intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 cách hạn chế quát mắng con

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những khuyết điểm của bé như ăn vạ, vòi vĩnh, làm đổ thức ăn dễ làm cha mẹ ‘nổi đóa’.Để tránh căng thẳng, quát mắng con nặng lời, bạn có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây, từ Parents:1. Thông cảm với con: Cha mẹ thường “nổi điên” khi con làm đổ thức ăn trên sàn nhà mà không biết rằng, đó là điều hết sức bình thường. Một cốc nước hoặc một bát cháo để trên bàn cao, bé với tay lấy chúng thì nhiều khả năng sẽ làm đổ đồ ăn. Nguyên tắc dạy con là bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 cách hạn chế quát mắng con

  1. 6 cách hạn chế quát mắng con Những khuyết điểm của bé như ăn vạ, vòi vĩnh, làm đổ thức ăn dễ làm cha mẹ ‘nổi đóa’. Để tránh căng thẳng, quát mắng con nặng lời, bạn có thể tham khảo vài gợi ý dưới đây, từ Parents: 1. Thông cảm với con: Cha mẹ thường “nổi điên” khi con làm đổ thức ăn trên sàn nhà mà không biết rằng, đó là điều hết sức bình thường. Một cốc nước hoặc một bát cháo để trên bàn cao, bé với tay lấy chúng thì nhiều khả năng sẽ làm đổ đồ ăn. Nguyên tắc dạy con là bạn cần hiểu sự phát triển của con, như thế mới không mắng mỏ con oan ức.
  2. 2. Hạ thấp kỳ vọng: Nếu bạn bực mình với con mọi lúc, nguyên nhân có thể do bạn quá kỳ vọng ở bé. Bạn muốn bé phải ăn ngon, biết nghe lời nhưng không có điều gì là hoàn hảo. Hãy để bé được tự do đi chơi, khám phá thế giới cho dù cách thực hiện của bé có trái với tiêu chuẩn của mẹ. 3. Kiểm soát giọng nói: Nếu bé nghe được giọng điệu căng thẳng của mẹ, bé cũng hình thành thói quen to tiếng với người khác. Do đó, ngay cả khi giận dữ, bạn vẫn cần kiểm soát giọng nói của mình ở mức độ dễ nghe. 4. Học cách xao nhãng cơn nóng: Bạn thử tìm một từ (một câu) có thể đánh lạc hướng cơn bực bội của bạn và nhắc bạn rằng, phải tìm cách dạy
  3. bé phù hợp; chẳng hạn: “Con không hư đâu, con không hư đâu”. Tự nhắc lại câu này vài lần, khi bạn đã “hạ hỏa”. 5. Nhờ đến sự trợ giúp: Việc chăm sóc con cái dễ làm bạn kiệt sức. Khi đó, cơn nóng nảy có thể bùng phát nhanh. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, stress thì đã đến lúc bạn cần nghỉ ngơi. Bạn hãy nhờ chồng, ông (bà) hoặc người giúp việc để mắt tới bé. 6. Tìm chỗ thư giãn: Khi bạn cảm thấy mất kiểm soát, thần kinh căng lên, toàn thân nóng bừng, bạn cần tạm thời tránh mắng phạt bé. Bạn có thể nhờ người trông con giúp, đi dạo bộ bên ngoài trong vài phút. Tập hít thở sâu, thư giãn các cơ hoặc đếm từ 1 đến 10 cho đến khi chấn tĩnh, bạn mới nên quay trở lại bên con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2