6 Đề kiểm tra HK 1 Ngữ Văn 6,7,8 - THCS Ngô Quyền (2011- 2012)
lượt xem 63
download
Cùng tham khảo 6 đề kiểm tra học kì 1 Ngữ Văn 6,7,8 - THCS Ngô Quyền (2011- 2012) mỗi lớp có 2 đề khác nhau sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài kiểm tra đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 6 Đề kiểm tra HK 1 Ngữ Văn 6,7,8 - THCS Ngô Quyền (2011- 2012)
- PHÒNG GD & ĐT DIÊN KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2011 - 2012 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( ĐỀ I) I.Phần trắc nghiệm: (3đ - Thời gian: 20 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện: A. truyền thuyết B. cổ tích C. ngụ ngôn D. truyện cười Câu 2: Truyện “ Thầy bói xem voi” khuyên ta khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách: A. phiến diện B. tồn diện C. kĩ lưỡng D. khách quan Câu 3: Điền từ chính xác vào câu sau ( trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”): “ Quen thói cũ, ếch……………đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp” A. hiên ngang B. nghênh ngang C.ngang nhiên D. ngang ngược Câu 4: Ý nói không đúng về đặc sắc nghệ thuật của truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là: A. xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống B. cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc C. cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo D. sử dụng các chi tiết nghệ thuật đối lập. Câu 5: Nội dung tấm biển của nhà hàng bán cá (trong truyện “Treo biển” ) có : A. một yếu tố B. hai yếu tố C.ba yếu tố D. bốn yếu tố Câu 6: Truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm: A. đều khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống. B. đều mua vui hoặc phê phán. C. đều có chi tiết gây cười hoặc tình huống bất ngờ. D. đều chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Câu 7: Chỉ từ (in đậm) trong câu “Vua cha chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương” đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp nào trong câu? A. chủ ngữ B. vị ngữ C. phụ ngữ trong cụm danh từ D. phụ ngữ trong cụm động từ Câu 8: Các danh từ “tạ, mét, lít, mớ, nắm” giống nhau ở chỗ đều là danh từ: A. chỉ đơn vị ước chừng B. chỉ đơn vị quy ước C. chỉ đơn vị tự nhiên D. chỉ sự vật. Câu 9: Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ: A. đúng B. sai Câu 10: Trong các cụm động từ sau, cụm động từ có đủ ba phần là : A. còn đang đùa nghịch ở sau nhà B. đùa nghịch ở sau nhà C. còn đang đùa nghịch D. đang đùa nghịch Câu 11: Tính từ là những từ: A. chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, … B. chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. C. chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. D. cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 12: Ý không nói lên đặc điểm của việc kể chuyện theo thứ tự “kể xuôi” là: A. kể theo trình tự thời gian B. việc gì xảy ra trước kể trước C. sự việc nào nhớ trước thì kể trước. D. việc gì xảy ra sau kể sau ……………………………………………………………………………………………………………………… I.Phần tự luận: (7đ – Thời gian: 70 phút) Câu 1 (2đ) a) Nêu ý nghĩa và công dụng của số từ? b) Xác định và nêu ý nghĩa của các số từ trong bài thơ sau: Không ngủ được Một canh…hai canh…lại ba canh Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Hồ Chí Minh) 1
- Câu 2 (5đ) Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6 (2011 -2012) Môn : Ngữ văn - Thời gian: 90’ (Không kể thời gian phát đề) ( ĐỀ II) I.Phần trắc nghiệm: (3đ - Thời gian: 20 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Chỉ từ (in đậm) trong câu “Vua cha chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương” đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp nào trong câu? A. phụ ngữ trong cụm động từ B. phụ ngữ trong cụm danh từ C. chủ ngữ D. vị ngữ Câu 2: Các danh từ “tạ, mét, lít, mớ, nắm” giống nhau ở chỗ đều là danh từ: A. chỉ đơn vị quy ước B. chỉ đơn vị ước chừng C. chỉ đơn vị tự nhiên D. chỉ sự vật. Câu 3: Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ: A. đúng B. sai Câu 4: Trong các cụm động từ sau, cụm động từ có đủ ba phần là : A. đang đùa nghịch B. đùa nghịch ở sau nhà C. còn đang đùa nghịch D. còn đang đùa nghịch ở sau nhà Câu 5: Tính từ là những từ: A. chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, … B. chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. C. chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. D. cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 6: Ý không nói lên đặc điểm của việc kể chuyện theo thứ tự “kể xuôi” là: A. kể theo trình tự thời gian B. việc gì xảy ra trước kể trước C. sự việc nào nhớ trước thì kể trước. D. việc gì xảy ra sau kể sau Câu 7: “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện: A. truyền thuyết B. cổ tích C. ngụ ngôn D. truyện cười Câu 8: Truyện “ Thầy bói xem voi” khuyên ta khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách: A. phiến diện B. tồn diện C. kĩ lưỡng D. khách quan Câu 9: Điền từ chính xác vào câu sau ( trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng”): “ Quen thói cũ, ếch……………đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp” A. hiên ngang B. ngang nhiên C. nghênh ngang D. ngang ngược Câu 10: Ý nói không đúng về đặc sắc nghệ thuật của truyện “Ếch ngồi đáy giếng” là: A. xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống B. sử dụng các chi tiết nghệ thuật đối lập. C. cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo D. cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc Câu 11: Nội dung tấm biển của nhà hàng bán cá (trong truyện “Treo biển” ) có : A. một yếu tố B. hai yếu tố C.ba yếu tố D. bốn yếu tố Câu 12: Truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm: A. đều chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. B. đều mua vui hoặc phê phán. C. đều có chi tiết gây cười hoặc tình huống bất ngờ. D. đều khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống ……………………………………………………………………………………………………………………… I.Phần tự luận: (7đ – Thời gian: 70 phút) Câu 1 (2đ) a) Nêu ý nghĩa và công dụng của số từ? b) Xác định và nêu ý nghĩa của các số từ trong bài thơ sau: Không ngủ được Một canh…hai canh…lại ba canh Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. (Hồ Chí Minh) 2
- Câu 2 (5đ) Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HKÌ I – NV6 I.Trắc nghiệm: (3 đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề I C B B D D C C B A A C C Đề II B A A D C C C B C B D C II.Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) - HS nêu được đầy đủ khái niệm số từ: (1đ) Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. - Xác định và nêu đúng ý nghĩa của các số từ trong bài thơ : + một (canh), hai (canh), ba(canh) , năm (cánh) : số từ chỉ số lượng (0,5đ) + (canh) bốn , (canh) năm : số từ chỉ thứ tự. (0,5đ) Câu 2: (5đ) * Yêu cầu: @ Về kĩ năng: -HS biết cách kể một câu chuyện tưởng tượng -Sử dụng ngôi kể và thứ tự kể hợp lí -Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng -Diễn đạt mạch lạc, văn phong sáng sủa @ Về kiến thức: Dàn ý 1. Mở bài: (0,5đ) - Giới thiệu tình huống gặp gỡ Thánh Gióng. 2. Thân bài: (4đ) - Miêu tả hình ảnh Thánh Gióng - Kể diễn biến cuộc trò chuyện cùng Thánh Gióng + Bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, tự hào về Thánh Gióng + Bày tỏ mơ ước trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. + Hỏi Thánh Gióng bí quyết trở thành tráng sĩ : . Ăn khỏe . Chăm luyện tập thể lực . Biết yêu nước, yêu dân tộc 3. Kết bài: (0,5đ) - Kể kết thúc chuyện - Suy nghĩ, cảm xúc của em. 3
- 4
- PHÒNG GD & ĐT DIÊN KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2011 - 2012 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (ĐỀ I) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3đ – Thời gian: 20 phút ( Chọn câu trả lời đúng nhất) Câu 1: Bài thơ “Cảnh khuya” được Hồ Chí Minh làm theo thể thơ : A. lục bát B. tự do C . thất ngôn tứ tuyệt D. ngũ ngôn tứ tuyệt Câu 2: Cả hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đều miêu tả cảnh: A. trăng rừng B. trăng trên sông nước. C. trăng rằm tháng giêng D. trăng ở chiến khu Việt Bắc Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: A. điệp ngữ B. so sánh C. nhân hóa D. ẩn dụ Câu 4: Tùy bút khác bút kí, kí sự ở chỗ: miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. A. đúng B. sai Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là: A. bình luận B. tự sự C. miêu tả D. biểu cảm Câu 6: Tác giả văn bản “ Mùa xuân của tôi” là: A. Thạch Lam B. Vũ Bằng C. Minh Hương C. Lí Lan Câu 7: Trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, chi tiết “ cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại , lại nức một mùi hương man mác” thể hiện sự tinh tế của tác giả khi phát hiện và miêu tả sự thay đổi , chuyển biến của cảnh vật : A. sau ngày rằm tháng chạp B. sau ngày rằm tháng giêng. C. sau tiết Thanh Minh D. sau ngày rằm tháng hai Câu 8: ( Điền vào chỗ trống) Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ………. …………………. hoàn chỉnh. Câu 9: Chơi chữ có tác dụng: A. có tính hình tượng, biểu cảm cao. B. làm cho lời ăn, tiếng nói tự nhiên. C. tạo sắc thái dí dỏm, hài hước D. cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 10 : Câu “Con cá đối bỏ trong cối đá” sử dụng lối chơi chữ: A. dùng từ đồng âm B. dùng cách điệp âm C. dùng lối nói lái D. dùng lối nói trại âm Câu 11: Trong câu “Hôm nay có nhiều thính giả đến xem đá bóng” từ gạch dưới dùng sai như thế nào? A. sử dụng từ không đúng nghĩa B. sử dụng từ không đúng sắc thái biểu bảm C. sử dụng từ không đúng chính tả D.sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp Câu 12: Trong thơ lục bát , các tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc là: A.1,3,5,7 B. 1,3,6,8 C. 2,4,5,7 D. 2,4,6,8 ……………………………………………………………………………………………………… II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm – Thời gian: 70 phút Câu 1: (2 điểm) a) Điệp ngữ là gì, tác dụng của điệp ngữ ? Nêu các dạng điệp ngữ ?
- b) Xác định điệp ngữ trong câu sau và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ nào? “ Lạy trời , đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” ( Khánh Hoài) Câu 2: (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh . (Hết) ĐỀ THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2011- 2012 MÔN: NGỮ VĂN 7 - THỜI GIAN : 90 PHÚT (ĐỀ II) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 3đ – Thời gian: 20 phút ( Chọn câu trả lời đúng nhất) Câu 1: ( Điền vào chỗ trống) Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ………. …………………. hoàn chỉnh. Câu 2: Chơi chữ có tác dụng: A. có tính hình tượng, biểu cảm cao. B. tạo sắc thái dí dỏm, hài hước C. làm cho lời ăn, tiếng nói tự nhiên. D. cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 3 : Câu “Con cá đối bỏ trong cối đá” sử dụng lối chơi chữ: A. dùng từ đồng âm B. dùng cách điệp âm C. dùng lối nói trại âm D. dùng lối nói lái Câu 4: Trong câu “Hôm nay có nhiều thính giả đến xem đá bóng” từ gạch dưới dùng sai như thế nào? A. sử dụng từ không đúng chính tả B. sử dụng từ không đúng sắc thái biểu bảm C. sử dụng từ không đúng nghĩa D.sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp Câu 5: Trong thơ lục bát , các tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc là: A.1,3,5,7 B. 2,4,6,8 C. 2,4,5,7 D. 1,3,6,8 Câu 6: Bài thơ “Cảnh khuya” được Hồ Chí Minh làm theo thể thơ : A. thất ngôn tứ tuyệt B. ngũ ngôn tứ tuyệt C . lục bát D. tự do Câu 7: Cả hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đều miêu tả cảnh: A. trăng rừng B. trăng trên sông nước. C. trăng ở chiến khu Việt Bắc D. trăng rằm tháng giêng Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là: A. so sánh B. điệp ngữ C. nhân hóa D. ẩn dụ Câu 9: Tùy bút khác bút kí, kí sự ở chỗ: miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. A. đúng B. sai Câu 10: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là: A. biểu cảm B. tự sự C. miêu tả D. bình luận Câu 11: Tác giả văn bản “ Mùa xuân của tôi” là: A. Thạch Lam B. Minh Hương C. Vũ Bằng C. Lí Lan Câu 12: Trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, chi tiết “ cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại , lại nức một mùi hương man mác” thể hiện sự tinh tế của tác giả khi phát hiện và miêu tả sự thay đổi , chuyển biến của cảnh vật : A. sau ngày rằm tháng hai B. sau ngày rằm tháng chạp C. sau tiết Thanh Minh D. sau ngày rằm tháng giêng ……………………………………………………………………………………………………… II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm – Thời gian: 70 phút Câu 1: (2 điểm)
- a) Điệp ngữ là gì, tác dụng của điệp ngữ ? Nêu các dạng điệp ngữ ? b) Xác định điệp ngữ trong câu sau và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ nào? “ Lạy trời , đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” ( Khánh Hoài) Câu 2: (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh . (Hết) ĐÁP ÁN ĐỀ THI HKI – MÔN NGỮ VĂN 7 – NĂM HỌC: 2011, 2012 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀ C D A B D B B một C C A D I ý nghĩa ĐỀ một B D C B A C B B A C D II ý nghĩa II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: (2 điểm) a) Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ : Khi nói hoặc viết , người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. (0,5đ -> HS chỉ đạt điểm tối đa khi trình bày đầy đủ, rõ ràng 2 ý trên và ít sai lỗi) Các 3 dạng điệp ngữ : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng) (0,5đ -> nếu trả lời sai hoặc thiếu một dạng thì trừ 0,25đ ; sai hoặc thiếu 2 dạng thì không cho điểm) b) Xác định điệp ngữ : “ Lạy trời , đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” (0,5đ) => Đây là điệp ngữ vòng. (0,5đ) Câu 2: * Yêu cầu: @ Hình thức: - Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi. - Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm, xác định đúng đối tượng để biểu cảm - Vận dụng được các yếu tố tự sự, miêu tả và các phương pháp lập ý (quan sát, suy ngẫm, liên hệ tương lai,...) vào văn bản biểu cảm. @ Nội dung : a. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em (0,5 điểm) b.Thân bài: (4đ) - Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi ra. - Cảnh trăng xuân tuyệt đẹp trên sông nước ở chiến khu Việt Bắc - Tinh thần yêu nước , phong thái ung dung lạc quan của tác giả. c.Kết bài: - Tình cảm của em đối với bài thơ ( 0,5 điểm)
- PHÒNG GD & ĐT DIÊN KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2011 - 2012 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (ĐỀ I) I.Phần trắc nghiệm (3đ – Thời gian: 20 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nói giảm nói tránh là hai biện pháp tu từ. A. đúng B.sai Câu 2: Câu “ Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”sử dụng cách nói giảm nói tránh : A. nói vòng. B. dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa. C. nói tỉnh lược. D. dùng từ ngữ đồng nghĩa. Câu 3: Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu: A. lời dẫn trực tiếp B. tên tác phẩm C. phần chú thích D. từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt Câu 4 : Dấu ngoặc kép trong câu nào sau đây được dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp? A. “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân. B. Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”. C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, … ra đời. D. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Câu 5: Câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá là: A. thét ra lửa B. da mồi tóc sương C. sinh cơ lập nghiệp D. ngày lành tháng tốt Câu 6 : Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất lần đầu tiên vào năm : A. 1999 B. 2000 C. 2001 D. 2002 Câu 7 : Trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, tác giả đã so sánh : “Ôn dịch thuốc lá đe doạ tính mạng và sức khoẻ loài người còn nặng hơn cả……” A. sốt rét B. bệnh phong C. AIDS D. bệnh lao Câu 8: “Ôn dịch, thuốc lá” là một văn bản nhật dụng có kết hợp phương thức nghị luận với: A. miêu tả B. tự sự C. thuyết minh D. biểu cảm Câu 9: Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là: A. đẩy mạnh giáo dục B. phát triển kinh tế C. ổn định việc làm D. giảm tỉ lệ tử vong Câu 10: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”của Phan Châu Trinh được viết theo thể thơ: A. thất ngôn tứ tuyệt B.thất ngôn bát cú C.ngũ ngôn tứ tuyệt D.lục bát. Câu 11 : Trong bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn», câu thơ : « Mưa nắng càng bền dạ sắc son » thể hiện vẻ đẹp nào ở người chí sĩ cách mạng ? A. hành động phi thường, tầm vóc lớn lao B. niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắc son C. khí phách hiên ngang , lẫm liệt D. cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 12: Văn bản thuyết minh có tính chất: A. chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc B. mang tính thời sự nóng bỏng C. uyên bác, chọn lọc D. tri thức chính xác, khách quan, hữu ích. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. II. Tự luận: (7đ – Thời gian: 70 phút) Câu 1: (2đ) a) Thế nào là câu ghép? b) Phân tích cấu tạo của câu ghép sau, chỉ ra cách nối các vế câu và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? 1
- “ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.” (Phạm Văn Đồng) Câu 2: (5đ) “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Năm học :2011-2012) Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (ĐỀ II) I.Phần trắc nghiệm (3đ – Thời gian: 20 phút) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất lần đầu tiên vào năm : A. 2002 B. 2001 C. 2000 D. 1999 Câu 2 : Trong văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”, tác giả đã so sánh : “Ôn dịch thuốc lá đe doạ tính mạng và sức khoẻ loài người còn nặng hơn cả……” A. sốt rét B. bệnh phong C. bệnh lao D. AIDS Câu 3: “Ôn dịch, thuốc lá” là một văn bản nhật dụng có kết hợp phương thức nghị luận với: A. miêu tả B. thuyết minh C. tự sự D. biểu cảm Câu 4: Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là: A . ổn định việc làm B. phát triển kinh tế C. đẩy mạnh giáo dục D. giảm tỉ lệ tử vong Câu 5: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”của Phan Châu Trinh được viết theo thể thơ: A. thất ngôn bát cú B. thất ngôn tứ tuyệt C.ngũ ngôn tứ tuyệt D.lục bát. Câu 6 : Trong bài thơ « Đập đá ở Côn Lôn», câu thơ : « Mưa nắng càng bền dạ sắc son » thể hiện vẻ đẹp nào ở người chí sĩ cách mạng ? A. hành động phi thường, tầm vóc lớn lao B. khí phách hiên ngang , lẫm liệt C. niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắc son D. cả 3 ý A, B, C đều đúng. Câu 7: Văn bản thuyết minh có tính chất: A. chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc B. tri thức chính xác, khách quan, hữu ích. C. uyên bác, chọn lọc D. mang tính thời sự nóng bỏng Câu 8: Nói giảm nói tránh là hai biện pháp tu từ. A. sai B. đúng Câu 9: Câu “ Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”sử dụng cách nói giảm nói tránh : A. dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa. B. nói vòng. C. dùng từ ngữ đồng nghĩa. D. nói tỉnh lược. Câu 10: Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu: A. lời dẫn trực tiếp B. tên tác phẩm C. từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt D. phần chú thích Câu 11 : Dấu ngoặc kép trong câu nào sau đây được dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp? A. “Lão Hạc” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân. B. Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”. C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”, … ra đời. D. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Câu 12: Câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá là: A. da mồi tóc sương B. thét ra lửa C. sinh cơ lập nghiệp D. ngày lành tháng tốt ……………………………………………………………………………………………………………………………………. II. Tự luận: (7đ – Thời gian: 70 phút) Câu 1: (2đ) a) Thế nào là câu ghép? b) Phân tích cấu tạo của câu ghép sau, chỉ ra cách nối các vế câu và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? 2
- “ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.” (Phạm Văn Đồng) Câu 2: (5đ) “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM (Đề KT HK I - L8) I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (3đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề I B D C D A B C C A B B D Đề II C D B C A C B A C D D B II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu1: a) HS nêu được đặc điểm của câu ghép (1đ). Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. b) Phân tích được cấu tạo của câu ghép (0,5đ); chỉ ra cách nối các vế câu (0,25đ) và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép(0,25đ) “ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta / đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp.” C1 V1 C2 V2 + Cách nối các vế câu: cặp quan hệ từ “ Có lẽ … bởi vì…” + Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép : quan hệ nguyên nhân. Câu 2: (5đ) *Yêu cầu: @.Về kĩ năng - Xác định đúng kiểu bài: thuyết minh - Xác định đúng đối tượng thuyết minh: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Biết cách viết bài văn có bố cục ba phần; sử dụng phương pháp thuyết minh hợp lí; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. @ Về kiến thức: Dàn bài: a.MB: (0,5đ) Nêu định nghĩa chung về thể thơ b.TB: (4đ) - Thuyết minh luật thơ: + Số câu, số chữ + Luật bằng, trắc + Gieo vần + Ngắt nhịp + Bố cục - Nhận xét về ưu, nhược điểm của thể thơ c.KB: (0,5đ) Đánh giá vị trí của thể thơ 3
- 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Nguyễn Đức Cảnh
1 p | 140 | 7
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh
1 p | 67 | 6
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh - Mã đề 603
3 p | 99 | 4
-
Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn
2 p | 120 | 3
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn
3 p | 64 | 3
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh
1 p | 57 | 3
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Nguyễn Đức Cảnh
2 p | 27 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh - Mã đề 604
3 p | 70 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh - Mã đề 602
3 p | 65 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Toán lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn
3 p | 55 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn
2 p | 43 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh - Mã đề 601
3 p | 67 | 2
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Lịch sử lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh
1 p | 40 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh
1 p | 34 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh
1 p | 40 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Âu Lạc
6 p | 42 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Sinh lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn
3 p | 36 | 1
-
Đề kiểm tra HK 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Cao Lãnh
1 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn