạng quan liêu, bao cấp kéo dài. B. Thiếu đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập. A. Nghèo đói,tham nhũng,thiên tai. B. Tài nguyên chưa được khai thác nhiều. Câu 14: Yếu tố nào sau đây được coi là tác động c ủa điều ki ện t ự nhiên đ ến ho ạt động sản xuất của châu Phi? A. Nguồn nước thủy lợi. B. Dân số tăng nhanh. C. Trình độ dân trí D. Hoang mạc hóa Câu 15: Dân cư đô thị ở Mỹ Latinh chiếm tỉ lệ 75% dân số, nói lên đặc điểm gì về KT-XH ở đây? 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn